Em nghe nói có những cách tự nhiên có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông mà không phải quá lo lắng đến các tác dụng phụ không mong muốn.
Em vẫn biết, mùa đông là thời điểm cần tăng cường hệ miễn dịch để tránh cảm lạnh và cảm cúm khó chịu nên ngay từ những ngày đầu đông, em đã có ý thức bảo vệ sức khỏe cho cả bản thân mình và chồng con. Mỗi lần đi làm, nghe các anh chị kêu ca là cả nhà ốm o, ho hắng, em cũng lấy làm mừng thầm vì nhà mình mọi người ai cũng khỏe mạnh.
[links()]
Nhưng "niềm vui ngắn chẳng tày gang", mùa đông chưa hết mà mấy ngày hôm nay em đã thấy cả nhà em có dấu hiệu cảm cúm hết rồi. Bắt đầu từ con trai em, từ sổ mũi đến sốt và cuối cùng là ho kéo dài. Rồi sau đó đến em và chồng em bị sụt sịt, ho hắng. Đến giờ đã hơn tuần rồi mà cả nhà em vẫn chưa khỏi. Em đã mua thuốc tây cho cả nhà uống, nhưng sao sốt ruột quá, chẳng thấy thuyên giảm bao nhiêu.
Nhưng "niềm vui ngắn chẳng tày gang", mùa đông chưa hết mà mấy ngày hôm nay em đã thấy cả nhà em có dấu hiệu cảm cúm hết rồi.
Chị em nào có kinh nghiệm có thể chia sẻ cho em một chút được không ạ? Em nghe nói, có những cách tự nhiên có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông mà không phải quá lo lắng đến các tác dụng phụ không mong muốn. Mỗi thực phẩm lại có những cách thức điều trị và tác dụng khác nhau, không biết có đúng không nữa, chỉ sợ "xôi hỏng bỏng không" mà thôi.
Cụ thể nhé:
1. Chất lỏng: nước, nước trái cây, trà
Các kí sinh trùng gây cảm lạnh thường phát triển mạnh trong cổ họng và mũi khô, nhưng uống nhiều chất lỏng trong suốt cả ngày có thể giúp giữ cho mũi và họng luôn ẩm ướt và "đe dọa" các virus gây bệnh. Sau đó, có thể hắt xì chúng ra khỏi mũi hoặc nuốt xuống dạ dày vì axit trong dạ dày có thể tiêu diệt virus này trước khi chúng có cơ hội để làm cho chúng ta bị bệnh. Uống nhiều các loại chất lỏng không chỉ có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh mà còn rất hữu ích khi đang bị bệnh.
Nếu bị đau họng, đừng quên nhâm nhi nước nóng với một chút mật ong và chanh (để thu nhỏ mô cổ họng sưng và giúp tiêu diệt các tế bào virus), hoặc thêm mật ong và chanh vào trà nhé.
Hãy duy trì thói quen uống ít nhất 8 ly nước hoặc chất lỏng khác mỗi ngày, và nhiều hơn trong trường hợp đang bị sốt.
Gợi ý hữu ích: Khi chọn nước hoa quả, hãy chọn loại không đường.
Hãy duy trì thói quen uống ít nhất 8 ly nước hoặc chất lỏng khác mỗi ngày, và nhiều hơn trong trường hợp đang bị sốt.
2. Súp gà
Các chuyên gia sức khỏe tin rằng súp gà nóng làm tăng nhiệt độ trong mũi và cổ họng của chúng ta và tạo ra một môi trường khắc nghiệt đối với các virus thích khí hậu lạnh, khô. Tiếp theo, súp gà sẽ làm cho vùng mũi, họng trở nên ẩm ướt và các chất nhầy dễ dàng bong ra và trôi ra ngoài, giúp thông mũi, đỡ đau họng.
Các nghiên cứu đã chứng minh súp gà sẽ có tác dụng tốt hơn nếu ăn nóng. Và súp gà còn có thể ức chế các tế bào máu trắng gọi là bạch cầu trung tính được phát hành với số lượng lớn khi chúng ta bị cảm lạnh.
Không có quy định về "liều lượng" cho súp gà, do đó, chỉ cần thưởng thức một bát súp hà khi muốn giảm các triệu chứng hắt hơi và sổ mũi.
3. Tỏi
Trong tỏi có chứa allicin, một loại kháng sinh mạnh, có thể chống lại vi khuẩn, virus và nấm. Nếu có thể thì chị em nên ăn tỏi sống hoặc thêm vào món súp hoặc các món ăn hàng ngày. Nên để tỏi ở ngoài trong vòng 10-15 phút trước khi thêm vào món canh để cho phép các hợp chất có tác dụng trị bệnh trong tỏi được giữ nguyên vẹn.
Nếu trẻ con không ăn được tỏi thì các mẹ có thể giã nát tỏi và cho vào trong tất của con, để khi con đi lại, chạy nhảy, tỏi sẽ hấp thụ dần dần qua da của con.
Gợi ý hữu ích: Nếu trẻ con không ăn được tỏi thì các mẹ có thể giã nát tỏi và cho vào trong tất của con, để khi con đi lại, chạy nhảy, tỏi sẽ hấp thụ dần dần qua da của con.
4. Các loại gia vị và các gia vị cay
Theo y học truyền thống của Ấn Độ, quế, rau mùi, gừng có tác dụng thúc đẩy toát mồ hôi và thường được sử dụng để hạ cơn sốt. Chị em cũng có thể làm giảm ngạt mũi bằng cách ăn những món ăn có các loại gia vị cay này. Gia vị có thể thu nhỏ các mạch máu trong mũi và cổ họng của mình để tạm thời làm giảm tắc nghẽn ở mũi và họng.
Gợi ý hữu ích: Hãy lấy một tách nước nóng (250 ml) trộn với 1/2 muỗng cà phê (2 ml) với bột rau mùi và quế (1 ml) bột gừng. Hòa tan trong vòng 10 phút, sau đó mới uống.