Nguyên nhân:
Trẻ
em hay bị lở miệng theo nhiều dạng, dạng nào cũng làm cho trẻ đau, mặc dù đa số
lở miệng là vô hại. Các vết lở miệng áptơ thường nhỏ, trắng tươi và xuất hiện
trên lưỡi, trên lợi hay lớp niêm mạc trong miệng. Những vết lở miệng có thể làm
đau đến độ trẻ sẽ ngại ăn. Các vết lở này đôi khi gắn liền với tình trạng căng
thẳng và có thể phát ra hàng loạt trong một thời kỳ đặc biệt, chẳng hạn có điều
lo âu lúc tựu trường. Lở miệng do chấn thương thì vết lớn hơn, và thường khởi đầu
là một mảng đau trong má, có thể là sau tổn thương do răng cắn phải má hoặc do
cọ xát vào một cái răng xù xì. Vết lở lớn thành một vết lõm màu vàng làm đau. Vết
lở liền da rất chậm và dù có chữa trị thế nào đi chăng nữa, cũng mất 10 - 14
ngày mới lành hắn. Những vết rộp trắng, làm đau ở vòm miệng, trên lợi răng và
bên trong má có thể là hậu quả của một bệnh nhiễm trùng nguyên phát do siêu vi trùng
mụn rộp. Những vết rộp trắng giống như tàu hũ có thể là dấu hiệu nhiễm nấm đẹn
(tưa).
Các
vết lở miệng hiếm khi nghiêm trọng, nhưng vì chúng làm trẻ đau nên có thể gây
trở ngại cho việc ăn uống của trẻ.
Nhận biết:
- Những vùng nhỏ niêm mạc nhô lên, trắng tươi, làm đau ở bất kỳ chỗ nào trên lưỡi, trên lợi hoặc lớp niêm mạc lót khoang miệng.
- Vùng đỏ rộng có khoảng giữa màu vàng, đặc biệt ở bên trong má.
- Những đốm trắng giống như rộp bên trong miệng, đôi khi kèm theo sốt.
- Trẻ biếng ăn vì đau miệng.
Những việc bạn nên làm:
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng để trẻ bớt phải nhai trong thời gian các vết lở còn làm cho trẻ đau. Hãy cho trẻ hút bằng một cái ống hút, nếu trẻ thích.
- Chớ cho trẻ ăn bất cứ thức ăn mặn hay chua nào. Thức ăn này sẽ làm cho trẻ đau thêm, có thể dẫn tới tổn thương lớp niêm mạc lót miệng và môi, và đôi khi dẫn tới lở loét.
(ST)