Bí quyết bảo quản khoai tây đúng cách – Khoai tây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe bởi nó có hàm lượng giá trị dinh dưỡng khá cao và cũng không khó để chế biến. Tuyệt đối không để khoai tây mọc mầm khi bảo quản chúng vì khi mọc mọc mầm khoai tây tiết ra một lượng solanine rất độc có thể tử vong khi ngộ độc. Bài này camnangmeovat.com xin chia sẻ với chị em cách chọn và bảo quản khoai tây đúng cách.
Cách chọn khoai tây ngon
Cách chọn khoai tây ngon
Khi mua khoai tây nên chọn những củ còn lành lặn không bị xước vỏ, cầm lên có cảm giác chắc tay và nặng, vỏ còn trơn và nhẵn. Nên chọn những củ màu vàng vì nó sẽ ngọt hơn những củ có màu hơi vàng ngả màu nắng.
Nên chọn những củ vừa và đều nhau, không nên chọn những củ quá to hoặc quá bé sẽ khó chế biến.
Không nên chọn những củ có da nhăn nheo, bóp nhẹ thấy mềm. đây là những củ đã bị héo và có thể đã được để lâu. Ảnh hưởng rất lớn đến thành phần dinh dưỡng trong khoai tây.
khoai tây đã chuyển sang màu xanh
Không nên chọn những củ bị chảy nước, những củ có đốm, bị sâu hoặc bị thối. Những củ bị xước vỏ nếu để lâu rất nhanh hỏng.
Ngoài ra không nên để chung với những loại rau củ quả khác đăc biệt là hành hay táo tàu. Không nên chọn những củ có da đang chuyển sang màu xanh vì những củ này đang chuẩn bị mọc mầm.
Mẹo bảo quản khoai tây đúng cách
Để khoai tây nơi thoáng mát, nhiệt độ tốt nhất khoảng 10oC sẽ bảo quản được rất lâu, có thể để được 2 tháng. Không để khoai tây trong bao tải hay hộp kín hoặc trong túi nilon. Tránh ánh sang mặt trời trực tiếp lúc này khoai tây sẽ dễ mọc mầm. Ở nhiệt độ thường không nên để khoai tây quá 2 tuần.
Ngoài ra khi bảo quản khoai tây thì không nên rửa, chỉ rửa trước khi sử dụng. Vì nước là một trong những nguyên nhân làm khoai tây dễ bị thối.
Tại sao không được ăn khoai tây mọc mầm ?
Khoai tây đã mọc mầm
Trong khoai tây chứa một lượng lớn solanine , nó là một loại glycol-alkaloid rất độc (C45H73NO15). Lúc khoai tây mọc mầm tức là lượng solanine tăng tới mức có thể gây ngộ độc. Lúc này khi nấu chín nó sẽ gây ra vị đắng. Tuy nhiên lượng solanine này chỉ tồn tại ngoài lớp vỏ khoảng 3mm vì thế cách tốt nhất là gọt vỏ trước khi nấu ăn.
Triệu chứng ngộ độc
Triệu chứng bao gồm nôn, tiêu chảy, đau thắt ở dạ dày, đau đầu, chóng mặt, đau rát ở cổ họng. Gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh, gây ảo giác, mất cảm giác, giãn đồng tử… Triệu chứng xuất hiện sau khoảng 8 đến 12 tiếng sau khi ăn.