Khó thở không chỉ là dấu hiệu của đường thở bị cản trở, nó còn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nhiều bệnh nhân đã mô tả triệu chứng này bằng từ “khủng khiếp”. Khó thở là triệu chứng xuất hiện trong nhiều bệnh lý; cùng với ho nhiều về đêm người bệnh thường được hướng chẩn đoán mắc các bệnh hô hấp mãn tínhnghiêm trọng đặc biệt là hen phế quản.
Bệnh nhận có khó thở về đêm thường rất mệt mỏi
Khó thở là triệu chứng bất thường tại đường hô hấp, do cản trở lưu thông không khí trong đường thở. Đôi khi, đây là một trong những triệu chứng hoàn toàn chủ quan do bệnh nhân mô tả với bác sĩ. Khó thở thường gặp trong các bệnh lý đường hô hấp nhưng nó cũng là triệu chứng báo hiệu các bệnh về tim, tổn thương hệ thần kinh, các rối loạn chuyển hóa…
Khó thở được chia làm hai loại là khó thở cấp và khó thở mãn. Khi những cơn khó thở cấp xảy đến, bệnh nhân đột ngột khó thở dữ dội, nếu không có xử trí kịp thời, nhanh chóng, nguy cơ tử vong rất cao. Với khó thở mãn tính, biểu hiện khó thở nặng dần lên theo thời gian là báo hiệu nhiều bệnh mãn tính nghiêm trọng. Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ cần có thêm thông tin về các triệu chứng kèm theo cùng các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Trong đó, ho nhiều đặc biệt ho nhiều về đêm cùng khó thở là hai triệu chứng quan trọng giúp bác sĩ hướng chẩn đoán liên quan đến các bệnh hô hấp mãn tính.
Khó thở mạn tính: khó thở thường nặng dần lên theo thời gian, gặp trong các bệnh như lao kê, bạch hầu thanh quản, tràn dịch màng phổi, khó thở trong suy tim, khó thở do ure huyết cao ở bệnh nhân suy thận, hoặc do toan máu ở bệnh nhân tiểu đường…
Ngoài ra, khó thở mãn tính kèm ho nhiều thường gặp trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phế quản mãn tính. Ngoài khó thở, ho nhiều thì đờm nhiều là một trong bộ ba triệu chứng đặc trưng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phế quản mãn giai đoạn nặng (còn gọi viêm phế quản mãn tính thể tắc nghẽn).
Khó thở cấp: xuất hiện đột ngột, thường gặp trong các bệnh như phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, dị vật đường thở… Khó thở cấp xuất hiện đặc trưng trong cơn hen phế quản.
Khó thở trong cơn hen thường xảy ra đột ngột ngột khi thở ra. Cơn hen là yếu tố rõ ràng nhất giúp bác sĩ chẩn đoán người bệnh mắc hen. Trước khi có khó thở, người bệnh thường có hắt hơi, ngứa mũi sau đó cảm thấy thiếu không khí, cố gắng tỳ tay vào thành giường, thành ghế, chống tay vào đùi, cúi thấp mình hơn để dễ thở. Cơn khó thở thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết, phổ biến vào sáng sớm, chiều tối và đêm, có khi do tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa hay lông súc vật hoặc khi gắng sức. Cơn khó thở ở bệnh nhân hen có tiền sử tái diễn nhiều lần. Sau cơn khó thở, bệnh nhân khạc đờm nhiều, đờm thường trắng đục hoặc xanh. Hen phế quản thường nặng hơn với tần suất cơn hen dầy lên theo thời gian; với hen ác tính, các triệu chứng bệnh rầm rộ, cơn hen (cơn khó thở) thường nặng nề, người bệnh có thể tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Trong điều trị triệu chứng khó thở, các bác sĩ Tây y thường giảm khó thở bằng việc chỉ định dùng các thuốc giãn phế quản Beta - adrenergic, tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này lại mang lại nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run nhẹ (đặc biệt đầu ngón tay), nhức đầu, mất ngủ … Một số bệnh nhân điều trị mà chỉ sử dụng duy nhất các thuốc giãn phế quản, khi tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có hiện tượng quen thuốc, xu hướng tăng liều; tác dụng phụ của thuốc từ đó tăng lên.