Ở vị trí này, chỏm đầu của bé hướng về phía trước, là tư thế thuận lợi và phổ biến nhất.
Mặt của bé hướng lên bụng của mẹ. Tư thế này, đầu bé khá khó khăn khi lọt xuống khung xương chậu của mẹ. Do đó, quá trình chuyển dạ không còn dễ dàng như vị trí ở trên. Nhiều bé có khả năng quay mặt trở xuống nếu đủ khoảng trống. Một số trường hợp, dùng kẹp forcep sẽ giúp bé quay đầu được. Người mẹ phải dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn để âm đạo rộng ra, giúp cuộc “vượt cạn” thành công.
Mông của bé chặn ở lối ra, trong khi mặt được che bởi hai chân vắt chéo vào nhau. Đây là một trong số những dạng phổ biến của ngôi thai ngược. Ngoài thủ thuật xoay ngôi thai thì người mẹ có thể bị chỉ định mổ đẻ trong trường hợp này.
Mặt của bé hướng lên phía trên tử cung mẹ, chân bắt chéo và chặn ở lối ra. Tương tự ngôi mông, bác sĩ có thể dùng thủ thuật xoay ngôi thai hoặc chỉ định mổ đẻ dành cho người mẹ.
Tư thế này, lưng của bé hướng xuống phía dưới, một bên bả vai có thể chạm ở “cửa ra”. Kiểu nằm này khá phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ và đến cuối thai kỳ, một số bé vẫn thích cách nằm này. Xoay ngôi thai và sinh mổ là hai cách ứng phó với ngôi thai kiểu đó.
Một bé hướng đầu xuống phía dưới, trong khi bé còn lại hướng chân (hoặc mông) xuống. Với kiểu nằm lộn đầu – lộn đuôi thế này, mổ đẻ là cách được bác sĩ chỉ định cho người mẹ.