Bà bầu ăn cháo trai giúp bổ sung kẽm – một yếu tố vi lượng rất quan trọng trong quá trình mang thai.
Bà bầu ăn cháo trai được không?
Theo các chuyên gia, thịt trai sông giàu đạm, canxi, phốt pho, một số vitamin như B1, B2, PP, C và có nhiều kẽm. Trong 100g thịt trai có 6,8g chất đạm, 0,6g chất béo, vitamin A, B1,…
Con trai nước ngọt hay trai sông thịt có vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu khát, thịt trai sông phối hợp với một số vị thuốc Nam có tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp.
Bà bầu ăn cháo trai giúp bổ sung kẽm – một yếu tố vi lượng rất quan trọng trong quá trình mang thai.
Theo Đông y, trai vị ngọt đậm, tính hàn, có công năng bổ âm, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc; thường dùng cho trẻ em hay ra mồ hôi trộm, chậm lớn, phụ nữ có thai, cho con bú, băng huyết, khí hư và chữa mắt bị sưng đỏ do nhiệt, nhặm mắt. Thịt trai khô là thức ăn, thuốc bổ thận từ xưa của y học Đông phương.
Đối với bà bầu, món ăn từ trai giúp bổ sung canxi và đặc biệt làm giảm chứng hoa mắt, chóng mặt và thiếu máu.
Đặc biệt, bà bầu ăn cháo trai còn giúp bổ sung kẽm – một vi chất rất quan trọng trong quá trình mang thai. Bởi tình trạng thiếu kẽm sẽ gây nhiều rối loạn như tổn thương da, xương gãy lâu liền, giảm khả năng sinh sản…
Bà bầu ăn cháo trai có thể bổ sung kẽm mà không gặp những phiền toái như dùng thuốc. Trong 100 g thịt trai có 70 mg kẽm, gần gấp đôi so với thịt bò. Ngoài ra, thịt trai còn quý vì chất béo của nó không gây hại.
Cách nấu cháo trai ngon
Nguyên liệu:
- Gạo xay vỡ (ra hàng xay bột hoặc tự xay bằng cối xay sinh tố, loại nhỏ để chuyên xay thịt)
- Trai
+ nếu nấu cho bé nên chọn loại trai cánh (màu xanh, mỏng có một đoạn cánh dài ở phần gáy giữa của con trai, nó có tác dụng chống mồ hôi trộm ở các bé và ăn rất mát)
+ Trai ăn thịt ngon thì nên lựa loại trai có phần bụng gần lưng lồi lên thật dày (giống như chọn xoài có bụng to thì nhiều thịt ý mà). Con trai này có một hình tròn u lên nhiều vân và óng ánh như miếng trai người ta thường khảm gỗ, màu đen nâu đất sẫm.
- Hành khô
- Rau dăm
- Hành lá tươi
- Hạt tiêu
- Tương ớt
Cách làm
Lấy bàn chải cọ sạch hai mặt của con trai
Cho vào nồi nước sấp sấp trai
Đun vừa sôi chín tới, con trai mở miệng ra là được
Vớt trai ra, để nước lắng cặn, chắt phần trên ra cho gạo vào quấy đều tay để nước trai ngấm vào từng hạt gạo sẽ rất đậm cháo. (nhớ pha gạo bằng nước lã rồi đổ vào nước trai từ từ, chứ không gặp nước nóng nó sẽ vón cục bột)
Trai để nguội 1 phút, lấy tay cấu toàn bộ phần lùng bùng, dây dợ để riêng ra một bên, rửa sạch những cái nhớt đen, xanh đi. Lấy lưỡi dao cạo sạch phía bên ngoài con trai cho thật sạch, chỉ còn một màu trắng mà thôi.
Rồi đặt con trai nằm ngang, lấy dao lách đôi con trai theo chiều từ trái qua phải, như kiểu lạng thịt cho mỏng để làm bít tết.
Cầm cả con trai, mở hai mặt trong ra (sẽ có hai mặt trái và phải) để thẳng vào vòi nước, nước sẽ sối sạch hết fertiliser và chất thải bên trong con trai theo các đường rãnh rất nhỏ, cứ chỗ nào có vết đen, nâu, xanh đậm (Tức là ngoài màu trắng ra) thì đưa thẳng vào chỗ vòi nước nó sẽ xối sạch sẽ.
Bạn đừng sợ nước sẽ làm mất hết chất trắng dinh dưỡng bên trong con trai, nếu bạn dùng tay để bóp cái phần cục phân ở đầu ra bạn sẽ chẳng bao giờ cấu hết được cái bẩn mà còn nặn cả phần dinh dưỡng ra nữa. Cứ dùng vòi nước, nước chỉ xối đi cái bẩn mà vẫn để nguyên phần dinh dưỡng.
Sau đó thái nhỏ trai ra, lấy mỡ phi hành khô cho trai vào sào, cho mắm, gia vị vào đảo đều một chút rồi bắc ra ngay.
Lúc này gạo đã nở ra hết, đổ trai đã xào vào, nhớ tráng cả nồi nhé cho đỡ phí, nêm mắm muối, cho hành răm vào, hạt tiêu, ớt khô.
Vậy là món cháo trai đã thành công.
An Nguyên (Tổng hợp)