Theo một quan điểm của Tây y, có thể hiểu thức ăn nóng là thực phẩm chứa nhiều năng lượng trong một đơn vị khối lượng nhất định. Chẳng hạn, dầu mỡ là thức ăn nóng vì 1 g đem lại những 9 calo; trong khi 1 g đường hay chất đạm chỉ mang lại 4 calo mà thôi.
Trong thức ăn còn có những thành phần rất quan trọng nhưng không đem lại chút năng lượng nào; đó là muối khoáng, vitamin và nước. Vậy theo quan điểm trên, rau hay trái cây tươi mọng nước là thức ăn mát vì ít calo; nhưng được phơi hay sấy khô thì chúng sẽ tăng năng lượng và hóa nóng. Ví dụ, chuối khô, nho khô... sẽ nóng hơn so với chuối hay nho tươi; thịt khô hay cá khô sẽ nóng hơn thịt hay cá tươi.
Một quan điểm khác cho rằng thức ăn mát là những thực phẩm đem lại ít năng lượng và nhiều nước, chất xơ, muối khoáng và vitamin. Việc một thức ăn được xem là nóng hay mát cũng chỉ có tính tương đối khi so sánh với những thực phẩm khác. Chẳng hạn, dưa hấu nóng hơn dưa chuột, nhưng lại mát hơn so với sầu riêng, mít, dứa...
Nhiều người cho rằng các loại thức ăn có tính nóng dễ gây mọc mụn. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng hoóc môn của cơ thể), tính chất da. Những người đang dậy thì hoặc có hàm lượng hoóc môn trong máu gia tăng, da nhờn và có nhiều tuyến bã sẽ dễ mọc mụn hơn người khác khi ăn các thức ăn nóng.
Theo Đông y, khái niệm thức ăn nóng hay lạnh được hiểu theo nghĩa thức ăn đó có nhiều dương tính hay âm tính hơn. Thuyết dưỡng sinh Ohsawa xác định tính nóng, lạnh của các thức ăn có nguồn gốc thảo mộc theo 14 đặc điểm sau:
Đặc điểm
Thức ăn nóng (dương)
Thức ăn lạnh (âm)
Miền sinh trưởng
Thường là miền Nam
Thường là miền Bắc
Mùa sinh trưởng
Mùa nóng
Mùa lạnh
Hướng mọc
Lên cao trên mặt đất
Xuống thấp (bò trên đất)
Hướng lên trên mặt đất
Dọc, thẳng đứng
Nằm ngang
Hướng mọc dưới đất
Nằm ngang
Nằm dọc
Nước
Nhiều
Ít
Thời gian nấu chín
Nhanh
Chậm
Chiều cao
Cao
Thấp
Biến đổi do nhiệt độ
Mềm
Cứng lại
Màu sắc
Lục, xanh, trắng, lam, tím
Đỏ, da cam, nâu, vàng, đen
Tỷ lệ K/Na
Trên 5
Dưới 5
Vitamin C
Nhiều
Ít
Bộ phận của cây
Thân và lá
Rễ, củ
Trong chế biến thức ăn, có thể điều hòa âm dương theo 2 hướng chính sau:
- Phối hợp những thức ăn mát với những thức ăn nóng: Ví dụ kho cá (sống dưới nước nên coi là âm hơn) với thịt (súc vật sống trên cạn nên coi là dương hơn); thịt hay cá (dương hơn) xào hoặc nấu canh với rau, củ (âm hơn).
- Trong một thức ăn, nên tận dụng hết mọi phần ăn được. Ví dụ, rau thì dùng cả thân, lá, rễ, hoa (Mướp dùng trái, hoa, lá non; khoai lang ăn cả củ lẫn lá vì phần lá bò ngang trên mặt đất thuộc dương, trong khi củ ăn sâu dưới đất được xem là âm...).
Còn nếu không am hiểu tường tận, tốt nhất nên dùng thức ăn đa dạng, mỗi thứ một tí, ắt sẽ tạo được sự cân đối giữa "nóng" và "mát" một cách tự nhiên.