“Bật mí” cho mẹ những chiêu trị vết muỗi đốt cho bé, giúp con tránh có đôi chân “hoa gấm” rất mất thẩm mỹ.
Khó có thể tin được, trước đây em và chồng lại có thể từng giận nhau chỉ vì…mấy con muỗi. Bé Bin, con trai đầu lòng của em chào đời vào giữa những ngày tháng 3 mưa phùn năm ngoái. Thời tiết thay đổi, độ ẩm cao làm lũ muỗi hoành hành liên tục. Dù đã cố gắng giữ ý thức dùng màn chụp che chắn con mỗi khi bé ngủ nhưng em vẫn không thành công trong việc bảo vệ con khỏi những vết muỗi đốt đỏ da khắp người. Đặc biệt Bin rất hay bị muỗi đốt ở mặt và hai chân.
Vết muỗi đốt vào làn da sơ sinh mỏng manh của Bin khi đó khiến con ngứa ngáy và khóc quấy liên tục. Nhìn con cứ quơ quơ đôi bàn tay nhỏ, cố chà xát vào những vết đốt, em lại thấy thương con vô cùng. Ngăn cản không cho con gãi thì bé khó chịu rồi khóc, để mặc con cào thì vết muỗi đốt lại bị xước da, lành mãi không khỏi, có vết còn để lại vết thâm rất mất thẩm mỹ.
Xót con, chồng cứ liên tục trách em không biết chăm sóc, để con bị muỗi tấn công. Vậy là, chỉ vì mấy vết muỗi đốt của con khi đó mà vợ chồng em lục đục mấy tuần không hết. May sao sau này, nhờ được mẹ chồng mách mẹo, em mới biết cách dùng sữa mẹ để giảm ngứa và ngừa vết thâm muỗi đốt cho Bin. Cách làm cũng rất đơn giản: cứ mỗi khi Bin bị muỗi đốt, em lại vắt lấy chút sữa mẹ, bôi vào chỗ muỗi đốt cho bé, mỗi ngày khoảng 3-4 lần, 3 ngày vết muỗi đốt sẽ hết và không để lại sẹo.
Về sau, khi hết sữa mẹ, em cũng bắt đầu thử tìm hiểu và tìm ra được vài mẹo trị vết muỗi đốt khá hiệu quả. Đặc biệt, tất cả những mẹo nhỏ này đều rất an toàn, có thể dùng được cho cả trẻ sơ sinh, bé trai và bé gái.
1. Khoai tây
Khoai tây có chứa các enzym rất hữu ích trong việc mờ dần các vết sẹo tối màu. Ngay khi con bị muỗi đốt, các mẹ nhớ dùng khoai tây, cắt lát và xoa lên nốt muỗi đốt càng sớm càng tốt, khoảng 5 phút lại cắt miếng khác xoa lên.
2. Nước chanh
Vắt nước chanh rồi thoa lên các nốt màu thâm đen do bị muỗi đốt và massage vào cùng da bị vết thâm do muỗi đốt của bé. Vitamin C có trong chanh sẽ giúp tẩy trắng da tự nhiên, giúp da mọc lại và chữa lành vết sẹo một cách nhanh chóng. Lưu ý nếu vết muỗi đốt của bé bị xước da thì không nên dùng chanh.
3. Kem đánh răng
Thoa kem đánh răng bạc hà cho vùng da bị muỗi đốt cho trẻ và đợi cho đến khi kem đánh răng tự khô, rất hiệu quả trong điều trị muỗi đốt.
Với những mẹ ngại lích kích, có thể sử dụng lăn đặc trị muỗi và côn trùng dành cho trẻ nhỏ. Em cũng hay sử dụng lăn đặc trị muỗi và côn trùng cho Bin mỗi khi “lười” làm các bài thuốc tự nhiên hay khi có việc cần đi ra ngoài. Nhờ có thành phần hoạt chất từ cây Hoa tiêu
Sản phẩm trị muỗi em vẫn hay dùng cho Bin (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, làm mẹ chẳng ai thích nhìn những vết đỏ mẩn ngứa trên làn da nhạy cảm của con cả. Những vết muỗi đốt nếu nhỏ sẽ để lại vết thâm rất mất thẩm mỹ, nếu là vết to, bị trẻ cào, gãi liên tục thậm chí có thể gây trầy xước, nhiễm trùng rất nguy hiểm. Do đó, “phòng vẫn hơn tránh”, chị em nên chú ý thực hiện đầy đủ các biện pháp chống muỗi cho con.
Theo kinh nghiệm của em, phòng ốc của con cần được dọn dẹp ngăn nắp và thoáng sạch, không để nhiều đồ dùng cho lũ muỗi có chỗ ẩn nấp. Bên cạnh đó, em đã bắt đầu tập cho bé thói quen bôi kem chống muỗi thường xuyên. Trộm vía, kem chống muỗi của Bin rất hiệu quả, nên bé không bị muỗi đốt nữa. Tối nào trước khi đi ngủ, chưa thấy em bôi kem cho là Bin đã tự giác cầm lọ kem rồi chạy ra giúi vào tay mẹ để “nhắc nhở”.
Mẹ nên sử dụng sản phẩm chống muỗi được Viện VS dịch tế TW khảo nghiệm và chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai như Chống muỗi Chicco
Một số lưu ý mẹ cần biết chọn đúng loại để vừa chống muỗi cho con vừa đảm bảo an toàn cho bé, tránh trường hợp gây ngộ độc cho chính người sử dụng:
- Kem chống muỗi phải có thành phần tự nhiên, không màu và không cồn, đã được kiểm nghiệm trên da và đảm bảo không gây kích ứng.
- Thành phần KHÔNG chứa DEET (Diethyltolumide) bởi với hàm lượng trên 10%, DEET có thể gây tổn thương tới hệ thần kinh trung ương của bé, nặng hơn là có thể ảnh hưởng trực tiếp lên cả hệ hô hấp và tim mạch.