Triệu chứng viêm mũi xoang
Sốt, đau vùng mặt theo chu kỳ, nhức đầu, ngạt tắc mũi... là những biểu hiện của viêm xoang. Căn bệnh này gần đây có xu hướng tăng. Tại Bệnh viện tai mũi họng Trung ương, viêm mũi xoang chiếm hơn 60% tổng số bệnh nhân tới khám.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh:
Nhiễm khuẩn do viêm mũi hay viêm họng cấp hoặc sau các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp, nhiễm khuẩn do răng.
Các kích thích lý, hóa học, các hơi khí hóa chất độc, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân gây viêm xoang cấp.
Chấn thương do hỏa khí, cơ học hay áp lực gây xuất huyết, phù nề, thương tổn niêm mạc và thành xoang.
Các yếu tố tại chỗ như lệch hình vách ngăn hay nhét bắc mũi làm ứ tắc xuất huyết xoang.
Các yếu tố toàn thân như suy nhược, đái đường...
Khi
bị viêm mũi xoang, thông thường bệnh nhân chỉ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ,
nhưng cũng có trường hợp sốt cao (nhất là ở trẻ em). Đau vùng mặt là dấu
hiệu chính, thường đau về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành
từng cơn gây nhức đầu. Đau nhức nhất là vùng quanh mắt, đau thành cơn,
theo nhịp mạch đập. Ấn thấy đau ở phía dưới ổ mắt, cơn đau có chu kỳ
đúng khoảng thời gian nhất định trong ngày, thường vào lúc từ 8 giờ tới
11 giờ. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường thấy ngạt, tắc mũi. Tùy theo tình
trạng viêm mà tắc một hay cả hai bên, mức độ nhẹ hoặc vừa, từng lúc hay
tắc liên tục gây mất ngửi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng về ban đêm.
Chảy mũi đặc có thể mủ lẫn máu.
Trường hợp viêm xoang do răng số
5, 6, 7 hàm trên sẽ thấy bị áp-xe quanh răng, đau nhức theo nhịp mạch
đập. Lợi quanh đó bị viêm, mủ chảy từ xoang ra rất thối, chảy mủ mũi
vàng đục làm hoen bẩn khăn tay, có mùi hôi. Xì mạnh đôi khi thường gây
đau và lẫn tia máu. Viêm xoang cấp có thể tự khỏi nhưng cũng dễ chuyển
thành viêm xoang mạn.
Về điều trị,
bệnh nhân phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và phù nề tại
chỗ. Ví dụ: Đặt bấc có tẩm dung dịch tampon naphazolin, ephedrin vào khe
giữa, xông menthol, khí dung. Chỉ chọc rửa xoang hàm khi đã giảm viêm
nhiễm (hết sốt, bạch cầu trong máu trở lại bình thường).
Viêm mũi dị ứng
1. Đại cương về Viêm mũi dị ứng
Dị ứng là một bệnh toàn thân, có thể xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào của cơ thể như mắt, da... trong đó mũi và xoang mũi là một bệnh rất phổ biến.
Khí hậu khó lường, tình trạng ô nhiễm tăng, mật độ dân cư đông đúc... đã làm gia tăng số người mắc viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng họng, hen, dị ứng da... Trong đó, theo thống kê, số bệnh nhân viêm mũi dị ứng chiếm tới 40 - 45%.
Viêm mũi xoang dị ứng cũng là một biểu hiện cục bộ tại bộ phận mũi xoang khi tiếp xúc với các dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) như bụi nhà, thực phẩm (trứng, sữa, các loại hải sản..), thuốc, phấn hoa, sự thay đổi các yếu tố của môi trường: độ ẩm, nhiệt độ... tinh thần căng thẳng, nội tiết tố, vi khuẩn, vi rút...
Dị ứng tùy thuộc từng cá thể, tuy nhiên bản chất của cơ địa đến nay vẫn chưa thật sáng tỏ, người ta nêu ra các biểu hiện không bình thường ở người có cơ địa dị ứng: tăng bạch cầu eosino trong máu và dịch tiết niêm mạc, khả năng gắn histamin của huyết thanh giảm.
Viêm mũi dị ứng: có hai loại
Viêm mũi dị ứng có chu kỳ: thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng, với các triệu chứng như: nhột nhột, cay trong mũi rồi hắt hơi, có khi đến vài chục cái. Có thể chảy nước mắt, đỏ và ngứa mắt, chảy mũi nước trong, lượng nhiều và có thể kèm nhức đầu, uể oải. Thông thường thì triệu chứng hắt hơi xảy ra vào buổi sáng. Tuy nhiên vào buổi trưa, buổi chiều cũng có thể có và tình trạng này kéo dài khoảng 1 tuần đến 10 ngày sẽ khỏi. Khi soi mũi trong cơn thì thấy mũi hẹp, nhầy trong, niêm mạc mũi sung huyết, ngoài cơn thì thấy mũi khô, thoáng. Đây là cơn viêm mũi dị ứng ngắn hạn và nếu bệnh kéo dài thì nước mũi sẽ đặc lại, niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, cuống mũi bị phình to thường xuyên… làm nhức đầu, nhức trán, nên bệnh nhân dễ nghĩ có viêm xoang.
Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ: triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa, thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng và kéo dài hơn giữa 2 cơn. Khi khám thì thấy niêm mạc mũi nhợt, có nhiều polype mũi và chụp X-quang thì thấy mờ hết các xoang.
Các biện pháp phòng tránh
- Tránh các yếu tố kích thích từ môi trường như: máy điều hoà không khí, phấn hoa.
- Tránh những nơi có nhiều bụi, nấm mốc.
- Tránh các loại vật nuôi
2. Không dùng thuốc tây chữa Viêm mũi dị ứng tuỳ tiện
Trong các thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng, nhóm thuốc chống viêm được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là những bệnh lý viêm mũi dị ứng. Nhóm thuốc chống viêm corticoid cải thiện triệu chứng chảy mũi, hắt hơi, ngạt tắc mũi rất có hiệu quả nên hay được sử dụng rộng rãi.
Thuốc xịt corticoid tại chỗ tuy chỉ hấp thu vào máu khoảng 2% nhưng nếu không được dùng đúng cách cũng sẽ gây một số biến chứng do corticoid nói chung, nhất là trẻ em dưới 2 tuổi như không kích thích vỏ thượng thận tiết hormon, làm tuyến vỏ thượng thận bị teo, gây hội chứng biến dưỡng hậu quả từ việc tăng giữ muối, nước, gây hiện tượng béo giả, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, gây tăng đường huyết - nguy cơ của đái tháo đường. Bên cạnh đó làm tăng huyết áp, giảm kali máu kết hợp rối loạn cân bằng muối - nước gây nhiều bất lợi cho người bị bệnh tim mạch, người glôcôm... Rối loạn quá trình tái tạo xương, biến dưỡng cơ dẫn đến loãng xương và teo cơ. Giảm sức đề kháng chung của cơ thể nên rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm, đặc biệt là ở hệ thống mũi xoang. Một số trường hợp xuất hiện rối loạn kinh nguyệt hoặc chảy máu mũi....
3. Đông y chữa Viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân: Do phế khí và vệ khí hư không khống chế được phong hàn xâm nhập mà gây ra bệnh,, bệnh thường tái phát khi thay đổi thời tiết, nhất là từ mùa ấm chuyển sang lạnh.thường gặp nhiều nhất vào mùa thu đông.
Triệu chứng: Khi thay đổi thời tiết thì hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi, chẩy nước mũi trong, bị nhiều vào lúc ngủ dậy, khi gặp lạnh ....
Phương pháp chữa: Bổ khí cổ biểu, khu phong tán hàn.
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng 1:
Quế chi |
8 |
Cam thảo |
4 |
Sinh khương |
4 |
||
Hoàng kỳ |
16 |
Xuyên khung |
16 |
Tế tân |
6 |
Bạch truật |
12 |
Phòng phong |
6 |
Ké |
16 |
Bạch chỉ |
12 |
Hoài sơn |
16 |
Bạch thược |
12 |
Bán hạ |
8 |
Đẳng sâm |
16 |
Ngũ vị |
4 |
Ma hoàng |
6 |
Khương hoạt |
8 |
Tang bì |
10 |
Táo |
6 |
Gặp lạnh hay bị hắt hơi dùng bài Đinh hương thị đế thang hoặc thị đế thang,
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng 2:
Phòng phong |
15 |
Ngân hoa |
12 |
Ké |
12 |
||
Tân di |
10 |
Xuyên khung |
10 |
Bạch chỉ |
10 |
Hạnh nhân |
10 |
Cát cánh |
8 |
Long nhãn |
10 |
Bạch giới |
10 |
Cỏ ngọt |
4 |
Hoàng kỳ |
10 |
Táo |
15 |
Kỉ tử |
10 |
Hoàng cầm |
10 |
Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hòa đều nhỏ mũi 3 lần trong ngày.
3. Dự phòng cho bệnh viêm mũi dị ứng
- Dự phòng bằng thay đổi môi trường sống, chuyển chỗ ở, chỗ làm việc nếu tìm được yếu tố dị nguyên nhưng phương pháp này thường rất khó thực hiện, chủ yếu giữ nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ, giặt giũ kỹ các ga trải giường, chăn, áo, gối, tránh sử dụng bếp than tổ ong bừa bãi, tránh nuôi súc vật trong nhà.
- Loại trừ các yếu tố bất lợi như thay đổi khí hậu đột ngột khi ra khỏi chăn khi ngủ dậy, ra khỏi phòng đang ấm hoặc đang lạnh, tránh tiếp xúc với các chất kích thích (bụi khói, khói thuốc lá, chất sát trùng tại các hồ bơi...), tránh ăn những thức ăn kích thích như quá lạnh, quá cay, đồ hải sản ...
Viêm xoang mũi và thuốc trị
Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến, đa số trường hợp do nhiễm trùng,
nhiễm virut, nhiễm nấm. Viêm xoang được phân loại theo tính chất cấp
tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường được điều trị nội khoa, còn
mạn tính thì phải xét đến vấn đề điều trị ngoại khoa.
Viêm mũi
xoang do rất nhiều nguyên nhân, có thể do dị ứng, do các virut, vi
khuẩn, hoặc do các bệnh mũi xoang mạn tính khác. Tùy theo nguyên nhân mà
bệnh có các biểu hiện khác nhau.
Viêm mũi xoang do dị ứng: Có thể gặp dị ứng theo mùa hoặc dị ứng quanh năm, nhất là ở các thời kỳ chuyển tiếp giữa các mùa.
Viêm
mũi xoang vận mạch: Bệnh xuất hiện với triệu chứng sổ, nghẹt mũi khi có
thay đổi về nhiệt độ hoặc độ ẩm trong không khí, khi bệnh nhân hít phải
khói bụi, các hóa chất bay hơi hoặc khi có stress tâm lý.
Viêm mũi xoang nhiễm khuẩn: Bệnh xảy ra do cảm lạnh, nhiễm siêu vi kèm biến chứng nhiễm khuẩn mũi xoang kéo dài hơn 6 tuần.
Viêm
mũi mạn tính do thuốc xịt mũi: Đây là trường hợp viêm mũi do lạm dụng
thuốc nhỏ mũi lâu ngày hoặc nghiện hít bột ma túy. Triệu chứng biểu hiện
là nghẹt mũi liên tục ở bất kỳ tư thế nào và dịch tiết chảy từ mũi
xuống họng. Để tránh hậu quả này, không nên dùng thuốc bơm xịt mũi trong
thời gian quá lâu, vì sẽ có hiện tượng phản hồi sau khi ngưng thuốc,
các cuống mũi giãn nở ra khiến tình trạng nghẹt mũi nặng thêm. Điểm quan
trọng nhất trong điều trị viêm mũi mạn do thuốc là bệnh nhân cần hợp
tác với thầy thuốc để loại bỏ dần thuốc xịt thông mũi.
Viêm mũi do nội tiết: Hay gặp ở thai phụ và trong bệnh suy tuyến giáp, biểu hiện như viêm mũi dị ứng.
Viêm
mũi xoang còn có thể do một nguyên nhân đặc hiệu: Viêm mũi xoang do vi
nấm. Hiện nay, với các tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh, những phát
triển về kỹ thuật vi sinh và huyết thanh chẩn đoán, thầy thuốc đã có thể
phát hiện và định danh các chủng vi nấm gây bệnh một cách chính xác.
Ngoài
ra, viêm mũi xoang do vẹo vách ngăn, do polyp mũi hoặc VA (sùi vòm
họng) phì đại thường biểu hiện bằng nghẹt mũi một bên mạn tính. Nên khám
chuyên khoa tai mũi họng để xác định nguyên nhân.
Điều trị
Tùy
theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh nếu là
viêm mũi xoang do vi khuẩn. Với những trường hợp viêm mũi xoang do cảm
cúm nên dùng thuốc cảm thông thường như paracetamol, thuốc chống dị ứng;
phun khí dung hoặc thủ thuật Proezt (xúc rửa xoang) để đưa dung dịch
thuốc vào xoang sàng.
Khi điều trị nội khoa bằng thuốc không đỡ,
bác sĩ sẽ chọc xoang hàm để rút mủ hoặc phẫu thuật để cắt polyp mũi,
chỉnh hình vách ngăn, nạo xoang... Trường hợp viêm mũi xoang do răng,
cần phải nhổ răng gây bệnh.
Hiện tại, phẫu thuật nội soi điều trị
viêm mũi xoang chính xác và an toàn hơn mổ hở. Tuy nhiên, sau phẫu
thuật, đối với những bệnh nhân viêm mũi xoang do dị ứng (nhiệt độ, thời
tiết, bụi nhà, phấn hoa, lông thú...) nếu vẫn tiếp tục tiếp xúc với các
dị ứng nguyên nói trên, nguy cơ tái phát sẽ rất cao.
Do đó, sau
phẫu thuật, bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc kháng dị ứng và cần tránh tiếp
xúc với nguyên nhân gây bệnh. Bụi nhà là nguyên nhân chính gây viêm mũi
xoang dị ứng. Với những loại viêm mũi xoang khác, khả năng tái phát ít
hơn.
Cần lưu ý là trẻ em cũng bị viêm mũi xoang. Nguyên nhân
thường do trẻ bị viêm VA không được điều trị kịp thời hoặc để bệnh tái
phát nhiều lần.
Một số thuốc thường dùng trong bệnh viêm mũi xoang
Thuốc
kháng histamin như chlorpheniramin, promethazin, acrivastin,
levocetirizine, loratadin... Các loại thuốc này rất hiệu quả đối với
ngứa và sổ mũi do dị ứng nhưng không có tác dụng chữa nghẹt mũi. Do vậy
cần phối hợp với các thuốc điều trị nghẹt mũi.
Thuốc thông mũi,
điều trị nghẹt mũi: Các dược chất thường dùng là phenylpropanolamin,
pseudoephedrin. Thuốc khá hiệu quả trong việc làm thông mũi nhưng cũng
có tác dụng phụ. Loại thuốc này dùng dưới dạng uống hay xịt, chỉ nên
dùng trong vòng 7 ngày do hiện tượng lờn thuốc tạo nên vòng bệnh lý luẩn
quẩn (vicious circle) dẫn tới viêm mũi mạn tính.
Các thuốc kháng
sinh: Việc dùng thuốc đúng, đủ và đều đặn có thể diệt được vi khuẩn.
Ngược lại, nếu dùng thuốc không đúng chỉ định, vi khuẩn sẽ lờn thuốc,
gây bùng phát bệnh trở lại.
Phẫu thuật: Đây là chọn lựa sau cùng
khi các phương pháp trên đều thất bại. Hiệu quả phẫu thuật xoang ít khi
trọn vẹn, khả năng phục hồi trên 80% được xem là khá tốt. Thời gian phẫu
thuật khoảng 15-30 phút. Với những ca phức tạp, phải can thiệp nhiều
xoang như xoang hàm, sàng, trán, bướm, thời gian phẫu thuât kéo dài
khoảng 2 giờ.
Điều trị viêm xoang mũi bằng các chế phẩm từ thảo dược
Viêm xoang là hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi do viêm nhiễm gây phù nề hoặc mủ ứ đọng. Viêm mũi xoang là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, chiếm từ 15 - 20% dân số tùy theo điều kiện sống, sinh hoạt cũng như môi trường xung quanh... kết hợp với yếu tố nhạy cảm của từng cá thể, vì vậy bệnh rất hay xuất hiện, nhất là khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh và thường có xu hướng tái phát.
Bệnh hay kéo dài nếu không được điều trị dứt điểm. Viêm mũi xoang được điều trị theo từng giai đoạn, tùy theo tổn thương của niêm mạc mũi xoang cũng như nguyên nhân gây viêm mũi xoang mà thầy thuốc có những phác đồ xử trí khác nhau.
Viêm xoang được chữa trị bằng cả thuốc Tây y, đông y hoặc phối hợp cả hai phương pháp điều trị trên.
Hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, nhưng chọn thuốc nào cho phù hợp là điều quan trọng. Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ngày càng nặng của bệnh.
Theo cách của dân gian: mua một ít lá xông trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người hoặc múc ra một bát lớn nước xông tỏa hơi, hít hơi nóng bốc lên, đầu phủ một khăn tắm lớn.
Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý: nên rửa từng bên mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, hoặc tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo một nhúm bicarbonat. Rót nước muối vào một bát rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên và cũng làm tương tự.
Từ lâu dân gian đã biết sử dụng nghệ để chữa bệnh. Vì nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm. Trong nghệ lại có hoạt chất chống viêm, hoạt huyết, tái tạo tế bào niêm mạc đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu cuả thế giới. Kết hợp sử dụng cây nghệ cổ truyền dưới dạng chiết xuất, đóng chai khí dung hiện đại, công ty cổ phần Sao Thái Dương đã nghiên cứu và giới thiệu ra thị trường một loại sản phẩm mới: Doctor xoang. Doctor xoang có tác dụng chữa trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang rất hiệu quả. Doctor xoang đem lại hiệu quả nhanh và hạn chế tái phát với cả những người mắc bệnh mãn tính nhiều năm.
Doctor xoang có tác dụng nâng cao sức khoẻ của niêm mạc mũi với các kích thích, do đó điều trị và phòng ngừa triệt để phản ứng dị ứng tại niêm mạc mũi, xoang. Ngoài ra tác dụng giảm phù nề, giảm ngạt mũi, giảm viêm tức thời, giúp đào thải nhanh ra ngoài các chất bị hoạt tử và ứ đọng trong khoang mũi do đó tăng hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
Ngoài ra, trong nhân dân đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn. Trong dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm xoang của loại hoa này, người ta thường hái hoa tươi đem về giã nát rồi lấy nước nhỏ vào mũi hàng ngày. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành dùng cây hoa cứt lợn trên động vật thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính. Hoa cứt lợn bên cạnh tác dụng chống viêm còn kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết nên khi dùng người bệnh thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi, nước mũi chảy nhiều hơn kéo theo mủ đọng trong lòng xoang và hốc mũi. Vì thế hoa cứt lợn chỉ nên dùng trong giai đoạn viêm xoang đang có mủ vàng xanh tồn đọng, tránh hiện tượng lỗ thông mũi xoang bị bít tắc do mủ. Đến giai đoạn kế tiếp, khi nước mũi chuyển sang dịch trong lại không nên tiếp tục dùng hoa cứt lợn mà nên phối hợp với các thuốc có tác dụng giảm xuất tiết của niêm mạc mũi. Nếu giai đoạn này tiếp tục dùng hoa cứt lợn, mũi sẽ khó ngừng chảy.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của việc điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để có được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị - loại trừ trước các khối u mũi xoang và hướng dẫn cho bạn cách theo dõi bệnh khi tự dùng thuốc ở nhà. Viêm mũi xoang có thể khỏi hoàn toàn nếu mỗi lần mới bị viêm được điều trị ngay, tránh làm tắc lại lỗ thông mũi xoang bệnh sẽ được chữa khỏi.(ST)