Tác dụng chữa bệnh của quả mãng cầu: kháng khuẩn trị vết thương

seminoon seminoon @seminoon

Tác dụng chữa bệnh của quả mãng cầu: kháng khuẩn trị vết thương

02/07/2015 12:00 AM
551

Mãng cầu xiêm thích hợp với khí hậu vùng nhiệt đới. Nó không chỉ thơm ngon về khẩu vị mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể.

Trong mãng cầu xiêm chứa nhiều carbohydrate, đặc biệt là đường fructose, vitamin C, B1 và B2. Nó lại chứa ít calorie, chất béo và không chứa cholesterol.

Trong 100g mãng cầu xiêm gồm có 66 calorie; 3,3g chất xơ ăn kiêng; 14mg calci; 278mg kali; 20,6g vitamin C, 1g protein, 0,64mg sắt; 278mg phosphor; 29,6 acid ascorbic và 16,8g carbohydrate. Các bộ phận của mãng cầu xiêm như lá, rễ, hạt, cuống, vỏ, nạc… đều có tác dụng cao trong việc điều trị bệnh.

Tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm tấy, điều trị vết thương

Chiết xuất từ vỏ cây, cuống, lá và rễ của cây mãng cầu xiêm có công dụng kháng khuẩn gây mầm bệnh và nấm gây bệnh. Rễ cây mãng cầu xiêm được dùng làm thuốc giải độc. Nước sắc cô đặc từ lá mãng cầu xiêm được dùng làm thuốc giải độc. Nước sắc cô đặc từ lá mãng cầu xiêm giúp ngừa viêm tấy rất hữu hiệu.

Phần nạc dùng làm thuốc đắp lên vết thương giúp mau lành trong khoảng ba ngày. Nước giải khát từ mãng cầu có tác dụng tăng sức đề kháng.

Đề phòng cao huyết áp

Lá mãng cầu xiêm được dùng để uống như trà giúp ngừa huyết áp, rối loạn bao tử và trị sốt. Nó cũng rất công hiệu để trị bệnh chấy rận cho tóc và làm sạch sàn nhà.

Điều trị phát ban

Lấy phần nhựa của lá còn non thoa lên chỗ da bị phát ban sẽ lành ngay.

Giúp da liền sẹo

Nhai lá có cả nước miếng dùng để đắp lên vết thương bị lồi thịt lên sau khi mổ xong sẽ giúp lành sẹo.

Chữa trị đau nhức các

khớp Nghiến nát á đắp lên chỗ khớp bị đau nhức sẽ thấy hiệu quả rất rõ rệt.

Ngừa giun sán

Hạt mãng cầu xiêm nghiền nát để uống giúp trị giun, sán, ký sinh trùng sống bám trong ruột. Rễ cây cũng có tác dụng tương tự.

Đẩy lùi bệnh hen suyễn

Vỏ cây không chỉ giúp ngừa bệnh hen suyễn mà còn giúp an thần, ngừa bệnh cúm, suy nhược và bổ thần kinh.

Trị bệnh về thần kinh, mất ngủ

Loại trà chế biến từ lá mãng cầu xiêm được dùng như bài thuốc làm dịu thần kinh khi bị căng thẳng, đem lại giấc ngủ ngon. Bài thuốc này còn giúp trị cảm cúm và sốt.

Người xưa thường dùng nạc và lá mãng cầu xiêm như phương thuốc gia truyền giúp an thần. Ngoài ra, người Hamaica, Haiti và Ấn Độ thường dùng vỏ và lá cây này để làm thuốc chữa chứng co thắt, thuốc giảm đau rất công hiệu.

Chữa bệnh tiêu chảy, nôn mửa

Hoa mãng cầu xiêm làm giảm chứng tiêu chảy mạn tính. Ngược lại, hạt có tác dụng chống nôn nên ngừa bệnh nôn mửa rất tốt.

Bồi dưỡng sức khỏe

Thành phần vitamin B và C của nạc mãng cầu xiêm dùng để chế biến món kem và nước ép rất tốt cho cơ thể.

Chữa bệnh đường niệu, sỏi thận

Nước ép mãng cầu xiêm có tác dụng trị bệnh về đường tiết niệu, tiểu ra máu và bệnh đau gan. Đặc biệt với bệnh phong, nước ép giúp bệnh mau lành hơn. Nước sắc từ rễ hoặc lá còn non giúp trị bệnh sỏi thận cũng như bệnh ho, tiêu chảy, sốt, ăn uống khó tiêu và bệnh kiết lỵ.

Chữa bệnh chàm

Lá mãng cầu xiêm được sùng như bài thuốc làm giảm bệnh chàm trên da.

Chống đái dầm

Phần lõi trái mãng cầu xiêm là món ăn tốt cho tẻ bị yếu bàng quang cũng như giúp ngừa tật đái dầm thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Lưu ý khi ăn: Việc ăn nhiều mãng cầu xiêm nhiều năm hoặc nhiều tháng liên tục có nguy cơ hình thành bệnh Parkinson. Tốt nhất nên ăn có chừng mực và cách khoảng trong một thời gian.

Tác Dụng Của Mãng Cầu Với Sức Khỏe

Có hai loại mãng cầu là mãng cầu xiêm, và mãng cầu dai (miền bắc gọi là na). Không chỉ là một loại trái cây ngon mà còn rất nhiều công dụng khác cho sức khỏe.

Mãng cầu xiêm

Dùng mãng cầu xiêm làm các loại sinh tố, kem có tác dụng giải khát rất tốt.

Mãng cầu xiêm khi chín, thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt chua, có tác dụng giải khát, bổ mát và chống hoại huyết. Nhất là khi được làm thành sinh tố, kem…

- Bột quả xanh có thể làm vết thương nhanh ăn da non; phơi khô rồi tán bột dùng chữa kiết lỵ và sốt rét.

- Lá mãng cầu xiêm non nấu hãm uống buổi tối để làm dịu thần kinh vào những ngày nắng nóng. Tại nhiều nơi người ta dùng nước sắc lá mãng cầu để chữa tiêu chảy, ăn khó tiêu, làm trẻ em hạ sốt hoặc giã lá mãng cầu thành bột nhão đắp chữa vết chàm bội nhiễm. Ngoài ra, lá cây còn được dùng để chữa sốt rét và ngăn cơn tái phát (lấy 10 - 15 lá mãng cầu xiêm, giã vắt lấy nước cốt uống một lần, ngày uống 4 lần).

- Rễ cây mãng cầu có công dụng như thuốc tẩy giun, vỏ rễ cây cũng được dùng làm thuốc giải độc. Hạt mãng cầu xiêm cũng có chất độc như hạt na được dùng làm thuốc sát trùng. Mãng cầu dai (quả na)

-Mãng câu dai, hay còn gọi là trái na 

Bột trái mãng cầu xanh có tác dụng làm se mặt vết thương, nước sắc trái xanh chữa bệnh lỵ, nước ép của trái chín được xem như một phương thuốc lợi tiểu, giúp chữa bệnh huyết niệu,…

- Tại Hà Lan, người dân lấy lá mãng cầu cho vào bao gối, hoặc khăn trải giường để hy vọng có một giấc ngủ ngon.

- Nhai lá mãng cầu đắp lên vết thương hở hoặc vết mổ làm mất vết sẹo lồi. Lá mãng cầu giã thành bột nhão làm thuốc đắp chữa vết chàm bội nhiễm, thấp khớp. Nhựa lá mãng cầu non có tác dụng kích thích nhanh lên da non.

- Trong mãng cầu dai có chứa nhiều đường, Canxi, Photpho, rất giàu các loại vitamin. Về mặt hương vị và về cả giá trị dinh dưỡng, mãng cầu dai xứng đáng được xếp vào loại trái cây nhiệt đới có giá trị.

Theo các kết quả nghiên cứu, nước ép mãng cầu xiêm có thể tầm soát và tiêu diệt có chọn lọc các tế bào ác tính.

Nhưng tại sao đến bây giờ chúng ta mới biết về tác dụng “phép lạ” của mãng cầu xiêm trong phòng chống ung thư? Và đã có bao nhiêu người thiệt mạng oan uổng khi công cụ chống ung thư hiệu quả này bị các công ty dược che giấu?

Mãng cầu xiêm thuộc giống cây thân thấp có tên là Graviola ở Brazil , guanabana trong tiếng tây Ban Nha và Soursop trong tiếng Anh. Quả lớn ngọt, có nhiều hột tách ăn dễ dàng và làm nước ép có mùi vị rất ngon.

Graviola là sản phẩm tự nhiên nên theo luật liên bang Mỹ không cần có bằng sáng chế. Như thế, làm sao nó có thể mang lại lợi nhuận nếu các con cá mập dược phẩm công bố khả năng trị liệu “phép lạ” của mãng cầu xiêm ra thị trường?

Họ chờ cho đến khi chiết xuất được dưỡng chất chống ung thư của Graviola và bào chế được loại thuốc chống ung thư bằng thành phần nhân tạo từ chất này, xin bằng sáng chế và thu lợi.

Tiếc thay khả năng chống ung thư của mãng cầu xiêm có ngay trong cây, qủa mà không cần phải chiết xuất gì cả. Vì vậy để bảo vệ khả năng thu lợi của các loại thuốc chống ung thư có sẵn, cách hay nhất là ém đi những nghiên cứu mang tính “cứu mạng” của mãng cầu xiêm, không công bố nó cho dân chúng..

May mắn, có một nhà khoa học bị lương tâm cắn rứt đã làm lộ câu chuyện về “trái cây phép lạ” cho những người có trọng trách trong y tế Mỹ. Khi viện Khoa học Y tế Mỹ nghe tin này, nó bắt đầu truy tìm những công trình nghiên cứu chống ung thư liên quan đến cây Graviola lấy từ khu rùng mưa Amazon của Brazil.

Mãng cầu xiêm làm dịu thần kinh trong những ngày nóng

Không chỉ là hoa quả bổ, mát, cả quả mãng cầu cũng như lá cây mãng cầu đều có giá trị chữa bệnh. Mãng cầu xiêm là một loại quả ngon, có giá trị dinh dưỡng cao.

Về thành phần hoá học, trong 100g mãng cầu xiêm phần ăn được có 83,2g nước, 1g protit, 0,2g lipit, 15,1g gluxit, 0,6g xenluloza, 14mg canxi, 21mg photpho, 0,5mg sắt, 8mg natri, 293mg kali, 0,08mg vitamin B1, 0,1mg vitamin B2, 1,3mg vitamin PP, 24mg vitamin C... cung cấp được 59kcal.

Quả mãng cầu xiêm thường được thu hái lúc còn xanh, cứng, không để thật chín trên cây. Sau khi hái về cũng không ăn ngay mà thường để 4 - 5 ngày sau mới ăn. Đây mới là lúc ăn mãng cầu xiêm ngon nhất vì quả đã chín mềm vừa đủ để khi ta ấn nhẹ ngón tay vào thấy có vết lõm.

Quả mãng cầu xiêm chín được dùng ăn tươi là chủ yếu hoặc lấy thịt quả pha thêm nước và đường vào rồi đánh như đánh trứng gà chế biến thành một loại sữa để uống giải khát, bổ mát và chống hoại huyết.

Ngoài ra, mãng cầu xiêm còn thường được dùng tươi làm kem sinh tố cùng với một số quả khác hoặc dùng làm bánh, kẹo và mứt. Mứt và kẹo mãng cầu xiêm ăn ngon, có hương vị riêng nên được nhiều người ưa thích.

Bên cạnh giá trị ăn uống, quả và nhiều bộ phận của cây mãng cầu xiêm như lá cây, rễ và vỏ cây, hạt... còn được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa bệnh. Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt chua, có tác dụng giải khát và bổ, chống bệnh Scorbut.

Quả xanh làm săn da, phơi khô tán bột dùng chữa kiết lỵ và sốt rét. Lá mãng cầu xiêm non được dùng làm gia vị, nấu hãm uống buổi tối để làm dịu thần kinh. Tại nhiều nơi người ta dùng nước sắc lá mãng cầu để chữa tiêu chảy, ăn khó tiêu, làm trẻ em hạ sốt hoặc giã lá mãng cầu thành bột nhão đắp chữa vết chàm bội nhiễm.

Ngoài ra, lá cây còn được dùng để chữa sốt rét và ngăn cơn tái phát (lấy 10 - 15 lá mãng cầu xiêm, giã vắt lấy nước cốt uống một lần, ngày uống 4 lần). Rễ cây mãng cầu có công dụng như thuốc tẩy giun, vỏ rễ cây cũng được dùng làm thuốc giải độc. Hạt mãng cầu xiêm cũng có chất độc như hạt na được dùng làm thuốc sát trùng.

Mãng cầu gai giúp ngừa đủ bệnh

Mãng cầu gai chứa nhiều chất chống ô-xy hóa như vitamin C giúp tiêu diệt các phân tử gốc tự do trong cơ thể, qua đó ngừa được bệnh ung thư.

Loại trái cây này cũng giàu chất kali và ma-giê giúp giảm huyết áp cũng như ngừa bệnh tim mạch. Nguồn phong phú vitamin A trong mãng cầu gai có tác dụng bảo vệ da, giữ tóc bóng mượt và cải thiện thị lực. Những ai mắc chứng khó tiêu nên ăn mãng cầu gai.

Ngoài ra, hàm lượng phong phú chất đồng trong mãng cầu gai giúp chống táo bón, trị bệnh tiêu chảy. Nhờ có hàm lượng cao chất ma-giê nên ăn mãng cầu gai giúp cân bằng hàm lượng nước trong cơ thể, giúp loại bỏ a-xít ra khỏi khớp, qua đó giảm các triệu chứng viêm khớp và bệnh thấp khớp.

Nếu bạn luôn cảm thấy cơ thể mỏi mệt thì nên liệt kê mãng cầu gai trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, vì theo báo The Times of India dẫn nguồn tin từ các chuyên gia Ấn Độ, hàm lượng kali trong loại quả này giúp củng cố cơ bắp. Mãng cầu gai cũng rất tốt cho những người mắc bệnh thiếu máu.

Những người quá gầy muốn tăng cân thì nên ăn vặt bằng mãng cầu gai vì nó có hàm lượng calo cao cũng như chứa nhiều đường tự nhiên.

Mãng cầu xiêm: liệu pháp chữa ung thư

Một nghiên cứu gần đây về nước ép từ trái mãng cầu xiêm (sour sop)cho thấy: loại nước ép này là một liệu pháp chữa ung thư an toàn và hiệu quả, hoàntoàn từ thiên nhiên nên không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn, tránh được một số bệnh truyền nhiễm..

Giúp bạn thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư hay các bệnh khác. Tăng năng lượng và giúp bạn thấy lạc quan hơn. Nước ép này có thể tiêu diệt các tế bào của 12 loại ung thư.,như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và ung thư tuyến tụy..

Làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư nhanh gấp 10 000 lần so với Adriamycin (một loại thuốc dùng trong liệu pháp hóa trị chữa ung thư). Nước ép này không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý