Để "tích hợp" những không gian chức năng với nhau một cách hợp lý, gia chủ có thể gộp không gian bếp với phòng khách.
Khái niệm không gian mở trong các căn hộ nhỏ và nhà chung cư ngày càng được ứng dụng rộng rãi, bởi nó là lựa chọn hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí và diện tích.
Không gian mở mang đến phong cách thiết kế nội thất mới, khác hẳn so với khái niệm chia phòng điển hình theo từng chức năng. Chính sự ngăn cách đã khiến không gian bị chia nhỏ và vụn vặt hơn. Tuy nhiên, thiết kế không gian mở không hề đơn giản và không phải phòng chức năng nào cũng có thể kết hợp để tạo thành một không gian rộng lớn hoàn hảo, ngoại trừ bếp, phòng khách, phòng sinh hoạt chung và khu vực ăn uống.
Hệ thống thông thoáng
Máy hút khói và hệ thống cửa sổ thông thoáng
Lưu ý đầu tiên khi kết hợp hai không gian này với nhau, chủ nhà phải đặc biệt để tâm tới hệ thống khử mùi để giữ cho căn phòng luôn được sạch sẽ và trong lành.
Với những loại bếp tích hợp chức năng thế này, hệ thống thoát nước của bồn rửa, máy hút khói khử mùi và hệ thống cửa sổ rất cần được chú trọng do sự luẩn quẩn của mùi thức ăn, dầu mỡ sẽ khiến người sinh hoạt trong đó cảm thấy khó chịu.
Phân chia “ảo” nhờ màu sơn tường
Phân chia khu vực nhờ màu sơn tường
Thứ hai, cần chú ý đến màu sơn tường nhằm phân định khu vực mặc dù vẫn nằm trong một khối không gian lớn. Vì vậy màu sơn nên được lựa chọn cẩn thận và cũng không nhất thiết phải chọn màu quá khác biệt mà nên chọn cùng tông để có sự bổ sung cho nhau tạo thành một thể thống nhất.
Sơn cùng tông màu để bổ sung cho nhau
Nếu có sự “đối chọi” về màu sắc, vô hình chung chúng lại là công cụ cắt nhỏ không gian của bạn. Hoặc cũng có thể sử dụng một màu cho toàn bộ căn phòng rồi trang trí bằng các hoa tiết cho từng khu vực bằng sơn phun hay tranh ảnh phù hợp
Đồng bộ nội thất
Đồng màu, đồng chất liệu hoặc theo cùng một phong cách
Mặc dù có sự phân chia “ảo” giữa khu vực bếp núc hay ăn uống với phòng khách song các nội thất kê bên trong cần được đồng bộ. Như vậy sẽ không tạo cảm giác không gian bị vụn vặt.
Chẳng hạn như một bộ bàn ghế salon hiện đại với bàn khung kính sẽ không thể phù hợp với một bàn ăn gỗ sồi truyền thống, nó sẽ “cắt đứt” sự liền mạch của căn phòng. Vậy nên, hãy chọn cùng một loại chất liệu, tốt nhất là gỗ, với phong cách chế tác cơ bản dễ dàng mang lại cho bạn những đồ thội thất có kiểu dáng phong phú.
Sử dụng đèn chiếu sáng cho từng khu vực
Mỗi khu vực chức năng một loại đèn
Mỗi khu vực trong phòng lớn cần sử dụng một loại đèn chiếu sáng riêng biệt để xác định không gian và phân tách chức năng.
Với khu vực sinh hoạt chung, bạn có thể treo một chùm đèn thật đẹp, thật điệu nhưng cũng phải hợp với phong cách thiết kế nhà mình là hiện đại hay cổ điển. Tại khu vực ăn uống, chỉ cần những ngọn đèn nhỏ, đủ chiếu sáng tập trung vào bàn ăn bởi khu vực này vẫn tận dụng được ánh sáng từ các không gian lân cận.
Còn khu bếp núc sẽ sử dụng những bóng chiếu sáng đơn giản như đèn mắt trâu cho ánh sáng tập trung bên dưới trần hay dưới tủ bếp và trên bếp nấu.
Các loại phụ kiện
Phụ kiện trang trí đồng bộ để không tạo điểm nhấn chia lẻ phòng
Một số loại bình hoa, phù điêu…cũng nên được sử dụng như vật trang trí, là sự gắn kết giữa các khu vực chức năng. Tuy nhiên những phụ kiện này cũng nên được đồng bộ như một chậu hoa gốm ở khu sinh hoạt chung thì trên bàn bar trong bếp cũng là những giỏ treo hoa làm bằng gốm nung.
Bạn tham khảo thêm một số mẫu phòng khách liền bếp đẹp
Sử dụng giấy dán tường để kết nối không gian
Lấy màu trắng làm chủ đạo, căn phòng được sử dụng thêm hai gam màu nhấn là đỏ sậm và đen tuyền cho bàn tiếp khách và tường nơi nấu ăn.
Cách sử dụng màu sắc tương phản giúp căn phòng này nổi bật hơn
Cách kết hợp đơn giản nhưng lại có logic của phòng khách và bếp ăn.
Gam màu xám tạo nên sự liền mạch giữa hai chức năng khác nhau trong cùng một không gian
Sử dụng thảm trải sàn làm điểm nhấn trên cho toàn bộ căn phòng
Màu kem giúp không gian rộng và mát hơn.
(St)
Phong thủy cho phòng khách
Trang trí phòng khách nhỏ
Cách bố trí phòng khách sang trọng, độc đáo
Trang trí tường phòng khách
Gam màu cho phòng khách tuyệt đẹp
Trang trí trần nhà phòng khách