Người mẹ và thai nhi
Đầu thai nhi đã hướng xuống đến khoang chậu, thai nhi giảm thiểu các hạt động của mình nhưng phần đầu gối và khuỷu tay thì vẫn thường xuyên hoạt động. Thai nhi đã có khả năng tự sinh tồn bên ngoài cơ thể người mẹ.
Dinh dưỡng và bảo vệ sức khoẻ
Vấn đề sinh nở sẽ gây áp lực nặng nề hơn đối với tâm sinh lý của các thai phụ, gánh nặng đối với toàn bộ hệ thống cơ quan trên cơ thể sẽ đều tăng lên trong quá trình sinh con nhất là sự tăng cường phụ tải lên tim và sự biến đổi về huyết áp ở giai đoạn đầu tiên của quá trình sinh nở ( bắt đầu từ lúc có cơn co thắt theo qui luật cho đến khi cửa tử cung mở hoàn toàn), cứ mỗi khi tử cung co thắt thì huyết áp lại có thể tăng lên từ 5 đến 10 mm Hg, trong thời gian nghỉ cách giữa hai lần co thắt thì huyết áp lại khôi phục trạng thái cũ. Trong giai đoạn thứ hai của quá trình sinh nở (bắt đầu từ lúc cửa tử cung mở hoàn toàn cho đến khi thai nhi lọt lòng ra bên ngoài) thì ngoài tử cung co thắt ra, các cơ ở bụng co thắt cũng làm cho trở lực vùng xung quanh càng tăng lên thêm. Đồng thời khi sản phụ dùng lực để rặn thì sức ép tuần hoàn phổi cũng như áp lực tĩnh mạch tim càng thấy rõ hơn, có lúc thậm chí huyết áp có thể tăng lên 25 đến 30 mm Hg, đến giai đoạn giữa hai cơn co thắt và rặn đẻ huyết áp cũng theo đó mà hạ xuống, nhưng vẫn hơi cao so với trước lúc sinh. ở giai đoạn thứ 3 của quá trình sinh nở ( từ sau khi thai nhi lọt lòng rồi cho đến lúc bánh nhau thai xổ ra) tử cung đột ngột thu nhỏ lại, bánh nhau thai ngừng tuần hoàn máu, áp suất bên trong bụng giảm xuống, huyết áp giảm thấp cho đến khi trở lại trạng thái bình thường hoặc là có thể thấp hơn một chút so với ban đầu.
Ngoài ra trong quá trình sinh nở, lực co bóp tiêu hoá của dạ dày và đại tràng cũng như lực hô hấp đều yếu đi, trong giai đoạn sinh nở thứ nhất thì có thể có nôn oẹ mang tính phản xạ. Khi cuộc sinh nở kéo dài thì có thể xuất hiện hiện tượng trướng khí trong ruột.
Bàn về dưỡng thai
Trong những ngày ở giai đoạn cuối cùng của thai kỳ thì thai phụ nên dạy cho thai nhi một số những việc mà sau khi được sinh ra thai nhi nên làm. Ví như bạn có thể kể cho thai nhi nghe về vạn vật trong thế giới rộng lớn mà khi sinh ra nó được nhìn thấy. Sau đó hãy nói cho thai nhi rằng bố mẹ sẽ yêu thương con, che chở cho con, sẽ đem lại cho con sự an toàn. Hãy đem đến cho thai nhi niềm tin, dạy cho thai nhi sinh ra một cách vui vẻ điều này cũng tăng cường lòng tin cho bản thân thai phụ về chuyện sinh nở củng cố thêm tâm lý vui vẻ khi sinh con.
Phương pháp dưỡng thai
Các thai phụ tập thể dục và tiến hành thực hiện các bài tập phù hợp sẽ không chỉ có lợi cho việc giữ cho thai phụ một cơ thể kho�� mạnh, khiến cho bản thân thai phụ thấy thoải mái dễ chịu và vui vẻ, đồng thời còn có lợi cho việc sinh nở, quan trọng hơn đó là khiến cho cơ thể thai nhi đạt được sự phát triển một cách tốt nhất. Các hình thức rèn luyện thể thao vô cùng phong phú và đa dạng, thai phụ có thể căn cứ điều kiện hoàn cảnh và hiện trạng sức khoẻ của bản thân tự chọn lấy những loại hình thể thao phù hợp để tiến hành luyện tập.
Chuyên gia dưỡng thai
Cảm giác lo lắng không thống nhất ở tâm tư lo sợ thông thường là một loại trở ngại tâm lí, khiến cho con người bị rơi vào trong trạng thái luôn luôn cảm thấy một cách mơ hồ rằng những việc không may nào đó sẽ xảy ra và vì thế mà thấy bất an.
Tâm trạng sợ hãi lo lắng bình thường của một con người thường sẽ do những đối tượng có thật và những nguyên nhân cụ thể nhất định nào đó mang lại, nhưng cảm giác lo lắng bất an của một con người thì thường là không lí giải được một cách cụ thể và nguyên nhân gây ra sự lo lắng là gì.
Cảm giác lo lắng trở thành một loại phản ứng tâm lý mạnh mẽ, nó sẽ dẫn tới một loạt các thay đổi về tâm sinh lí mang tính phản ứng một cách mãnh liệt. Vùng não bộ dưới nơi khống chế sự thay đổi về tâm trạng hoạt động với cường độ quá lớn mà sẽ sinh ra ức chế đối với hoạt động tâm lí cao cấp của lớp vỏ đại não. Do đó cảm giác lo lắng cực độ khiến cho hoạt động lí trí của con người như nhận thức, lý tính phán đoán và suy luận... sinh ra những trở ngại nhất định mà biểu hiện ra bằng những hành vi phi lí tính và những phản ứng sai lầm lặp đi lặp lại. Đồng thời lo lắng trở thành một dạng phản ứng tâm lí tồn tại lâu dài và còn khiến cho trạng thái căng thẳng khẩn trương về sinh lí và tâm lí...
Một phút thư giãn
Ba phạm nhân đứng trước một cai ngục bị lác mắt. Cai ngục trợn mắt nhìn phạm nhân A hỏi: “Mày tên gì?" Phạm nhân B liền nói: "Dạ tôi tên B.” Cai ngục hét lên với B: "Tao không hỏi mày." Phạm nhân C sợ quá vội nói: "Tôi có nói gì đâu."