Bé bị đau mắt đỏ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bé bị đau mắt đỏ

18/04/2015 10:41 AM
1,207
Bệnh đau mắt đỏ thường phát thành dịch vào mùa mưa, đặc biệt là vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ như siêu vi, vi khuẩn, dị ứng…

Dấu hiệu đau mắt đỏ

Khi bị bệnh, trẻ thường có những dấu hiệu như chói mắt, chảy dịch ghèn và đỏ mắt. Nặng hơn thì phù mí, kết mạc và có phản ứng hột ở kết mạc mi dưới, có thể nổi hạch trước tai. Sáng ngủ dậy, khó mở mắt, hai mắt dính chặt do ghèn tiết ra nhiều.

Thời gian đầu, chỉ đỏ một mắt, hai đến ba ngày sau đỏ tiếp mắt thứ hai, thường thì nhẹ hơn mắt trước. Khi bị đau mắt đỏ, trẻ có thể kèm theo nóng sốt, đau họng, đau đầu…

Đau mắt đỏ không phải là bệnh nặng, có thể tự khỏi trong thời gian 10-15 ngày. Bệnh không làm giảm thị lực.

Không tự ý mua thuốc điều trị

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, một hay hai ngày đầu, phụ huynh có thể dùng nước mắt nhân tạo, kháng viêm, kháng sinh nhỏ vào mắt cho trẻ để giảm triệu chứng khó chịu, đồng thời giúp trẻ mau lành bệnh.

Đến ngày thứ ba, nếu bệnh không thuyên giảm, cần đưa trẻ đến bệnh viện. Bệnh đau mắt đỏ có những triệu chứng chung với những bệnh về mắt nên phải đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể trở nặng và dễ gây biến chứng…

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid (dexa) để nhỏ cho trẻ. Cũng không được đắp các loại lá lên mắt bệnh nhân vì rất dễ gây nhiễm trùng.

Phòng ngừa bệnh lây lan

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan, những nơi càng đông người (như trường học), nguy cơ lây lan càng cao.

Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp như nhìn vào mắt người bệnh; gián tiếp như dùng chung khăn, mềm, gối, tắm cùng hồ bơi với người bệnh.

Khi bị bệnh, trẻ thường có thói quen lấy tay dụi mắt, chùi mắt rồi chạm tay vào các đồ vật như đồ chơi, bàn ghế trong lớp học… Trẻ lành bệnh chạm tay vào những đồ vật này, sau đó đưa lên mắt là bị lây bệnh.

Vì vậy, cách tốt nhất để phòng bệnh là giữ gìn vệ sinh mắt, vệ sinh môi trường và rửa tay thường xuyên. Cần cách ly trẻ bị đau mắt đỏ với trẻ lành.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Bac si oi!con em moi dc 3 thang 18 ngay hai ngay nay em thay mat chau sung len,nhung lai khong bi do va co gi mat chay ra.e thay lo cho be lam nhung lai ko biet lam sao?xin bac si tu van cho em biet lieu em co nen dua be di kham o benh vien hay ko?be bi sung mat nhu the thi co phai bi dau mat do hay ko?em cam on bac si.
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Chào bạn! Mắt bé bị sưng có thể do bụi, nhiễm khuẩn hoặc bị viêm.để được tư vấn tốt nhất nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt nhé
khi bi dau mat do be co the dap nha dam khong
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
đừng vội vàng làm gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ nên đi khám luôn nhé
Pe bi dau mat chay mau o mat nhu vay co anh huong j ko
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
dưa bé đi khám bác sĩ ngay đi nhé
Thưa bác sĩ, con nhà em được 7 tháng tuổi rồi, cháu bị dau mắt được 4 ngày nay rồi, hôm nay nay e thay mắt cháu rỉ ra mau, liệu con em co sao không ạ, e lo lắm bác sĩ ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
ban nen cho be di khám ngay nha
Bạn đưa bé đi khám mau thôi. Đi khám mới biết trường hợp cụ thể và điều trị thế nào
be nha em duoc 3 tuan tuoi, be bi dau mat, mat be co nhieu gi mau vang, mat bi do,di kham bac si bao viem giac mac so sinh, bac si cho thuoc pred forte ve nho mat, vay ma em nho mai be cung ko khoi, di kham lai thi bsi bao ko sao cu ve nho thuoc, be bi dau mat lau qua ma em sot ruot ko biet pai lam ji cho be khoi mat, va mat be co lam sao ko? em can mot loi khuyen cua chuyen gia, cam on bac si nhieu!
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
ban lay sua me nho vao mat che be vai ngay la duoc
bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa, tức là các bác sĩ chuyên về mắt ấy
Nếu điều trị lâu mà không đỡ, bạn phải chuyển bé lên tuyến cao hơn để điều trị dứt điểm (tốt nhất là dùng thuốc theo chỉ dẫn của thày thuốc chuyên khoa mắt).Do da và kết mạc trẻ sơ sinh mỏng, nhạy cảm của, khi lau rửa vệ sinh mắt cho trẻ phải hết sức nhẹ nhàng, tránh gây sang chấn.
bé nhà em bị đau mắt đỏ mà bị nôi mang thịt ở đuôi mắt xin hỏi bác sĩ giờ phải làm sao đã đi khám tại viện mắt sài gòn
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Bạn đi khám bác sĩ hướng dẫn điều trị như thế nào? Bác sĩ điều trị trực tiếp là người rõ nhất và có những chỉ dẫn chính xác cho bạn
be nha em duoc 6thang ruoi roi.chau bi dau mat 2ngay hnay hom nay ri mat ra rat nhieu xin hoi bac si co thuoc nao chua khoi duoc khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
ban nho ncmuoi sinh li 0.9% vai ngay la khoi thoi
cho em hỏi? chau nha em khi mói sinh bị sặc ối BS chẩn đoán bại não phát triển chậm hơn so với trẻ khác, hiện tại cháu được 2 tuổi khoảng 2 tháng trở lại đây cháu thường xuyên dùng 2 tay của mình đấm hết sức vao mắt minh có núc sưng cả lên . tôi không biết cháu bị bệnh j nữa mong BS chỉ giup phương pháp khắc phuc. bình thường cháu không đấm cứ khi cháu đói hay cáu,ngái ngủ, ?
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
chị đưa bé đi khám bac sĩ ngay đi nhé.rất có thể mắt bé bị làm sao bé mới như thế.Chúc gia đình vui khỏe
Con e thuong xuyen ho e co di kham bac sy roi ma khong khoi e phai lam sao day.cu bin cua e hom nay dc sau thang toi rui
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Chào bạn! Thứ nhất là tại sao bé bị ho. Các trẻ nhỏ dưới 3 tuổi cơ thể còn đang phát triển, chức năng miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém, nhất là đường hô hấp dễ bị viêm nhiễm, khiến trẻ hay bị ho. Trung y cho rằng, trẻ nhỏ phổi và tỳ thường là yếu, bộ phận phổi còn non nớt, một khi tà khí thâm nhập cơ thể thông qua mồm và mũi thì trước tiên là ảnh hưởng đến phổi, nên dễ bị ho. Hai là bệnh khác nhau thì ho cũng khác nhau. Ho do bị cảm thì thường bị xổ mũi và ngạt mũi, nhưng không thở gấp, ban ngày ho nhiều hơn ban đêm. Ho do bị hen xuyễn thì thường thở gấp, đêm ho nhiều. Khi gặp phải những chất gây dị ứng hoặc không khí lạnh thì ho lại càng nặng và thừơng hắt xì hơi, mặt và mũi cảm thấy ngứa. Ba là ho gà thừơng có những triệu chứng như ho liên tục một cơn, sau khi ho thường có tiếng rít khi hít vào như tiếng gà gáy, kèm theo mặt bị phù và mẩn đỏ. Bốn là ho do bị viêm phổi thì thừơng có những triệu chứng như hơi ngắn và thở gấp hoặc khó thở, nếu bị nặng thì thấy hai cánh mũi phập phồng, môi tím lại và nhiều đờm. Năm là ho do viêm họng thì tiếng ho sâu và nặng, thừơng ho vào nửa đêm và bị khản tiếng. Sáu là ho do viêm họng mãn tính thì thường ho khan và có cảm giác như có gì vướng trong họng, mà chủ yếu là ho vào ban ngày. Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị cho trẻ ? Thứ nhất là phải bồi dưỡng cho bé có thói quen không kén ăn. Bình thừơng cho bé uống nhiều nước, nhất là trong thời gian bé bị ho, nếu như trong cơ thể thiếu nước, thì đờm trong họng sẽ đặc lại khó ho ra được. Chú ý ít ăn những thức ăn ngọt và đồ lạnh. Trung y cho rằng, ăn những đồ ngọt và lạnh sẽ càng nhiều đờm và càng nhiệt, là nguyên nhân dẫn đến bị ho. Hai là phải chú ý rèn luyện sức khỏe, bảo đảm cho không khí trong nhà được lưu thông, thường xuyên đưa bé ra hoạt động ở ngoài trời. Ba là trẻ nhỏ khó thích ứng với không khí bên ngoài, chức năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể cũng chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải tùy theo thời tiết mà mặc thêm quần áo cho bé. Máy điều hòa nhiệt độ không nên mở nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chệnh lệnh quá 5 độ C. Bốn là khi bé có đờm mà không khạc ra được, cha mẹ bế cho bé cúi đầu xuống đầu gối của mình, sau đó vỗ nhẹ sau lưng bé, để cho đờm ra. Khi bé bị ho chúng ta có thể tự chế thuốc cho bé uống, như : Nấu cháo gừng hành có thể chữa ho do bị phong hàn. Cách nấu: gạo 50 gam,gừng 5 lát, hành 5 cây và một thìa dấm, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, rồi ăn nóng. Canh trứng nấu với mật ong. Chủ yếu chữa ho lâu, ít đờm. Cách nấu: 300 ml nước đun sôi, sau đó đánh một quả trứng đổ vào nước sôi, rồi cho một thìa mật ong vào là được. Bách hợp nấu chè đỗ xanh. Thích hợp cho những người phổi yếu, ho lâu không khỏi. Cách nấu: Bách hợp 50 gam, đỗ xanh 30 gam. Đỗ xanh ninh sắp nhừ cho bách hợp vào, nấu cho đến khi đỗ nhừ, cho một ít mật ong vào là được. Xuyên bối mẫu nấu với lê. Thích hợp cho những người bị ho và nhiều đờm. Cách nấu: một quả lê, bột Xuyên bối mẫu 3 gam, đường phèn 15 gam. Lê gọt bỏ vỏ, nấu với Xuyên bối mẫu và đường phèn khoảng nửa tiếng là được. Uống nước và ăn lê. Vừng nấu với bột quả óc chó. Thích hợp cho những người bị ho do phổi yếu, ít đờm. Cách nấu: Vừng 15 gam, bột óc chó 15 gam, đường phèn 12 gam. Vừng và quả óc chó rang thơm, rồi nghiền thành bột, cho đừơng phèn pha nước sôi rồi uống. CHúc hai mẹ con khỏe,
Cho tôi hoi be´ nha tôi được 10thang mấy ngày hôm nay mắt của be´ co rất nhiều ghèn như vậy co phải be´ bị đau mắt hay không?
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Tất nhiên là bị đau mắt thì mới có nhiều ghèn như vậy. Chị chú ý giữ vệ sinh mắt cho bé bằng thuốc nhỏ mắt, nếu bé bị đau mắt quá nặng nên cho bé đi khám nhé!
bé nhà e sau khi thông tuyến lệ về được 2 , 3 ngày thì bị đau mắt đỏ có ghèn mắt dính mắt không mở ra được, bé nhà e được 7 tháng tuổi bé có dùng được thuốc gì không
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Bạn nên cho bé tái khám tại bệnh viện nơi đã thông tuyến lệ xem có phải do việc thông gặp rắc rối hay không. Nếu là đau mắt đỏ thông thường bác sĩ cũng sẽ kê đơn cụ thể cho bé hơn. Chúc bé mau khỏe!
Bé nhà mình được 8 tháng 20 ngày bị đau mắt nhẹ. Cho đi khám nhỏ thuốc gentamycin bác sỹ cho khi ngủ dậy mắt bé bị sưng híp cả mắt. Mình không biết tại sao?
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Bạn nên theo dõi thêm, có thể do đau mắt nên khi ngủ dậy mắt bé sưng. Nếu tình trạng không được cải thiện mà vẫn sưng sau 1 ngày thì nên cho bé tái khám và đổi thuốc nhé, Chúc bé mau khỏe!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý