Tác dụng chữa bệnh của cây khế và một số bài thuốc hay

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tác dụng chữa bệnh của cây khế và một số bài thuốc hay

25/08/2015 12:00 AM
494

Quả khế vị chua và ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt.


Rễ khế vị chua, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua và se, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.

Cây khế có tên khác là ngũ liễm tử, ngũ lăng tử. Là cây gỗ thường xanh cao tới 10-12m. Lá kép lông chim, mỏng hình trái xoan nhọn. Cụm hoa ngắn, thành chùm xim, ở nách các lá, màu hồng hay tím. Quả to, tiết diệt hình ngôi sao 5 múi. Mùa hoa tháng 4 - 8, quả tháng 10 - 12. Trong múi khế chua, hàm lượng acid oxalic là 1%. Ngoài ra có những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K. Có các vitamin A,C, B1, B2 và P...

Trong y học cổ truyền thường sử dụng khế chua để chữa bệnh. Quả khế vị chua và ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua và se, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa vị ngọt, tính bình.

Một số bài thuốc thường dùng

1. Lá khế trị ngứa:

Dùng cành, lá khế sắc đặc, tắm hàng ngày sẽ trị được các bệnh ngoài da như dị ứng, ghẻ ngứa, lở loét bên ngoài.

Ngoài ra lá khế giúp nhổ lông vịt, ngan nhanh và sạch. Ở thôn quê người ta hay nấu lá khế với nước vôi trong, sau đó nhúng vịt, ngan vào rồi mới nhổ lông. Làm như thế vịt, ngan sẽ rất sạch, không còn lông măng.

2. Hoa khế chữa ho:

Hoa khế phơi héo, sau đó mang tẩm nước gừng cho khô. Bỏ vào lọ dùng dần, mỗi lần dùng hãm như nước trà, uống liên tục trong nhiều ngày sẽ hết ho.

3. Quả khế chứa nhiều vitamin C:
 

- Quả khế chứa nhiều vitamin C và các sinh tố vitamin khác. Trung bình mỗi ngày ăn một quả khế có thể đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

- Quả khế nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, chữa trĩ. Nước ép khế ngọt được xem là một vị thuốc giảm sốt hiệu quả.

- Khế muốn để dành dùng dần có thể cắt lát mỏng, nhúng nước muối rồi phơi khô mà không sợ bị mốc.

- Ngoài ra khế tươi còn được dùng làm gia vị chế biến món ăn như kho cá, làm các món gỏi..

4. Hạt khế lợi sữa:

Hạt khế giã ra, sắc uống sẽ giúp bà mẹ đang cho con bú tiết ra nhiều sữa.

Quả khế không những dùng làm gia vị chế biến nên những món ăn ngon, mà khế còn có tác dụng chữa bệnh. Nếu bị cảm cúm bạn hãy nướng 2-3 quả khế chua, vắt lấy nước uống. Phương pháp này vừa đơn giản lại hiệu quả.

- Hoa khế sẽ rất công dụng nếu bạn đang bị những cơn ho khan, ho có đờm. Hãy lấy hoa khế đã phơi héo, tẩm nước gừng (nước gừng đặc sẽ tốt hơn) đem sao lên. Pha hoa khế đã sao với nước nóng (như cách pha trà) và uống.

- Lá khế tươi cũng không kém công dụng so với quả và hoa khế. Nếu bạn bị nổi mề đay nhớ lấy lá khế tươi rang héo xát lên vùng bị ngứa nhiều, mề đay sẽ lặn dần và bạn sẽ không còn ngứa nữa.

- Vỏ cây khế sẽ rất công dụng khi trẻ em bị lên sởi. Bạn hãy dùng vỏ cây khế, bỏ lớp sần bên ngoài sau đó rửa sạch và sắc lên lấy nước cho trẻ uống, một vài lần trẻ sẽ đỡ ngay.
 

Công dụng có thể bạn chưa biết từ Khế

 

Quả khế khá giàu các vitamin và muối khoáng như kali, photpho, magiê... và vị chua của axit tartric, oxalic nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch rõ rệt. Giá trị dinh dưỡng của khế không cao (100 g khế chỉ cho 35,7 calo) song lại có lợi ích trị nhiều bệnh.

Trong đông y, khế được gọi là ngũ liễm, nghĩa là quả có năm múi. Trong dân gian hay truyền nhau câu đố: "Cái gì năm múi, tứ khe/ Cái gì nứt nẻ như đe lò rèn/ Quả khế năm múi tứ khe/ Quả na nứt nẻ như đe lò rèn".

Ở thôn quê, khế thường được trồng cuối vườn, trồng chơi và ăn cũng chơi. Mỗi khi nhà có việc, cần làm các món như rau sống, bóp gỏi, kho cá… khế mới được gọi tên. Bạn có biết tất cả các thành phần, từ lá, cành, hoa, quả khế đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Giá trị dinh dưỡng của khế không cao (100 g khế chỉ cho 35,7 calo) song lại có lợi ích trị nhiều bệnh. Vị chua của khế là do các axít hữu cơ, có từ 800 - 1250mg/100 g khế, trong đó từ 300 - 500 mg axít oxalic, 300 - 430 mg axít tartric,140 - 220 mg axít succinic, 100 - 130 mg axít citric... Khế ít chua chứa 4 - 70mg axít oxalic. Khế chua có tác dụng chữa bệnh nhiều hơn khế ngọt.

Quả khế khá giàu các vitamin và muối khoáng như kali, photpho, magiê... và vị chua của axit tartric, oxalic nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch rõ rệt.


tac-dung-chua-benh-cua-cay-khe-2

Ảnh minh họa

Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương.

Khế thường được dùng chữa cảm sốt, khát nước, ngộ độc rượu, đi tiểu ít, nhiệt độc, vết thương chảy máu. Hoa khế có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải độc tiêu viêm. Thường dùng chữa sốt rét, ho khan, ho đờm, kiết lỵ, trẻ em bị kinh giản.

Người ta thường dùng hoa khế tẩm nước gừng hoặc tẩm rượu gừng rồi sao thơm, sắc uống để chữa ho đờm. Ngày dùng 4 - 12g. Vỏ thân và lá khế có vị chua, chát, tính bình, tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm.

Tuy giá trị bổ dưỡng của khế không nhiều nhưng lại là loại quả quý. Bên cạnh giá trị ăn uống, khế còn là vị thuốc được đông y dùng từ lâu đời. Trong nhân dân ta, khế được dùng để chữa nhiều bệnh.

*Chữa cảm nắng, cảm nóng: Lá khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.

*Chữa nhức đầu, đi tiểu ít: Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 - 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.

*Chữa lở loét, mụn nhọt, nước ăn chân: Nấu nước lá khế kết hợp với lá thanh hao, lá long não... làm nước tắm, hoặc nấu nước quả khế rửa chỗ đau hằng ngày hoặc lấy 1 - 2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.

*Chữa dị ứng, mẩn ngứa: Lấy lá khế tươi giã nát bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp với uống nước sắc vỏ núc nác.

*Chữa ngộ độc nấm: Lấy lá khế 20g, lá lốt 10g, đậu ván đỏ 20g. Tất cả đều dùng tươi, rửa sạch, cho vào cối giã nát, hòa với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống cả một lần. Thường chỉ uống 2 - 3 lần là khỏi bệnh.

*Phòng bệnh sốt xuất huyết: Sắc lá khế 16g với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12g lấy nước uống hằng ngày trong thời gian địa phương có dịch bệnh sốt xuất huyết có thể chủ động đề phòng được bệnh.

*Chữa bí tiểu, đau tức bàng quang: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ngoài ra, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.

tac-dung-chua-benh-cua-cay-khe-3

Ảnh minh họa

*Chữa cảm cúm, mình mẩy đau nhức: Khế chua 3 quả, nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa với 50ml rượu trắng, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần uống vào lúc không no không đói quá.

*Chữa viêm họng cấp: Lá khế tươi 80 - 100g, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia 2 - 3 lần để ngậm và nuốt d��n.

*Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao với nước gừng) 8 - 12g, cam thảo nam 12g, tía tô 8 - 10g, kinh giới 8 - 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.

Quả khế chứa nhiều vitamin C: Ít ai biết rằng trong quả khế chứa nhiều  vitamin C và các sinh tố vitamin khác. Trung bình mỗi ngày ăn một quả khế có thể đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, da dẻ tươi nhuận, trẻ lâu..

Quả khế có nhiều chất xơ, nên có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, chữa trĩ. Nước ép khế ngọt được xem là một vị thuốc giảm sốt hiệu quả.

Hột khế lợi sữa: Những người phụ nữ thôn quê hay cẩn thận giữ lại hạt khế để phòng khi sinh ít sữa có thể  giã nát hạt khế, sắc uống, sữa sẽ ra nhiều.

Khế muốn để dành dùng dần có thể cắt lát mỏng, nhúng nước muối rồi phơi khô mà không sợ mốc.

Khế tươi còn được dùng làm gia vị chế biến món ăn như kho cá, làm các món gỏi…

Trị tóc bạc sớm: Khế chua 150g, nước dừa 200ml, mật ong. Cách làm: Khế rửa sạch, ép lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần.

Giải nhiệt: Dùng quả khế ép lấy nước uống rất tốt để giảinhiệt cũng như chống cảm nắng vào mùa hè oi nực.

Ngừa táo bón, chữa trĩ: Khế có nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.

Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20g, vỏ cây hồng bì 30g, rễ cây quả giun 20g, sắc uống thay nước giúp phòng hậu sản.

Trị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo: Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm, nấm candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất.

Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Hoa khế, hoa kim ngân,lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.

Ngoài ra, lá khế giúp nhổ lông vịt, ngan nhanh và sạch. Ở thôn quê người ta hay nấu lá khế với nước vôi trong, sau đó nhúng vịt, ngan vào rồi mới nhổ lông. Làm như thế vịt, ngan sẽ rất sạch, không còn lông măng.

Lưu ý: Trẻ em trong giai đoạn phát triển nên hạn chế ăn khế và những thức ăn có nhiều axít ôxalic như lá me chua, chanh… vì axít ôxalic cản trở sự hấp thu canxi cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Những người bị bệnh thận cũng không nên ăn khế vì axit oxalic trong khế cũng dễ gây ra sỏi thận
 

Trong 'Từ điển văn hoá cổ truyền Việt Nam', Nhà xuất bản Thế giới 1995, tr 651 có nhắc lại: 'Truyện cây khế': Khi chia gia tài, người anh chiếm phần lớn chỉ dành cho em căn nhà lụp xụp và một cây khế. Phượng hoàng đến ăn khế và bảo: 'Ăn một quả khế, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng'. Người em làm theo lời chim được chim đưa đến hòn đảo giữa biển lấy đầy túi vàng và trở nên giàu có. Người anh gạ đổi gia tài mình lấy cây khế: anh ta may túi to sáu gang, chim mang không nổi, đã sả cánh thả người anh xuống biển.

Cây khế thuộc họ Chua me đất hay Me đất (OXALIDACEAE). Tuy vậy, Hutchinson lại tách nó ra thành một họ riêng AVERRHOACEAE.

Có hai loài:   

1. Averrhoa carambola L. (Quả chia thành 5 múi)

2. Averrhoa bilimbi L. (Rãnh giữa các múi nông)

Tên chi Averrhoa đặt từ Averrhoes, là tên một thầy thuốc và triết gia Ả Rập của thế kỷ XII, người đầu tiên phát hiện Cây khế là một dược liệu chữa được nhiều bệnh

I. Averrhoa carambola L.

Khế, Khế ta, Khế cơm, Khế chua, Khế giang- Ngũ lăng tử, Ngũ liêm tử- Dương đào - Carambola, Carambolier. Vì quả khế có 5 cạnh nên người ta gọi là ngũ liêm.

Cây gỗ to, cao 4-5m, lá mọc so le, kép lông chim lẻ, dài 11-17cm; 3-5 đôi lá chét nguyên, dạng màng cứng, trái xoan, có mũi nhọn, màu lục lờ ở mặt dưới; những cái trên dài tới 8,5cm x 3,5cm. Hoa màu hồng hay tím, mọc thành chùm xim dài 3-7cm ở kẽ lá. Quả mọng, thuôn, màu vàng, nạc, mang đài con lai, có 5 góc lồi, không nứt ra, ăn rất ngon.

Theo sách “Thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam”- Nhà xuất Bản Y học 1995, tr 151 thì thành phần của quá khế như sau: Thải bỏ 13%; 100g ăn được cho: Năng lượng 15Kcal, 62 KJ. Nước 93,5g; Protein 0,6g; Gluxit 3,1g; Xenluloza 2,6g; Tro 0,2g; Na 2mg; K 181mg; Ca 10mg; P 8mg; Sắt 0,9 mg; Beta-caroten 160 microgam; B10,05mg; B20,04mg; PP: 0,4mg; C: 30mg.

Hàm lượng axit oxalic là 1%.

Chữa lở sơn (Sơn ăn): Lá khế 20g hay hơn, giã nhỏ đắp lên hay nấu nước uống trong hoặc tắm. Có thể đắp bằng nước quả giã.

Kết hợp với một chất oxi hoá mạnh (KMnO4...), quả dùng để giặt những vết gỉ sắt, vết mực trên quần áo và để rửa các  dụng cụ bằng kim loại.

Ngoài các công dụng đặc biệt kể trên, công dụng của từng bộ phận của cây khế như sau:

+ Chữa ho suyễn trẻ em: Lấy 20g lá khế, rửa sạch, nấu nước uống làm 2 lần trong ngày, mỗi lần nửa bát con.

+ Chữa dị ứng, mẩn ngứa: lấy lá khế giã nát bôi, xoa và uống nước sắc vỏ núc nác (16g).

+ Chữa lở loét: Nấu nước tắm với lá khế, lá thanh hao, lá long não và lá thông.

+ Chữa ngộ độc nấm, rắn cắn: lấy lá Khế 20g, lá hoặc quả Đậu ván đỏ 20g, Lá lốt 10g, có hoa càng tốt. Dùng tươi cho vào cối sạch, giã nát, hoà với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống làm một lần. Có thể dùng lá khô (liều lượng bằng 1/2 hoặc 1/3 liều lá tươi) sao qua cho thơm, sắc uống. Thêm đường cho thật ngọt. Nếu mới bị ngộ độc chỉ uống 2-3 lần là khỏi.

+ Chữa cảm nắng: lấy 20g lá khế tươi giã cùng với lá chanh 10g lấy nước uống.

+ Đề phòng bệnh sốt xuất huyết trong thời gian có dịch: hàng ngày hãy uống nước sắc lá Khế 16g với lá Dâu 12g, Sắn dây 12g, lá Tre 12g, Mã đề 12, Sinh địa 12g.

Hoa

+ Chữa chứng ho khan, ho có đờm, kiết lỵ: lấy hoa Khế (12g) tẩm nước gừng rồi sao, sắc uống.

+ Chữa sốt cao, kinh giật ở trẻ em: lấy hoa Khế 8g, hoa Kim ngân 8g, lá Dành dành 8g, cỏ Nhọ nồi 8g, Cam thảo 4g, Bạc hà 4g, tán bột, mỗi lần uống 4g

Quả

+ Chống bệnh Scorbut và chữa ngộ độc: uống nước ép quả Khế

+ Chữa đái không thông: dùng 7 quả khế, cắt mỗi quả lấy một miếng khoảng 1/3 phía gần cuống để vào một bát nước, sắc còn nửa bát. Uống lúc nóng. Đồng thời lấy một quả khế và một củ tỏi giã nát đắp vào rốn (Tuệ Tĩnh. Nam dược thần hiệu).

+ Thúc sởi, làm sởi chóng mọc và mọc đều: lấy quả khế phơi khô 20g, canh châu 20g, sao vàng hạ thổ, sắc uống làm 2 lần trong ngày. (Kinh nghiệm của tổng Hội Y học Hà Tây).

+ Phụ nữ sau khi đẻ: dùng nước sắc quả khế 20g với vỏ cây hồng bì 30g, rễ sử quân 20g uống rất tốt.

+ Vết thương, mụn nhọt, lở loét: nấu nước quả khế dùng ngoài để rửa.

Hạt

+ Chữa đẻ khó, sót rau: lấy 9 hạt khế phơi khô, nhai nuốt nước.

Vỏ

+ Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amiđan: Lấy vỏ cây khế cạo hết lớp mốc và vỏ xanh bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, lấy 20g sắc với vỏ cây đơn châu chấu 8-12g, uống.

Tầm gửi cây khế

+ Chữa gãy xương: Lấy tầm gửi cây khế giã nhỏ trộn với nước vo gạo nướng rồi đắp vào chỗ gãy xương.

+ Chữa ho gà, sốt rét: sao vàng tầm gửi cây khế, sắc uống.

+ Chữa ho và hen sữa trẻ em: dùng tầm gửi cây khế phối hợp với tầm gửi cây ruối, rau má. Mỗi thứ 20g, bạc hà, lá hẹ mỗi thứ 10g. Sắc đặc, thêm mật ong cho đủ ngọt, uống.

II. Averrhoa bilimbi L.

Khế tàu,  Bilimbi

Cây gỗ nhỏ, cao 5-10m. Lá kép gồm 21-45 lá chét tròn, dài, thon, có ít lông ở mặt dưới; cuống phụ rất ngắn. Cụm hoa hình cờ ở thân hay nhánh già, cứng, có đốt. Hoa màu đỏ đậm, dài 5-7mm, tiền khai vặn. 5 nhị dài, 5 nhị ngắn. Bầu 5 vòi nhuỵ. Quả mọng hình trụ dài 5-10cm, có cạnh tù, màu xanh vàng và trong suốt khi chín. Nạc rất chua, ra hoa quanh năm.

Loài này được trồng rải rác ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Quả chứa 42,2% dịch có độ pH 4-4,7. Quả làm se, lợi tiêu hoá, làm lạnh. Nạc rất chua, khó ăn tươi. Quả dùng trị trĩ và bệnh scorbut do thiếu vitamin C. 


Y học cổ truyền thường sử dụng khế chua để chữa bệnh. Quả khế vị chua và ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua và se, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa vị ngọt, tính bình.

Cây khế có tên khác là ngũ liễm tử, ngũ lăng tử. Là cây gỗ thường xanh cao tới 10-12m. Lá kép lông chim, mỏng hình trái xoan nhọn. Cụm hoa ngắn, thành chùm xim, ở nách các lá, màu hồng hay tím. Quả to, tiết diệt hình ngôi sao 5 múi. Mùa hoa tháng 4 - 8, quả tháng 10 - 12. Trong múi khế chua, hàm lượng acid oxalic là 1%. Ngoài ra có những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K. Có các vitamin A,C, B1, B2 và P...

Món ăn bổ dưỡng từ khế

Khế múi có hàm lượng acid oxalic 1%, ít chua, là món ăn thông dụng của người Việt Nam. Người ta thường ăn tươi, làm rau, chấm mắm, nấu canh chua với tôm, tép, cá hoặc xào với thịt bò, sò, hến… 

Ngon cơm với tép khô xào khế.


Do có tính khử mùi tanh và làm cho nguyên liệu mềm hơn nên từ lâu dân ta đã dùng khế làm gia vị nấu các món ăn như: canh lươn nấu khế, khế xanh nấu ốc nhồi, canh bò nấu khế chua, cá lóc nấu canh khế… Canh cá rô nấu khế là món ăn "thuần nông" nhất mà có lẽ người Việt nào cũng biết. Cá rô đánh vảy, làm sạch, cạo hết nhớt. Khế rửa sạch, cắt bỏ vành, xắt lát mỏng. Cà chua rửa sạch, xắt múi cau. Nấu nước sôi, cho me vào lấy nước chua, bỏ hạt, sau đó cho cá vào nấu sôi. Nước sôi, thả cà chua vào, nêm gia vị vừa ăn, cho khế vào và tắt bếp. Rắc hành, ngò om, ngò gai xắt nhuyễn. Phi thơm tỏi vàng cho vào, thêm một vài lát ớt sừng.

Quả khế chín còn dùng làm mứt để ăn. Ăn một quả khế nhỏ có thể cung cấp 1/3 lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Quả khế còn chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.

Bài thuốc hay từ khế


Khế là loại quả tự nhiên có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Khế có thể giúp trị tóc bạc sớm, giải nhiệt, ngừa táo bón, chữa trĩ... vào mùa mưa bệnh sốt xuất huyết thường có những biến chứng phức tạp mà hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu phòng và trị căn bệnh này, tuy nhiên bạn cũng có thể phòng xuất huyết bằng bài thuốc từ khế.


Dị ứng với thời tiết (dân gian gọi là ma tịt) gây mẩn ngứa: Vỏ khế tươi (bỏ lớp vỏ ngoài) 50g sắc uống. Lá khế tươi sao nhẹ (dùng tay sao cho đủ độ không bỏng tay) xoa ngoài khi nguội lai sao.Làm như vậy 2 đến 3 lần sẽ khỏi.

Sởi ở trẻ nhỏ: Lá khế tươi 20g, vỏ khế tươi (cạo vỏ) 20g sao nhẹ rồi sắc cho trẻ uống. Khi sởi bay thì nấu nước lá khế cho trẻ tắm thì sẽ tránh được tái phát.(Nấu nước lá khế sôi rồi để ấm vừa tắm, không được pha nước lã).

Vết thương lở loét lâu khỏi: Nấu nước lá khế đặc, rửa và thấm vết thương, ngày 2 – 3 lần cho tới khi se miệng lên da non( thời gian từ 3 đến 5 ngày)


Chữa ho( khan hoặc có đờm): Hoa khế tươi tẩm nước gừng sao nhẹ: 20g, cam thảo bắc 40g . Sắc lấy nước uống 2, 3 lần , có thể pha như trà uống dần. Nhớ uống nóng.


Viêm họng, rát họng: Lá khế bánh tẻ tươi 40g, 1 chút muối. Giã nhỏ, vắt lấy nước cốt ngậm và nuốt hoặc có thể nhai chút lá khế với vài hạt muối cũng có tác dụng tuơng tự. 
 

Tên Averrhoa được lấy từ tên của người thầy thuốc Ả rập thế kỷ thứ XII là Averrhoes, người đã phát hiện khế là một loại dược liệu chữa được nhiều bệnh: “Dùng trộn với hồ tiêu để làm ra mồ hôi, giã nhỏ rồi đắp lên người để đánh tan sự rã rời, bải hoải; chữa bệnh ngứa nếu đắp khi còn nóng, kích thích hoạt động của mắt, dùng cho phụ nữ sau khi sinh, chữa ho, chữa sưng hạch tiết nước bọt, đau khớp xương, ung nhọt, phù thũng, sưng họng…”.

Khế có rất nhiều công dụng tốt mà không phải ai cũng biết.

Cây khế còn gọi là ngũ liễm, tên khoa học Averrhoa carambola L., thuộc họ chua me (Oxalidaceae).

Khế có nguồn gốc ở các xứ nóng vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, khế được trồng rộng rãi khắp nơi với hai giống khế múi là khế ngọt và khế chua. 
Tên Averrhoa được lấy từ tên của người thầy thuốc Ả rập thế kỷ thứ XII là Averrhoes, người đã phát hiện khế là một loại dược liệu chữa được nhiều bệnh: “Dùng trộn với hồ tiêu để làm ra mồ hôi, giã nhỏ rồi đắp lên người để đánh tan sự rã rời, bải hoải; chữa bệnh ngứa nếu đắp khi còn nóng, kích thích hoạt động của mắt, dùng cho phụ nữ sau khi sinh, chữa ho, chữa sưng hạch tiết nước bọt, đau khớp xương, ung nhọt, phù thũng, sưng họng…”. 
Trong 100g khế có chứa các chất sau: nước 92g, protein 0,3g, lipid 0,4g, glucid 5,7g, cellulose 1g, tro 0,3g; các nguyên tố vi lượng: Ca 8mg, P 15mg, Fe 0,9mg, Na 2mg, K 181mg; các vitamin: A 135mg, B1 0,04mg, B2 0,03mg, PP 0,3mg và vitamin C 32mg.

Khế múi có hàm lượng acid oxalic 1%, ít chua, là món ăn thông dụng của người Việt Nam. Người ta thường ăn tươi, làm rau, chấm mắm, nấu canh chua với tôm, tép, cá hoặc xào với thịt bò, sò, hến… rất ngon.

Do có tính khử mùi tanh và làm cho nguyên liệu mềm hơn nên từ lâu dân ta đã dùng khế làm gia vị nấu các món ăn như: canh lươn nấu khế, khế xanh nấu ốc nhồi, canh bò nấu khế chua, cá lóc nấu canh khế…

tac-dung-chua-benh-cua-cay-khe-5

Khế có rất nhiều công dụng tốt mà không phải ai cũng biết.

Quả chín còn dùng làm mứt để ăn. Ăn một quả khế nhỏ có thể cung cấp 1/3 lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Quả khế còn chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón. 
Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử, có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải uế, giúp làm lành vết thương. Thường được dùng chữa cảm sốt, khát nước, ngộ độc rượu, đi tiểu ít, nhiệt độc, vết thương chảy máu.

Ngày dùng 40-80g khế tươi, ăn sống như rau hoặc giã nát vắt lấy nước uống. Dùng quả khế ép lấy nước uống để giải nhiệt cũng như chống cảm nắng vào mùa hè oi nực rất tốt, chữa sưng răng lợi, loét mồm miệng và giảm đường huyết.

Hoa khế có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải độc tiêu viêm, thường dùng chữa sốt rét, ho khan, ho đàm, kiết lỵ, trẻ em bị kinh giản. Người ta thường dùng hoa khế tẩm nước gừng hoặc tẩm rượu gừng rồi sao thơm, sắc uống để chữa ho đàm. Ngày dùng 4-12g.

Vỏ thân và lá khế có vị chua, chát, tính bình, tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm. Thường dùng chữa sổ mũi, viêm dạ dày - ruột, đi tiểu ít, chấn thương bầm dập, mụn nhọt, viêm mủ da.

Liều dùng: vỏ thân ngày dùng 10-20g; lá khế ngày dùng 20-40g, sắc uống.

Có thể dùng vỏ thân và lá nấu nước, trong uống ngoài đắp hoặc tắm để chữa lở sơn, mẩn ngứa, mề đay.

Rễ khế có vị chua, chát, tính bình, tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thường dùng chữa đau nhức tay chân do phong thấp. Ngày dùng 12-20g, sao cho thơm, sắc uống.

Sau đây là một số bài thuốc có dùng khế chữa bệnh:

- Chữa nước ăn chân, lở loét, đau nhức: lấy một-hai quả khế chín, lùi trong tro nóng, để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.

- Chữa bí tiểu, đau tức bàng quang: khế chua bảy quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy một quả khế và một củ tỏi giã nhuyễn, đắp vào rốn.

- Chữa cảm cúm, mình mẩy đau nhức: khế chua ba quả, nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa với 50ml rượu trắng, uống một lần, hoặc chia làm hai lần uống vào lúc không no không đói quá.

- Chữa cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít, cảm nắng: lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia hai lần uống trước bữa ăn.

Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20-40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước, chia hai lần uống trước bữa ăn.

- Chữa viêm họng cấp: lá khế tươi 80-100g, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia hai-ba lần để ngậm và nuốt d

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý