Thai nhi lúc này đã quá to nên bác sĩ hoặc nữ hộ sinh khám bụng thì có thể xác định được vị trí. Đây là tháng cuối mà thai nhi trở mình và xoay ngược chiều.
Sự phát triển của thai nhi
Hệ thần kinh của thai nhi phát triển mạnh hơn trong tháng này. Não bộ lớn dần (và muốn nằm trọn vẹn trong xương sọ nó phải gấp nếp, co cụm, nhăn nheo, trông giống như quả hồ đào). Các tế bào não và dây thần kinh liên kết nhau hoàn chỉnh và hoạt động. Thêm vào đó, một bao che chở cấu tạo bởi chất béo bắt đầu bao bọc quanh sợi thần kinh, giống như cái bao được hình thành sớm hơn bao chung quanh tuỷ sống. Bao myelin này sẽ tiếp tục phát triển cho đến lúc trẻ trưởng thành. Kết quả là các xung đột có thể truyền nhanh hơn và con bạn bắt đầu tăng khả năng tiếp thu và thực hiện những cử động phức tạp.
Thai nhi cũng bắt đầu tự chuẩn bị để chào đời. Nếu được sinh ra lúc này thì bé có cơ may sống sót rất cao. (Dù bé sinh ra ở giai đoạn này và có một số vấn đề về hô hấp và thân nhiệt, những tiện nghi săn sóc đặc biệt tân tiến có thể sẵn sàng giúp bé khắc phục các khó khăn này). Lớp mỡ dưới da bắt đầu xuất hiện làm cho da mượt hơn, các vết nhăn biến mất và thai nhi trông bụ bẫm hơn. Lớp lông măng trên cơ thể biến dần, chỉ còn sót lại ở bả vai và dài theo cột sống. Các màng bảo vệ mắt, trong suốt thời gian qua đã hoàn thành nhiệm vụ và bắt đầu teo dần; trong khi đó thì mắt đã thành hình trọn vẹn, các mí mắt tách nhau và mắt có thể mở ra. Bây giờ thai nhi vẫn còn tiếp tục tập nuốt và bú.
Hô hấp
Thai nhi lúc này đã phát triển đầy đủ nhịp thở thuần thục của mình và các phế nang bắt đầu chuẩn bị cho hơi thở đầu tiên của bé trong thế giới ngoài tử cung. Các phế nang được bao phủ bởi một lớp tế bào đặc biệt và một thứ dịch (surfactant) giúp chúng không bị xẹp.
Cử động
Suốt tháng này thai nhi cảm thấy tử cung không còn đủ chỗ để di chuyển, và bé sẽ dần dần bỏ không di chuyển nhiều nữa. Bé sẽ chuyển động vặn vẹo khó chịu nếu bạn ở tư thế không thích hợp cho bé.
Định hướng
Trong suốt những tuần “tập thể dục” của bé, bé sẽ phải tập nhiều hơn giúp tăng trương lực cơ và giúp bé định hướng trong không gian. Bé tiếp tục nằm trong tử cung, đầu hướng về phía trên. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng quá nhanh, bé có thể lộn đầu xuống dưới, cố định tại chỗ để chuẩn bị cho việc ra đời sớm hơn bình thường. Trường hợp này thường xảy ra nhiều hơn đối với các phụ nữ sinh con so.
Thai nhi 30 tuần tuổi
Gương mặt nhìn nghiêng của bé hiện rõ trên hình siêu âm.
Các mí mắt mở, thai nhi có thể nhìn chăm chú và tập trung.
Bàn tay đã tạo hình trọn vẹn và có móng đang mọc.
Lớp mỡ phát triển dưới da.
Bé đang lớn
Cơ thể bé trở nên tròn trịa hơn khi lớp mỡ dưới da làm mất các vết nhăn. Chân mày, lông mi đều mọc đầy đủ. Tóc đang mọc. Bây giờ hai mí mắt đã mở ra và thai nhi bắt đầu nhìn và tập trung. Tầm nhìn của bé sơ sinh giới hạn ở khoảng cách là 20 đến 25 cm hình như có liên quan đến tầm nhìn của thai nhi trong tử cung. Ảnh siêu âm bên phải cho ta thấy đầu và thân của thai nhi lúc này có vẻ cân xứng hơn về kích thước, tỉ lệ các phần giống nhau như một bé sơ sinh.
Về sự phát triển của thai nhi
Đến cuối tháng này chiểu dài từ đỉnh đầu đến mông của thai nhi sẽ là 28 cm và cân nặng khoảng 1,5 kg.
Em bé của bạn
Thai nhi tiếp tục tăng trọng và trưởng thành. Bé “nói chuyện” với bạn bằng cách uốn người và đá” vào bạn.
Nhiệt độ
Bây giờ thì bé bắt đầu kiểm soát được thân nhiệt.
Mô mỡ
Lớp mỡ trắng xuất hiện bên dưới da.
Hồng cầu
Hiện tại, tuỷ xương hoàn toàn chịu trách nhiệm sản xuất ra hồng cầu. Nước tiểu
Thai nhi bài tiết nước tiểu vào dịch ối khoảng 1/2 lít một ngày.
Bộ phận sinh dục
Tinh hoàn của bé nam di chuyển trước tiên xuống bẹn rồi sau đó vào túi bìu. (Bé trai sinh non thường tinh hoàn không đi xuống túi bìu).
Đối với bà mẹ
Đến đây là chấm dứt tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và biết rằng thai nhi cần phải tăng trưởng và bạn cũng bắt đầu lo toan cho sự sinh nở.
Sữa non
Sữa non bắt đầu xuất hiện trong tuyến vú của bạn. Chất sữa non này ít chất hơn so với sữa mẹ nhưng rất dễ tiêu hoá. Nó sẽ là thức ăn đầu tiên của con bạ trong khi chờ nguồn sữa mẹ sau khi sinh.
Tiểu tiện
Thai nhi tăng trưởng dần và càng ép vào bàng quan làm cho bạn đi tiểu thường hơn.
Vấn đề ngủ
Khi bụng bạn quá to thì có rất ít tư thế thuận lợi cho bạn. Dễ chịu nhất là bạn nên nằm nghiêng một bên với một chân co, đầu gối gấp về phía ngực, một chân duỗi thẳng ra.
Đau thắt lưng
Do sự tăng trưởng của tử cung và sự giãn nở các dây chằng của các khớp vùng hố chậu nên trọng tâm của bạn bị lệch, khiến cho bạn bị đau thắt lưng. Mang giầy đế thấp, ngồi thẳng lưng trên ghế cứng hoặc ngồi trực tiếp xuống sàn nhà có thể giúp bạn tránh được đau. Tránh nâng và khuân vác các vật nặng.