Tụt huyết áp ở bà bầu số lượng không nhiều và không nguy hiểm như cao huyết áp nhưng dễ gây chấn thương cho mẹ và thai nhi do té ngã.
Tình trạng tụt huyết áp ở bà bầu
Theo PhunuOnline, chỉ số huyết áp (HA) ở bà bầu rất quan trọng vì trong nhiều tình huống nó quyết định cả số phận của mẹ và thai nhi. Vì thế, tìm hiểu về HA của bản thân và theo dõi HA trong suốt quá trình mang thai là điều mà phụ nữ cần quan tâm.
Khi mang thai, bánh nhau tiết ra nhiều chất nội tiết. Bên cạnh các chất co mạch, còn có rất nhiều chất giãn mạch. Các chất này sẽ làm giãn thành mạch máu, làm HA giảm khi mang thai. Tụt huyết áp gây choáng váng, chóng mặt, ngất nếu thay đổi tư thế quá nhanh.
Kinh nghiệm ở những trường hợp bị hạ HA là đang sinh hoạt đi đứng bình thường, thậm chí đang “tám” cùng bạn bè “tưng bừng” vui vẻ, bỗng dưng thấy trời đất tối sầm, tỉnh lại thấy nằm ở nơi khác! Cũng có người bị ói rồi mới ngất.
Tụt HA ở thai phụ số lượng không nhiều và không nguy hiểm như cao HA nhưng dễ gây chấn thương cho mẹ và thai nhi do té ngã. Nguy hiểm nhất là lúc tham gia giao thông hoặc ở trên tầng cao.
Theo BS Lưu Thị Thanh Loan - BV Từ Dũ TP.HCM thì bản thân bà bầu bị HA thấp cần tự bảo vệ mình và con bằng cách: uống đủ nước mỗi ngày nhằm tránh trường hợp tụt HA do mất nước làm ảnh hưởng đến lượng máu nuôi dưỡng thai nhi.
Bà bầu bị tụt HA không nên đứng quá lâu hoặc ngồi lâu, khi đứng lên, ngồi xuống phải khoan thai từ tốn. Trong trường hợp thấy chóng mặt nên ngồi xuống cho đến khi hết và đứng lên từ từ. Nằm nghiêng tốt hơn nằm ngửa. “Thủ” sẵn trong túi những món ăn vặt ngọt (bánh quy, kẹo…), dùng khi cảm thấy người không khỏe để tránh tụt HA. Luyện tập những động tác nhẹ nhàng theo hướng dẫn của BS sẽ giúp HA ổn định.
(Ảnh minh họa)
Người thân của bà bầu bị tụt HA cần học cách sơ cấp cứu như sau:
- Khi thấy có dấu hiệu tụt HA (mệt mỏi, mặt xanh…), hãy nhanh chóng đặtbà bầu nằm xuống với tư thế đầu thấp hơn chân.
- Tiếp nước điều tiết HA: cho uống nước trà gừng, nước sâm, nước chè đặc, nước ép trái cây…
Bà bầu phòng tránh tụt huyết áp bằng chế độ ăn uống
Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, trong thời kỳ có thai, chế độ ăn uống rất quan trọng vì có ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn con, đến sự tăng cân của cả mẹ và thai nhi. Trong suốt thời kỳ có thai, người mẹ cần tăng được 10 - 12kg. Để đạt được mức tăng này, người mẹ cần ăn thêm 1 - 2 bát cơm (hoặc uống thêm 1 - 2 cốc sữa) mỗi ngày so với bình thường khi không mang thai.
Ngoài ra, trong thời kỳ có thai, người mẹ nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vitamin C như rau quả, các loại thức ăn có nhiều canxi, phốtpho (cá, tôm, cua, sữa,...) để giúp cho sự tạo xương của thai nhi và các thức ăn có nhiều sắt như thịt, trứng, các loại đậu đỗ,... để đề phòng thiếu máu.
Nhưng cũng cần chú ý một số vấn đề nên hạn chế trong ăn uống: không dùng chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc; giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm.
Điều quan trọng là bổ sung viên sắt ngay từ khi bắt đầu có thai. Nếu thai phụ chưa uống viên sắt, cần uống ngay. Trường hợp của nếu tụt huyết áp thì nên điều chỉnh chế độ ăn uống và lao động, nghỉ ngơi hợp lý, xét nghiệm máu xem có thiếu máu không.
Thuốc tham khảo: Acotea
- Tăng huyết áp, giúp bồi bổ và lưu thông khí huyết, đưa huyết áp về trị số bình thường
- Làm giảm các triệu chứng của bệnh HA thấp; đặc biệt cho tác dụng rất nhanh, đáp ứng ngay trong những lúc gặp phải triệu chứng của huyết áp thấp
- Giúp tăng cường sinh lực, làm giảm mệt mỏi, chống suy nhược thần kinh.