<h2 justify\"="" style="font-size: 13pt; font-family: 'Times New Roman', Times, serif; line-height: 20px; text-align: justify;">Bệnh rong kinh là một trong biểu hiện thường gặp của rối loạn kinh nguyệt, gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của chị em phụ nữ. Nhằm giúp các bạn gái giải tỏa nỗi lo lắng này, baosuckhoe.org xin chia sẻ cách điều trị bệnh rong kinh hiệu quả với cây nhọ nồi.
Bệnh rong kinh là 1 trong các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt thường gặp
Theo Đông y, cây nhọ nồi còn có tên gọi khác là bạch hoa thảo hay hạn liên thảo hoặc cỏ mực vì khi bị vò nát nó sẽ chảy ra nước màu đen, cây thuộc họ Cúc rất dễ tìm kiếm. Cỏ nhọ nồi có lông cứng, hoa màu trắng và mọc ở các kẽ lá hoặc đầu cành. Nhọ nồi có tính lạnh, vị ngọt chua, lành tính, co tác dụng cầm máu, thanh can nhiệt, lương huyết (mát máu), dưỡng thận âm, từ đó giúp điều trị bệnh rong kinh hiệu quả.
Từ xa xưa, các thầy thuốc đông y vẫn thường dùng cả thân và lá cây nhọ nồi để chủ trị xuất huyết nội tạng (thổ huyết do lao, rong kinh, chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu,…), viêm gan mạn, kiết lỵ, mẩn ngứa, chấn thương sưng tấy lở loét,…
Cây nhọ nồi rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh rong kinh
Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, để chữa bệnh rong kinh hiệu quả, chị em phụ nữ chỉ cần hái một nắm cây nhọ nồi, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng. Sau đó vớt ra, để ráo nước rồi giã nát và vắt lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày bạn nên uống 2 chén nhỏ và duy trì trong vài ngày, chắc chắn tình trạng rong kinh trong kỳ kinh nguyệt sẽ thuyên giảm.
Ngoài ra, để điều trị bệnh rong kinh hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp cây nhọ nồi với các loại thuốc khác như sau.
Các bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa bệnh rong kinh hiệu quả
+ Bài thuốc 1: 20g ích mẫu, 8g uất kim, 10g đào nhân, 8g nga truật, 6g tóc rối đốt thành than, 14g bách thảo sương và 16g cỏ nhọ nồi.
+ Bài thuốc 2: 16g sinh địa, 12g huyền sâm, 8g câu kỷ tử, 8g địa cốt bì, 8g than bẹ móc, 16 cỏ nhọ nồi và 8g chi tử sao.
Lưu ý: các cách điều trị bệnh rong kinh từ cây nhọ nồi trên không nên dùng cho những người có rối loạn chức năng tiêu hóa như chậm tiêu hóa, đầy bụng, đại tiện phân loãng,…