Nguyên liệu cần có cho món ăn này
+ Bột gạo nếp: 450g+ Đường đen: 300g
+ Gừng: 1 nhánh to
+ Nước lọc: 1/2 lít
+ Vừng rang: 50g
+ Khôn bánh
+ Dầu ăn
Cách làm bánh tổ ngon
Nồng nàn bánh tổ ngon
Giống như bánh chưng của người miền Bắc, người miền Trung xem bánh tổ ngày tết mới chính là loại bánh quan trọng nhất, thiết yếu nhất để đem hương vị Tết về với gia đình mình. Không biết tự bao giờ bánh tổ được xem là bánh đặc trưng của người miền Trung mỗi khi xuân về.
Có nhiều giai thoại nói về nguồn gốc của bánh tổ. Cách giải thích đơn giản nhất để gọi bánh này tên là ” tổ” bởi khuôn đan bằng trẻ giống cái tổ chim nên gọi là bánh tổ. Với quan niệm bánh tổ người Hoa: Người Quảng Đông gọi bánh tổ là bánh “lùng khú” vì lùng khú có nghĩa là cái lồng hấp vì họ hay dùng rọ nhỏ đặt trong lồng hấp để hấp bánh. Người Việt gọi là bánh ổ rồi đọc chệch đi là bánh tổ. Có người cho rằng đây là loại bánh mà ngày xưa mẹ Âu Cơ làm để năm mươi người con mang xuống biển.
Đúng sai chưa biết nhưng cần thấy rằng bánh tổ là phẩm vật thờ cúng ông bà trong ngày Tết đặc trưng của miền Trung với quan niệm về vũ trụ của dân xứ Quảng là bánh tét tượng đất còn bánh tổ là trời. Nó hợp với tín ngưỡng phồn thực mà không nói đâu xa nó giống như hai thứ quý giá của nam nữ trong bộ linga thường thấy trong các tháp cổ của người Chăm. Mà phải thôi khi nền bánh có màu nâu sẫm như màu đất.
Cách làm món nồng nàn bánh tổ
Gừng đem gọt vỏ, thái sợi.
Vừng đem rang và xát bỏ vỏ.
Đường đen giã vụn rồi cho vào xoong cùng 1/2 lít nước lọc đun sôi thì thả gừng vào ( tỷ lệ 1 bát đường, 2 bát nước nhé ). Để nguội để hương thơm và vị cay của gừng tiết ra nước, vừa giúp bột không bị vón cục trong khi quấy. Nếu muốn bánh tổ sạch và không lợn cợn bạn có thể rây qua 1 lần.
Sau khi có nước đường nguội rồi thì bạn sẽ châm bột vào với nước, bạn lưu ý cho bột vào từ từ và dùng đũa quấy liên tục sao cho bột hòa tan đều vào nước đường và sánh sệt. Với kinh nghiệm làm bánh tổ lâu năm người ta sẽ biết chính xác độ đặc của hỗn hợp sao cho khi hấp sẽ ra bánh có độ dẻo như ý, ngon.
Ở miên Trung, đa số người làm bánh tổ chuyên nhgiệp vẫn dùng loại khuôn gọi là cái cái rọ, đan bằng nan tre vót mỏng, hình tròn có đáy, đường kính chừng18 – 20cm, thành cao chừng 4 -5cm bên trong khuôn lót một lớp lá chuối thật kín sao cho khi châm bột sệt vào không chảy ra. Ngày nay, ở điều kiện thành thị rất khó kiếm rọ tre và lá chuối nên người ta dùng khuôn kim loại để làm và lót nilon ở dưới. Sau khi chuẩn bị xong khuôn, bạn sẽ dùng thìa múc bột vào khuôn, sao cho bột chỉ cách miệng khuôn 1cm là vừa.
Cách nấu nồng nàn bánh tổ: Chuẩn bị xoong hấp bánh, đun sôi nước thì cho khuôn bánh vào hấp. Sau khi hấp 30 -40 phút bánh sẽ chín và đông đặc lại. hử bánh chín hoàn toàn chưa bằng cách lấy một cái trên mặt, đâm sâu chiếc đũa vào không thấy trào bột ra là được.
Bánh lấy ra khỏi nồi là nhanh tay rắc liền lên mặt bánh một lớp mỏng mè. Để bánh chổ thoáng gió hay phơi ra nắng khoảng vài giờ cho bánh se lại và nguội hẳn là có thể túm phần lá chuối dư trên mép khuôn, nhấc bánh ra khỏi khuôn, cái khuôn sọt sẽ được dùng lại. Còn dùng khuôn kim loại thì khi lấy bánh ra, tấm nylon cũng sẽ dính theo bánh, để qua vài ngày bánh khô cứng sẽ lột ra dễ dàng.
Với cách làm bánh tổ như thế này bạn có thể ăn sống ( để 2-3 ngày sau hấp, cắt bánh ra thành miếng mỏng rồi ăn ngay ), nướng ( nướng bằng vỉ trên lửa than nhỏ, bánh nở phồng, rộp là có thể ăn được ), với bánh tổ chiên của má Tư ( cắt bánh thành lát mỏng, cho dầu vào chảo nóng, đợi dầu nóng thì thả bánh vào chiên vàng, giòn là được ), ăn kèm bánh tráng nướng (Chuẩn bị bánh tráng gạo nướng cho vàng dòn, bẻ thành miếng nhỏ. Bánh tổ cắt mỏng, chiên hoặc nướng nhỏ lửa cho bánh mềm nhũn là lấy ra ngay, kẹp vào giữa hai miếng bánh tráng, để nguội bớt, bóp nhẹ tay cho bánh tráng bể ra và nhận sâu vào lớp bột của bánh là ăn được.)