Phương pháp đẻ không đau

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Phương pháp đẻ không đau

18/04/2015 11:07 AM
930

Những điều cần biết về phương pháp đẻ không đau





Được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1998, tới nay, mới chỉ có khoảng 1.000 sản phụ chọn dịch vụ này. Nguyên nhân là do các bà mẹ vẫn ngại rằng việc đẻ không đau là trái với tự nhiên, và gây tê có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và con.


Đau đẻ vẫn luôn là nỗi ám ảnh đối với những sản phụ trước mỗi kỳ sinh nở. Làm cho việc đẻ bớt đau là giúp người mẹ giữ gìn sức lực, tận hưởng những giây phút hạnh phúc khi đứa con chào đời.


Đẻ không đau đã được áp dụng tại Pháp từ những năm 1970. Khi phải chứng kiến cuộc "vượt cạn" của những phụ nữ bị huyết áp cao, tiền sản giật, hen suyễn, tiểu đường, các bác sĩ ở đây đã nghĩ đến phương pháp gây tê vùng hạ vị để giảm đau cho họ.


BS Trần Đình Tú, Trưởng khoa Mổ Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh, cho biết: "Có nhiều cách làm giảm cảm giác đau như dùng thuốc mê tiêm đường tĩnh mạch, hít thuốc mê bốc hơi..., nhưng gây tê ngoài màng cứng là an toàn và hiệu quả hơn cả". Việc gây tê ngoài màng cứng giúp cổ tử cung mở dễ hơn nhờ tác động của thuốc lên hệ thần kinh. Khi cổ tử cung dễ mở thì thời gian sinh nở sẽ rút ngắn và cổ tử cung cũng ít bị phù nề.


Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện khi cơn đau đầu tiên của cuộc chuyển dạ bắt đầu. Lúc đó, các bác sĩ sẽ đặt một dây nhựa đặc biệt (không gây kích thích, dị ứng hay phản ứng phụ) vào khoang ngoài màng cứng. Đầu kia của ống được cố định ở ngoài để tiêm thuốc. Khi thuốc tê được đưa vào ống, sản phụ sẽ mất cảm giác đau. Nếu thuốc gần hết tác dụng, bác sĩ sẽ đưa thêm thuốc mới vào. Hiện nay, một số nước đã dùng bơm tiêm điện để truyền thuốc tê liên tục cho sản phụ, nhưng cách này tốn kém nên Việt Nam vẫn phải dùng cách tiêm qua ống nhựa.

Theo các bác sĩ sản, việc áp dụng đẻ không đau có thể giúp một số phụ nữ bị các bệnh ở hệ tim mạch, thần kinh, hô hấp... tránh được mổ đẻ. Theo bác sĩ Tú, so với mổ đẻ, gây tê ngoài màng cứng an toàn hơn nhiều. Phương pháp này gây ít phản ứng phụ vì chỉ gây tê cục bộ chứ không gây mê toàn thân. Do hoàn toàn tỉnh táo nên sản phụ vẫn có thể chứng kiến cảnh con mình chào đời.


Đối với những sản phụ có thể sinh con tự nhiên, đẻ không đau sẽ giúp người mẹ đỡ mất sức vì không phải chịu đau đớn, vật vã. Kỹ thuật này cũng giúp họ tránh được các rối loạn về sinh lý, hô hấp, tuần hoàn sau khi sinh.

Sản phụ có thể đăng ký dịch vụ "đẻ không đau" tại phòng khám thai ở Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh, BV Phụ sản Từ Dũ, BV Hùng Vương. Giá của dịch vụ là khoảng 200.000 đồng/ca.


(Theo Nông Thôn Ngày Nay)


“Đẻ không đau” - Nên hay không?


Nhiều thai phụ muốn con mình sinh ra theo lối sinh thường, nhưng bản thân lại vô cùng lo sợ những cơn đau đẻ (có thể do nghe từ người khác kể lại, hoặc cũng có thể có kinh nghiệm từ lần sinh trước). Chính vì vậy, hiện có rất nhiều bà mẹ quan tâm đến phương pháp “đẻ không đau”. Vậy thế nào là “đẻ không đau” và ai không nên áp dụng phương pháp này?



Thế nào là “đẻ không đau”?

Kỹ thuật “đẻ không đau” là phương pháp gây tê ngoài màng cứng, tức là tiêm thuốc gây tê vào cùng cột sống ở thắt lưng (vùng này chứa các dây thần kinh chi phối các cảm giác đau từ vùng bụng trở xuống). Nhờ tác dụng của thuốc tê, các cơn co tử cung vẫn xảy ra đều đặn và thúc đẩy cuộc chuyển dạ nhưng sản phụ sẽ không có cảm giác đau đớn.
 
Ở Việt Nam, kỹ thuật sinh này đã được ứng dụng thành công tại nhiều bệnh viện. Phương pháp này có ưu điểm là giúp sản phụ tiết kiệm sức để rặn đẻ tốt hơn vì không phải trải qua những cơn chuyển dạ đau đớn. Thuốc tê có thể kéo dài để giảm đau sau đó nhiều giờ, và không ảnh hưởng đến em bé vì nó không qua nhau thai.
 
Trong quá trình sinh nở, nếu sản phụ không thể tự sinh thường thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để an toàn cho cả mẹ và con. Khi phải sinh mổ, chỉ cần thêm liều thuốc tê qua đường truyền để giảm đau trong lúc mổ.
  

 Thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng tại Bệnh viện đa khoa Bắc Giang. Ảnh: Nguyễn Hồng
 
Ai không thể dùng phương pháp “đẻ không đau”?

Để thực hiện một ca đẻ không đau, bác sĩ sản khoa sẽ phải khám thật chi tiết cho sản phụ để biết về tiểu sử bệnh lý, tình trạng chuyển dạ, tình trạng cơn co và xem có phù hợp với phương pháp sinh này không.
 
Phương pháp sinh này phù hợp với các sản phụ có các bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim…, nhưng lại không được áp dụng cho các sản phụ có bệnh lý liên quan đến cột sống, rối loạn đông máu hoặc đang có tình trạng nhiễm trùng…
 
Các tác dụng phụ có thể gặp
 
Khi áp dụng phương pháp sinh thường không đau, một số sản phụ có thể gặp trạng thái chóng mặt, ớn lạnh hay lạnh run, buồn nôn, nôn hay khó vận động chân ngay sau khi tiêm thuốc. Một số trường hợp có thể bị nhức đầu nhẹ, đau lưng trong thời kì hậu sản. Nhưng các triệu chứng này không nguy hiểm và sẽ tự hết sau vài giờ. Hiếm hơn, một số người có thể có cảm giác lạ vùng mông, đùi (như kiến bò, rát bỏng) trong thời gian ngắn hậu sản và sau đó sẽ tự khỏi.

Theo Bác sĩ Lê Mai Phương (Sức Khoẻ & Đời Sống)

Những điều cần biết về đẻ không đau


Lợi ích từ việc sử dụng phương pháp đẻ không đau rất rõ rệt nhưng ít ai biết rằng, chỉ cần sơ xuất một chút hay trình độ của bác sỹ chuyên môn còn non kém, việc ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của người phụ nữ là điều khó tránh khỏi.


Bác sỹ gây tê phải giỏi chuyên môn



Là một trong số ít chuyên gia hàng đầu Việt Nam về kỹ thuật gây tê màng cứng, bác sỹ Bùi Văn Ấm (bệnh viện Phụ sản TƯ) đã từng trả lời trên báo chí: “Trong kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng khó nhất là đưa kim tiêm (kèm ống dẫn nhựa) vào đúng khoang ngoài màng cứng. Việc này phải được thực hiện đúng lúc. Nghĩa là khi đứa trẻ có dấu hiệu quẫy đạp đòi được chào đời”.

Theo đó, đưa chưa chạm không có tác dụng; đưa quá khoang, chọc thủng màng cứng vào tủy sống không chỉ vô dụng mà còn làm nước tủy chảy ra khiến bệnh nhân bị bệnh đau đầu di chứng; hoặc chọc vào mạch máu gây tụ máu, nếu đám máu tụ chèn dây thần kinh (gây run tê chân) thì phải phẫu thuật để “bóc” đi; hoặc chạm đám rối sẽ gây những tổn thương không đáng có. Bởi vậy, việc gây tê chỉ an toàn khi bác sỹ gây tê là người giỏi chuyên môn và can đảm.

Tại Anh, gây tê ngoài màng cứng chiếm khoảng 20% các ca sinh nở. Trong năm 2005, người ta phát hiện có hơn 200 lỗi xảy ra trong quá trình gây tê ngoài màng cứng và đã có 3 ca tử vong do các lỗi này. Lỗi trầm trọng nhất là tiêm tĩnh mạch thay vì tiêm vào phần màng cứng (cách tiêm này có thể gây ra các cơn đau tim). Các lỗi khác có thể do nhân viên y tế tiêm thuốc quá liều, nhầm thuốc hoặc dùng sai dụng cụ tiêm...

Thậm chí, có tới 40% phụ nữ sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng cần đến sự can thiệp trong suốt quá trình chuyển dạ như phải sử dụng foóc-xép. Nhiều chuyên gia cho rằng gây tê ngoài màng cứng cản trở sự tiết hoóc môn trong quá trình trở dạ và làm cho tình mẹ con khó được bắt đầu ngay sau khi sinh.


Đa số có thể chịu đựng được cơn đau đẻ


Theo bác sỹ Nguyễn Duy Ánh, Phó giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội: "Biết trước về cuộc đẻ giống như người đi vào rừng rậm nhưng đã biết đường trước sẽ không bị hoang mang lo lắng còn với cuộc đẻ, sản phụ sẽ cảm thấy những cơn đau là chịu được".

Cũng như trong cuộc chuyển dạ đau đớn vật lộn có được sự động viên an ủi, có sự gần gũi chăm sóc từng ngụm nước, từng hơi thở, những lời khích lệ chia sẻ thì thào bên tai sản phụ của nhân viên y tế, của người thân thì sản phụ sẽ thấy nhẹ đi mười phần. Và có thể nói, hầu hết các sản phụ đều chịu đựng được. Điều đó cũng có nghĩa người đỡ đẻ không phải chỉ đỡ đẻ bằng đôi bàn tay mà phải bằng cả trái tim của mình"

Không thể phủ nhận những lợi ích từ việc đẻ bằng kỹ thuật gây tê. Trước hết là thời gian rặn đẻ nhanh hơn đẻ thông thường. Cảm giác đau đớn hầu như ít thấy xuất hiện hoặc không đáng kể trong lúc sinh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được áp dụng ở các cơ sở sản khoa lớn để theo dõi được thường xuyên tim thai, cơn co qua máy monitor cũng như trình độ chuyên môn của các y, bác sỹ - Bác sỹ Ánh khẳng định.



Theo Dân Trí









Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Qui trình chuẩn bị cho 1 ca đẻ
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Bạn muốn hỏi cách chuẩn bị khi sắp sinh hay là muốn hỏi cách đỡ đây ta
cách gặn em bé như thế nào để giảm sự đau đớn cho bà mẹ khi vào phòng sanh.
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Gặn thì gặn chứ hỏi làm gì,đẻ mổ đi tui mổ một lần rùi nè ko đau đâu
Bạn có thể tham khảo topic: http://diendan.phununet.com/dspSingleTopic.aspx?TopicId=304038&Pk_iCatId=7
Cach day 3nam chau da sinh mo vi em be sinh ra duoc 4kg va ngoi thai cao.Gio chau dang chuan bi mang thai va chau muon hoi la:lan mang thai thu 2nay chau muon de thuong bang phuong phap de k dau duoc k a,hay van phai de mo.Chau xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý