Kim bap là tên gọi món cơm cuộn. Giữa cơm cuộn của Hàn Quốc và Sushi của Nhật Bản có nhiều điểm khác nhau, nhưng điểm cơ bản về những hạt cơm làm Kimbap được ướp trộn với muối, dầu mè và mè rang, còn cơm để làm của Sushi sẽ được ướp trộn với dấm Nhật, nên có vị chua ngọt nhẹ nhàng. Phần nhân của cơm cuộn Hàn thường sử dụng nguyên liệu chín, và có thêm gia vị để cuộn cơm có vị mặn ngọt.
Nhiều người yêu thích ẩm thực Hàn và theo học các khoá dạy nấu ăn ngon món Hàn để thưởng thức ẩm thực Hàn và văn hoá ẩm thực của xứ sở Kim Chi. Và Kimbap là một món ăn rất cơ bản và quen thuộc trong ẩm thực Hàn Quốc mà ai cũng có thể học cách làm.
Cách làm Kimbap không khó, nhưng để làm được mùi vị đúng chất cơm cuộn của Hàn Quốc thì cần có công thức đúng từ phần nguyên liệu cho đến khi cuộn cơm. Bây giờ cùng Hội đầu bếp Á Âu tham khảo cách làm Kimbap nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho 4-5 cuộn Kimbap:
Gạo sushi hạt tròn: 300 gr
Rau câu chân vịt: 200gram
Cà rốt: 1 củ
Trứng gà: 2 quả
Thanh cua: 5 thanh
Lá rong biển sấy khô (hoặc xúc xích)
Mè đen, trắng được rang thơm
Dầu mè
Muối, gia vị
* Chú ý: Đối với gạo làm Kimbap, nếu không có gạo hạt tròn, ngắn thường dùng làm sushi thì bạn có thể sử dụng gạo thương với loại gạo dẻo nhưng không nấu ướt hay nhão nhé!
Cách làm Kimbap:
– Bước 1. Vo sạch gạo cho đi hết bụi. Vo nhẹ tay và vừa phải, không cần phải vo thật nhiều lần cho đến khi nước trong. Sau đó cho vào nồi và nấu. Nhớ canh lượng nước vừa phải để hạt cơm vừa chín, không nhão hay ướt và cũng không quá khô.
– Bước 2. Trong lúc chờ cơm chín, hãy chuẩn bị các nguyên liệu:
– Cà rốt gọt bỏ vỏ và thái sợi dài chừng 8-10cm. Cho 1 chén nước lớn, cùng 1 thìa cafe muối và đun sôi. Luộc cà rốt sao cho vừa chín tới và vẫn còn độ giòn tươi thì vớt ra xa qua nước lạnh, để ráo nước rồi ướp với 1/3 thìa cafe muối cùng vài giọt dầu mè. Thực hiện tương tự đối với rau chân vịt.
– Rang mè trắng với mè đen cho đến khi thơm, vàng.
– Đập trứng ra tô, nêm thêm một chút muối và tiêu, rồ đánh tan. Bắc chảo lên bếp và quét 1 lớp dầu mỏng, chiên trứng chín, để nguội rồi cắt thành sợi dài.
– Thanh cua có thể để nguyên thanh hoặc cắt đôi tuỳ ý.
– Bước 3. Cơm chín thì múc ra tô và trộn với mè rang chín, thêm vào ½ thìa cafe dầu mè và 1 chút muối, sao cho cơm có mùi thơm dầu mè và có vị mặn nhẹ.
*Nên dùng đũa thực hiện công đoạn này vì nếu dùng thìa sẽ làm nát hạt cơm, cơm sẽ bị vụn, nhão.
Chia các phần nguyên liệu thành 4-5 phần bằng nhau.
– Bước 4. Các nguyên liệu đã sẵn sàng. Bây giờ bắt đầu cuộn cơm thôi. Hãy trải mành tre lên mặt phẳng!
Tiếp theo là trải lá rong biển lên mành tre. Nhớ rằng luôn úp mặt bóng của miếng rong xuống dưới, để mặt ráp của lá sẽ dính cơm tốt hơn và cuộn cơm sẽ đẹp hơn.
Sau đó, dàn một lớp cơm mỏng lên rong biển. Cơm càng mỏng thì phần nhân sẽ càng nhiều. Nên chừa lại khoảng 3-4cm ở đầu lá rong biển.
Lần lượt sắp xếp, trải đều các phần nhân lên trên cơm sao cho cá nguyên liệu sát nhau và đặt cạnh nhau một cách gắn kết chứ không phải rời rạc, như vậy sẽ rất dễ cuộn.
Dùng ngón tay lần mành tre và cuộn cơm lại. Các ngón tay và bàn tay vừa ép vừa cuốn để cuốn cơm sẽ chắc chán, không bị rời rạc, rớt cơm hay nguyên liệu ra ngoài. Cứ thực hiện đều tay cho đến khi cuốn hết miếng lá rong biền là được. Sau khi cuốn cơm, phết một lớp dầu mè mỏng lên để tạo độ bóng mà thơm cho cuộn cơm.
Thực hiện tương tự cho với các cuộn sau cho đến khi hết nguyên liệu nhé!
Sau đó dùng dao thật bén và mỏng, cắt cuộn cơm thành từng khoảng vừa ăn có độ dày khoảng 1-2cm tuỳ ý.
Không khó đúng không?! Bạn có thể thực hiện nhiều hơn để chiêu đã người thân hay bạn bè trong những chuyến đi chơi, hay tự chuẩn bị cho mình một hộp cơm cuộn Hàn cho mỗi buỗi trưa đi làm/đi học… Ngoài ra, bạn có thể tham gia các khoá dạy nấu ăn ngắn hạn để có thể học hỏi thêm nhiều món ăn ngon nhé!