Xuyến chi (danh pháp hai phần: Bidens pilosa) là một loài thực vật có hoa thuộc chi Bidens, họ Cúc(Asteraceae).
Ở một số nơi trên thế giới, người ta coi xuyến chi là nguồn thực phẩm và là cây thuốc.[1] Ví dụ, ở vùng hạ Saharathuộc châu Phi, mầm cây và lá non được dùng như một loại rau, ở dạng tươi và khô.
Trong tiếng Việt, đôi khi có sự nhầm lẫn hoa này với hoa cứt lợn
Cây xuyến chi là loài hoang dại, mọc ở những nơi có không gian thoáng. Cây cao chừng 0,3 m đến 0,4 m (có thể cao tới 1,5m - 2m ở nơi đất tốt, ẩm, có giá tựa cho cây). Cành rậm, thường mọc theo từng nhóm, phát triển thành quần thể. Vào mùa xuân có hoa (quanh năm, theo từng loại xuyến chi) sau đó cácnhụy hoa trở thành hạt, đầu hạt có các móc gai. Các hạt này di chuyển theo gió hoặc bám vào các con vật, cả con người và đồ vật của con người. Di chuyển đến những nơi gặp điều kiện thuận lợi thì sinh trưởng tiếp theo, hạt cây có thể nảy mầm và cây con có thể phát triển trong những điều kiện khắc nghiệt hơn những loài cây khác nên xuyến chi có xu hướng lấn át các loài cây bản địa.
Hoa xuyến chi
Tiếng anh: Daisy
Hoa Xuyến chi được ví như là một nàng công chúa ấm áp
Hoa có ý nghĩa : "bên nhau mãi mãi"
Hoa xuyến chi là loài hoa nhỏ thường mọc hoang, có những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Trẻ em thường thích hái hoa cúc dại để kết thành bó hay xâu thành chuỗi. Ở Anh, cúc dại còn được gọi là Baby’s pet hay Bairnwort có nghĩa là hoa của trẻ em.
Tên tiếng Anh - Daisy - của loài hoa này bắt nguồn từ một từ Saxon, day’s eye, có nghĩa là “con mắt ban ngày”, có lẽ vì hoa nở cùng với ánh sáng ban mai rồi khép lại những cánh trắng khi chiều xuống.
Theo thần thoại La Mã, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumrus, vị thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa cúc trắng.
Còn theo truyền thuyết của người Ailen cổ, hoa cúc trắng chính là linh hồn những hài nhi đã chết khi vừa mới sinh ra. Chúa rải hoa cúc khắp núi đồi và thảo nguyên, khắp trần gian để làm vơi đi nỗi buồn của những người cha mẹ ấy. Truyền thuyết giải thích tại sao daisy mang ý nghĩa sự trong trắng - ngây thơ.
“Marguerite”-tên tiếng Pháp của hoa cúc, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai “pearl”. Người ta nói rằng, St. Louis đã khắc hình hoa cúc cùng với hoa diên vĩ (fleur-de-lis) và thánh giá trên chiếc nhẫn của ông. Chiếc nhẫn này, theo lời nhà vua, tượng trưng cho tất cả những gì ông yêu quý nhất : tôn giáo, nước Pháp, và vợ ông - Marguerite.