Quả phật thủ có thể dùng để ăn tươi hoặc làm mứt. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt. Cây giống phật thủ thường có 2 loại là cây chiết và cây ghép. Cây ghép mặc dù sống khỏe hơn nhưng cách chăm sóc cũng phức tạp và cầu kỳ hơn. Vì thế, nếu không được chăm sóc tốt, quả của cây ghép sẽ không được đẹp (các ngón xòe đều, đẹp) như từ cây chiết. Vậy kỹ thuật trồng cây phật thủ như thế nào? Độc giả cùng tham khảo!
Kỹ thuật trồng cây phật thủ đón Tết mang phúc lộc cho gia đình
Kỹ thuật trồng cây phật thủ rất đơn giản, người trồng chỉ cần đào một hốc nhỏ giữa mô, đặt cây con vào hốc, tháo bao đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt bầu cây, cắm cọc giữ cây cố định.
Kỹ thuật trồng cây phật thủ loại cành chiết
Cây phật thủ khi mua về trồng giâm cành. Về khoảng cách trồng, người trồng nên để hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 40cm. Sau khi cây phật thủ trồng được lên 1 đợt lộc, khi cứng lộc thì người trồng mới được bón nhẹ. Tuy nhiên, người trồng nên lưu ý tuyệt đối không được bón vào gốc, bón xa gốc để rễ phải ăn với. Trồng giâm cành có thể trồng theo 2 cách là trồng trên đất hoặc trồng trong chậu.
Kỹ thuật trồng cây phật thủ đón Tết cho phúc lộc đầy nhà, đem may mắn đến với gia đình. Ảnh minh họa
Sau khi cây phật thủ được 4 đến 5 tháng tuổi, cây cao khoảng 1m thì người trồng nên đánh chuyển trồng chính thức. Lúc này, để hàng cách hàng 4m, cây cách cây 3m. Sau khi trồng như vậy, cây ra 1 đợt lộc (tức rễ đang phát triển tốt) thì người trồng nên đợi khi cứng lộc mới được bón.
Kỹ thuật trồng cây phật thủ loại cây ghép
Đối với cách trồng cây phật thủ loại cây ghép, người trồng nên trồng ở chỗ cao, không bị ngập úng, để cây cách cây 5m. Trong quá trình trồng cây, người trồng nên bón 1 năm 2 lần chính với phân NPK Lâm Thao và 1 tháng 2 lần phân đầu trâu Bình Điền.
Kỹ thuật chăm sóc cây phật thủ
Trong quá trình chăm sóc cây phật thủ,đối với cả hai cách trồng trên, người trồng nên phun thuốc bảo vệ sâu bệnh như thuốc comite hoặc detect giúp trị bệnh nhện đỏ, thuốc tập kỳ trị bệnh sâu vẽ bùa, thuốc sufation trị bệnh dệp hay thuốc gi-đô-min hoặc thuốc man xanh trị bệnh nấm. Riêng đối với loại cây ghép, người trồng có thể khi kích ra hoa, người trồng nên dùng loại thuốc kích phát tố ra hoa Thiên Nông (hoặc các loại có chức năng tương tự ở hiệu thuốc). Nếu không có nhiều kiến thức về những loại thuốc này, người trồng nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp hoặc tìm hiểu trên các trang mạng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phật thủ khá đơn giản và cần được thực hiện lâu dài. Ảnh minh họa
Xử lý cho cây phật thủ ra hoa và đậu quả
Trồng cây sau 1 năm thì người trồng có thể xử lý cho cây ra hoa. Từ tháng 3 âm lịch, người trùng nên dùng dao con tiện vào thân cây 1 vòng tròn như tiện mía, sau 10 ngày tiện lại lần 2. Ngoài ra, người trồng nên bón thêm mỗi gốc cây từ 1 đến 2 lạng KaLy (hoặc hòa KaLy vào nước tưới vào gốc cây)
Đến đầu tháng 4 âm lịch thì phun thuốc kích ra hoa từ 1 đến 2 lần, theo đó, sau 1 tháng cây sẽ ra hoa và đậu quả thì được quả chín vào thời điểm tết. Tuy nhiên, từ năm sau trở đi, người trồng không cần tiện thân cây nữa mà chỉ cần bón KaLy vào thời điểm tháng 3 âm và phun thuốc kích ra hoa là được.