Cách cai rượu cực tốt các bạn đã biết?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách cai rượu cực tốt các bạn đã biết?

01/10/2015 12:00 AM
568

A. RƯỢU – CỘI NGUỒN CỦA NHỮNG ĐIỀU BẤT HẠNH

- Những người trở thành “con sâu rượu” đệ tử của thần Lưu Linh, tự lúc nào, đến khi sức khỏe suy tàn, gia đình tan nát, cuộc sống bế tắc, vợ con hết chịu đựng nổi thì mới nhận ra là muốn bỏ rượu. Nhưng muốn bỏ rượu mà sao khó thế.

 - Bỏ rồi, bạn bè rủ rê, đám xá hoặc cảm thấy buồn buồn, trống rỗng, không ngủ được, nhạt miệng, hoặc cảm thấy mình lép vế, không có khí thế:

“Trai vô tửu như kỳ vô phong” - Thế là lại tìm đến rượu.

- Có người bị ngộ độc rượu, bị mê sảng do rượu, bị can tội do rượu, phải vào viện, bị công an, chính quyền bắt. Có nhiều người thấy cha mình, anh mình do nghiện rượu dẫn đến thất bại danh liệt nhưng vẫn không thoát được, vẫn cứ dấn thân vào rượu.

- Đại đa số người chỉ đến khi phát bệnh như: xơ gan, suy tim, lao phổi do rượu, hoặc do không còn chấp nhận được rượu mới giảm hoặc thôi uống rượu. Lúc đó thì sự thể đã rồi.

- Tại các bệnh viện tâm thần ngày nay, số bệnh nhân tâm thần do rượu và ma túy đã đứng vào hàng thứ 2 sau bệnh tâm thần phân liệt, 88% bạo lực gia đình, ly hôn, gia đình tan nát, trẻ con đi bụi đời,…….là do bố mẹ nghiện ngập gây nên. Nhưng có người vẫn bênh vực cho việc uống rượu bia.

- Chúng ta đi các nước đều thấy người ta rât ít uống rượu và dùng thuốc lá. Không bao giờ dùng rượu bia để thiết đãi tiệc tùng.Vậy mà ở nước ta không có cuộc liên hoan gặp mặt, tiệc tùng nào là không ngập trong rượu bia. Người ta khuyến khích nhau uống và cứ sau mỗi bữa tiệc bao giờ cũng có người say mềm mà trên bàn vẫn còn đầy bia rượu. Bia rượu thường chiếm từ 30 – 50% chi phí của các bữa tiệc. Các quán nhậu luôn đông khách, có người nhậu thâu đêm suốt sáng, say xỉn rồi quậy phá, đánh nhau, gây án, rồi phóng xe ra đường gây tai nạn giao thông,…..Một đất nước mà mỗi ngày có đến 30 – 40 người chết, hàng trăm người bị chấn thương do tai nạn giao thông, nguyên nhân chủ yếu vẫn là say rượu bia

Tình hình đã đến mức báo động

Tuy nhiên người ta vẫn khuyến khích cho “ văn hóa rượu bia” ở nước ta, có ai ngăn thì họ cho là “ người hâm”. Vậy ta cùng nhau phân tích cái lợi, cái hại của rượu.

Lợi của rượu – bia

Khai vị

Khai khẩu để mở đầu một giao tiếp

Dùng ở liều thấp, tăng kích thích, tăng giao lưu, giảm e ngại, thêm tự tin.

Hưng phấn, gợi cảm, bộc lộ tâm tư

Giảm căng thẳng, giảm lo âu

Tăng thêm khẩu vị, kích thích ăn uống.

Tăng năng lượng cho cơ thể

Cảm thấy ngon miệng, dễ tiêu hóa.

Giảm đau, dễ ngủ

Giải sầu, tránh nhàm chán.

" Lợi là tức thì.
Khi xưa không rượu, không bia,
Hồng hào, mạnh khỏe chẳng hề thua ai.
Việc nhà việc nước hai vai,
Vợ yêu, con quý, trong ngoài đều khen.
Ngày nay chỉ tại ma men,
Thân tàn, ma dại chẳng em nào nhìn. "

Hại của rượu – bia:

Gây ngộ độc (say)

Gây nghiện, sống lệ thuộc rượu.

Gây tai nạn giao thông, gây mất trật tự, phạm pháp.

Gây tan vỡ hạnh phúc gia đình, bạo hành gia đình, hành hạ, bỏ bê vợ con.

Mất thời gian đi nhậu nhẹt, không hoàn thành công việc, mất uy tín.

Tổn hại về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần: biến đổi chức năng gan dẫn tỡi gan; viêm loét bao tử, thoái hóa thần kinh( run,đau nhức thần kinh) gây biến đổi nhân cách, mất trí nhớ, loạn thần: mê sảng, áo giác hoang tưởng, kích động…..

Tha hóa về nhân cách, đạo đức.

Không  quan tâm đến gia đình, không còn đủ nhân cách để giáo dục con cái.

Kinh tế gia đình sa sút, tương lai bế tắc                                                                                                           B. LÀM SAO CAI RƯỢU

I. NHỮNG THÁCH THỨC

Ở đâu người ta cũng uống rượu làm sao tránh ?

- Nên cố tránh các tiệc tùng, bạn nhậu.

- Nên tập thói quen sống không rượu bia, say xỉn.

- Sức mạnh của ý trí là làm chủ được mình và biết quý trọng cái quý nhất của con người là sức khỏe, trong đó sức khỏe tâm thần la trên hết.

- Nhiều người không đủ chính kiến và ý chí để tránh xa rượu, hạn chế uống rượu và cai rượu.

- Bỏ rồi lại thất bại, không uống không chịu được

- Thường người ta uống rượu từ lúc trẻ, khi người ta cứ tưởng mình khỏe mạnh lắm, uống chút cũng không sao. Nhưng cứ uống rượu 5 năm là nghiện, 15 năm sau thì bệnh tật mới lần lượt ra đời, đặc biệt là thoái hóa thần kinh.

II. LÀM SAO ĐỂ HẠN CHẾ HAY BỎ UỐNG RƯỢU

1. Khi có dấu hiệu quen và nghiện (lúc nào cũng them rượu, uống không biết say) thì nên dừng lại là khả thi nhất. Đừng để lúc quá bê tha rồi mới bỏ.

- Bỏ uống rượu cũng như ra trận đánh giặc, phải đấu tranh chống lại sự thèm muốn của bản thân và sự rủ rê, khích bác của bạn bè. Hãy lấy những tấm gương sấu của những người nghiện ngập mà răn đe bản thân mình và bạn bè.

2. Thay đổi thói quen, không nên cứ ăn uống tiệc tùng là phải có rượu. Mỗi khi cụng ly hay nghĩ đến sức khỏe và gia đình.

3. Tìm công việc giải trí thích hợp để quên cảm giác thèm rượu như: đi câu, tham quan, du lịch, tập thể dục, xem phim, nghe nhạc…..

- Cơn thèm sẽ qua đi qua đi khi ta ăn no, nhai kẹo cao su hoặc kẹo cai.

- Tránh xa các bạn nhậu hay những người bạn hay rủ rê uống rượu và tránh lui tới những quán bia rượu. Phải cương quyết đối đầu với những cám dỗ.

4. Tìm cách khác để giải tỏa các cơn sầu muộn, buồn chán, căng thẳng chứ đừng mượn rượu. “ Nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm”.

5. Tham gia các câu lạc bộ người cai rượu, các buổi nói chuyện về tác hại của rượu( tiếc rằng đối với người cứ buông thả, nghiện ngập thì rất khó lôi cuốn họ )

III.VẤN ĐỀ CAI RƯỢU

1. Đối với bản thân người nghiện

Phải có quyết tâm, phải tự giác cai rượu sau đó mới dùng tới thuốc. Nếu không tự giác thì rất khó vì uống thuốc vào vẫn cứ uống rượu thì sẽ gây cho người ta khó chịu và người ta sẽ bỏ thuốc chứ khôn bỏ rượu.

2. Gia đình người thân đóng vai trò chủ đạo

- Gia đình là nạn nhân trực tiếp của tệ nghiện rượu và cũng chính là nơi cung cấp tiền mua rượu và tổ chức các cuộc nhậu.

- Vì vậy, trước tiên người trong gia đình phải quán triệt lợi ích của việc bỏ rượu. Thường người vợ là nạn nhân chính của người chồng nghiện rượu. Ở một số nước tiên tiến thì vợ có quyền bỏ chồng, tước bỏ quyền làm cha của ông chồng nghiện ngập.Ở nước ta có điều luật trong luật hôn nhân và gia đình cho phép người vợ ly hôn ông chồng nghiện nhưng ít người thực hiện được. Rất ít bà vợ cấm chồng uống rượu thành công, nếu không biết cách tác động đúng lúc ( xỉ vả lúc họ say thay vì tỉ tê tâm sự khi họ tỉnh) thì khó thành công, có khi còn tác dụng ngược lại.

- Cai rượu cho một người phải là quyết tâm của cả gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi có uy tín trong gia đình.

C. CÁC PHƯƠNG PHÁP CAI RƯỢU

1. Tâm lý liệu pháp

Rất quan trọng và cần thiết, có thể làm từng cá nhân hoặc theo nhóm.
Giải thích cho họ nguy hại của rượu.
Tìm hiểu nguyên nhân nào mà người ta nghiện rượu.
Giải tỏa những lo âu, phiền muộn….
Tổ chức các hoạt động giảm sự thèm muốn rượu.
Tư vấn về mọi mặt cho họ.
2. Dùng thuốc an thần

- Các thuốc thảo dược, các bài thuốc nam êm dịu: tim sen, lạc tiên, Roxen,…..có tác dụng gây ngủ, trấn an, xoa dịu cơ thể giúp người nghiện rượu qua cơn thèm rượu và dễ ngủ.

- Các thuốc an thần êm dịu: Diazepam ( Seduxen), clodiazepoxid( Librium), Meprobamat,…..có tác dụng giải tỏa lo âu tốt, gây ngủ nhanh, có tác dụng lâu bền nhưng có nguy cơ gây nghiện rất cao vì vậy nên thận trọng, chỉ dùng ngắn ngày, liều thấp và khi thật cần thiết.

- Các thuốc an thần kinh mạnh như: Levopromazin( tisercin), Haloperidol( Haldol), clopromazin( Aminazin), sử dụng khi có biểu hiện rối loạn tâm thần, có tác dụng chữa trị các biểu hiện loạn thần( kích động, quấy phá, ảo giác: nghe tiếng xui khiến, chửi rủa, nhìn thấy hình ảnh ghê rợn….hoang tưởng: ghen tuông, kiện cáo…..

- Các thuốc chống trầm cảm: Amitriptilin ( Laroxyl), Tianepin( stablon) có tác dụng chống, lo âu, gây ngủ, giảm thèm rượu, có thể sử dụng lâu dài không sợ gây nghiện.

- Các thuốc bổ trợ cơ thể:

+ Các loại Vitamin A,B,C,D,E…

+ Các loại muối khoáng: kali, canxi, magie, sắt……

+ Các loại thuốc bỏ gan, thận, mật: atiso, nhân trần…….

+ Các loại tăng cường tuần hoàn não: Cinnarizin (stugeron), Piracetame( Nootropnie), Centrophenecin( Lucidril)…..

- Các loại thuốc chống thèm rượu: Aortal…..

Điều rất cần thiết vì bệnh nhân nghiện rượu thường ăn uống bất thường, không đủ chất, xơ gan, ốm yếu….

- Thuốc gây phản xạ chán rượu:

Disulfuram (Antabuse – Speral) khi vào máu tạo nên chất  Axetandehyt, chất này gặp rượu sẽ tạo phản xã nôn làm bệnh nhân cứ ngửi thấy rượu là nôn.

Antabuse có loại 250mg và 500mg, 3 ngày đầu uống 1-2 viên sau đó duy trì 15 ngày tới 1 tháng.

Khi bệnh nhân ngửi thấy rượu dẫn đến nôn có thể ám thị là cơ thể bệnh nhân: tim, gan, não đã hỏng, không uống được rượu nữa nên bỏ rượu.

Thận trọng vì có thể gây dị ứng.

Theo tài liệu của bác sĩ chuyên khoa II

LƯƠNG HỮU THÔNG

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý