Hôm nay mình xin giới thiệu tới mọi người cách chế biến thịt lợn mán như thế nào cho ngon, nguyên liệu bao gồm những gì,...
1. Thịt lợn mán nướng riềng mẻ
Nguyên liệu:
- Thịt Lợn Mán (Lợn Lửng) thịt vai hoặc thịt ba chỉ:
- Riềng, sả, mẻ, mắm tôm, mật ong, nước mắm, rượu trắng, hạt dổi, dầu ăn.
Thực hiện:
- Thịt Lợn Mán thái miếng vuông 2x2cm2.
- Riềng giã vắt lấy nước, sả băm nhỏ.
- Ướp thịt với nước riềng, sả, mắm tôm, mẻ, mật ong, nước mắm, rượu trắng, dầu ăn, hạt dổi trong vòng từ một đến hai tiếng.
- Xếp thịt vào vỉ nướng trên than hoa, vừa nướng vừa tưới dầu ăn hoặc mỡ cho thịt đỡ khô.
- Sau khi nướng thấy miếng thịt vàng, xém cạnh là thịt đã chín tới
2. Lợn mán hấp
Nguyên liệu:
- Thịt Lợn Lửng (vai hoặc mông) 0,5kg – dành cho 4 người ăn.
- 05 củ sả, dầu hào, nước cốt dừa, hạt nêm, hạt dổi,rau mùi, cà rốt, ớt.
Thực hiện:
- Thịt lợn rửa sạch, ướp cùng hạt dổi, dầu hào, hạt nêm và sả đã được băm nhỏ trong vòng 1 đến 2 tiếng.
- Cho lên chõ hấp khoảng 30 phút.
- Sau khi hấp, để thịt thật nguội rồi thái lát mỏng, bày thịt ra đĩa cùng cà rốt, rau mùi và ớt tỉa. Thịt hấp được chấm với muối trắng và hạt dổi. Cũng có thể chấm với tương bần hoặc mắm nguyên chất. Một số nơi dùng mẻ chưng làm nước chấm cùng.
3. Lợn mán xào lăn
Nguyên Liệu:
- Thịt lợn mán 1kg
- Giềng xay: 2 muỗng
- Xả: 4 củ
- Lá Móc Mật: 50g
Cách làm:
- Thịt lợn mán thái mỏng
- Xả, giềng đập dập băm nhỏ
- Ướp thịt với mắm muối, giềng, xả 30' trước khi nấu.
- Cho mỡ vào chảo, chao cho nóng già rồi cho thịt đã ướp vào, đảo đều tay cho săn lại. Khi gần chín cho lá móc mật( để nguyên lá) vào đảo cùng, khi lá mềm thì cho ra đĩa
- Ngon nhất khi dùng nóng
4. Lợn mán nấu rựa mận
Nguyên liệu:
- 0,5 kg thịt lợn mán , rửa thật sạch, để cho ráo nước.
- Sả, riềng khoảng 3g, mắm tôm, ớt, gia vị, hạt nêm, thêm 1 chút tiết lợn mán
Cách làm:
- Riềng, sả thái vừa phải, cho vào cối rã cho đến khi mịn.
- Cho riềng, xả vào thịt lợn mán, thêm một muỗng muối tinh, một chút mắm tôm, bột ngọt, một muỗng tiết lợn, sau đó dùng tay bóp đều chúng với nhau. Chúng ta ướp thịt lợn mán trong khoảng 30 phút.
- Cho thịt lợn mán đã ướp vào nồi (nếu có nồi bằng đất nung thì càng tốt), đun nhỏ lửa, đảo đều. Khi thịt lợn mán đã sôi, cho một chút rượu trắng và đun khoảng 30 phút nữa là được.
Mẹo
Kinh nghiệm để món rựa mận có mầu đẹp không đen thì khi bắc nồi rựa mận ra khỏi bếp rồi mới đổ tiết lợn mán và và đảo đều.
Khi nấu rựa mận, nếu có nhiều nước thì lấy thìa múc nước ra, khi cạn nước cho nước đó vào đun tiếp đến khi cạn nước là được.
5. Lòng dồi lợn mán
Nguyên liệu:
- Ruột già lợn mán 500 gr
- Tiết đọng 500gr
- Sụn cổ họng 200gr
- Mỡ trài 200gr
- Hành lá, rau răm, xắt nhuyễn
- Muối
Chế biến:
- Ruột già tu���t sạch bằng muối và nước vo gạo, sau đó bóp muối và rửa sạch lại bằng nước, để ráo.
- Sụn cổ họng, mỡ chài rửa sạch, bằm nhỏ. Bóp nát tiết rồi trộn đều với mỡ, sụn, hành lá, rau răm nêm ít muối rồi nhồi vào ruột heo, dùng dây thắt hai đầu. Thả vào nồi nước luộc chín, dùng que nhọn xăm lỗ để nước chảy ra. Khi xăm thấy dồi tiết ra nước trong là đã chín. Lúc ăn, xắt khoanh mỏng khoảng 1 cm, bày ăn kèm với lòng non, gan, lá lách, bao tử, cổ hũ luộc và rau húng quế
7. Xương lợn mán nấu măng
Nguyên liệu
- Măng tươi 300g
- Sườn thăn lợn mán 400 g
- Dầu ăn
- Bột nêm
- Hành xanh
Chế biến
- Măng tươi bóc vỏ, bỏ phần già rồi thái miếng, rửa sạch cho vào nồi luộc để bớt đắng.
- Luộc trong nước sôi một lúc rồi đổ nước đi, rửa măng lại qua nước lạnh. Nếu còn đắng thì luộc thêm lần nữa cũng được.
- Sườn lợn mán chặt miếng vừa ăn, chần qua nước sôi cho hết chất bẩn và hết mùi hôi. Đổ nước chần đi, rửa sườn lại bằng nước lạnh.
- Đặt nồi lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn vào đun nóng. Sau đó cho sườn lợn mán và măng vào xào, nêm 2 thìa bột nêm, đảo đều cho ngấm gia vị.
- Tiếp đến cho nước vào, lượng nước tùy ý bạn muốn nhiều hay ít canh.
- Đun sôi, dùng thìa vớt hết bọt nổi lên bỏ đi. Bạn cũng có thể cho một nửa sườn cục một nửa là thịt, nếu vậy thì thịt bạn cũng thái miếng vuông và cho vào sau khi đã cho nước, đun sôi.
- Đun sôi âm ỉ trong khoảng 20 phút, đến khi sườn chín mềm là được. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi thái hành xanh vào. Tắt bếp nhấc xuống.
- Sườn mềm, róc xương đậm đà gia vị, măng tươi chín có vị ngòn ngọt tự nhiên. Măng tre non có nhiều prôtít, gluxít, muối khoáng... và có nhiều chất xơ nên dễ tiêu hóa.