Nguyên nhân và cách điều trị bệnh mề đay. Bệnh mề đay chữa trị như thế nào? Những điều cần biết khi bị mề đay.
1. Biểu hiện của bệnh mề đay
Bệnh mề đay là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ em và người lớn, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, có thể do dị ứng với sự biến đổi của thời tiết, dị ứng thuốc…
Triệu chứng của mề đay là những mảng phù màu hồng hoặc đỏ nổi cao trên mặt da, kích thước và số lượng thay đổi khác nhau, có thể ở bất cứ vị trí nào trên da, khi mề đay khỏi không để lại dấu vết gì.
Phân loại mề đay
Cơn mề đay cấp tính: Bệnh biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, thể hiện trên những sần, phù nề, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ rồi lặn hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Trong cơn mề đay cấp có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở…
Cơn mề đay mãn tính: Đó là khi tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, có thể gặp các dạng khác nhau.
+ Mề đay thành vệt dài, thành vòng - mề đay xuất huyết.
+ Mề đay sần ở trẻ em - mề đay mụn nước, phòng nước.
+ Mề đay khổng lồ - đó là phù nổi đột ngột làm sưng phù mặt, mi mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục, thường sau vài giờ thì lặn, không ngứa chỉ gây cảm giác căng tức khó chịu. Mức độ nguy hiểm của dạng phù này là có thể làm phù đường hô hấp trên, gây hẹp thanh quản và họng dẫn tới khó thở, phải cấp cứu.
+ Mề đay cấp tiết Cholin: Xuất hiện khi đi ra nắng, vận động thể lực, xúc cảm hay gặp ở người trẻ tuổi. Mề đay nổi đột ngột rầm rộ khắp cơ thể gây cảm giác rất ngứa.
2. Nguyên nhân của bệnh mề đay
- Do yếu tố vật lý như chấn thương, cọ xát, lạnh nắng.
- Do tiếp xúc các vật lạ qua da, qua đường hô hấp, do ăn uống, thuốc, mỹ phẩm, côn trùng, ký sinh trùng, vi khuẩn…
- Do di truyền, chủ yếu là chứng dị ứng do lạnh.
- Do các bệnh hệ thống: Có thể gặp mề đay kết hợp với bệnh Luput ban đỏ hệ thống, u ác tính, cường giáp trạng…cũng có nhiều trường hợp nổi mề đay nhưng không xác định được nguyên nhân.
- Thực phẩm, thức uống, gia vị: Thức ăn hay bị "đổ thừa" nhất là đồ biển như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, phó mát. Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng thức ăn thông thường nhất, "lành nhất" cũng có thể gây bệnh.
- Các chất phụ gia: Cũng là yếu tố quan trọng. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men, con giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm.
- Thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi MÐ. Ðáng kể nhất là Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác.
- Nhiễm trùng: Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh MÐ mãn tính như viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp trên như viêm mũi - họng.
- Các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ky sinh trùng cũng thường là nguyên nhân của MÐ mãn tính.
- Các yếu tố xúc cảm, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó cũng có thể làm nổi MÐ.
Vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần phải thật chú y mới hy vọng giúp thầy thuốc tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh để trị tận gốc. Khi có triệu chứng phù môi, sưng mặt hoặc khó thở phải đến cơ quan y tế sớm để được cấp cứu nếu cần. Sau đây là cách phát hiện nguyên nhân trong thực phẩm ở người bị MÐ mãn tính lẫn cấp tính, bằng chế độ ăn loại trừ: Bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng như gạo, khoai tây, cà rốt, các loại đậu, bí, bầu, thịt trừu, thịt bò, cữ rượu. Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa. Nếu MÐ không xuất hiện thì ta bắt đầu ăn thêm từng món nghi ngờ. Ăn đến món nào thấy MÐ nổi lên thì đó là nguyên nhân gây bệnh phải tránh sau này và cứ như thế tiếp tục.
3. Cách điều trị mề đay
Để điều trị hiệu quả chứng mề đay trước hế phải tìm ra được căn nguyên gây bệnh. Tuỳ vào mức độ và nguyên nhân gây ra, mà bác sỹ điều trị bằng thuốc nam hoặc thuốc tây. Nếu bệnh nặng hoặc xuất hiện thường xuyên, người bệnh phải đi khám ở các cơ sở y tế để có hướng xử trí tốt nhất.
* Phòng bệnh
Những người dễ bị nổi mề đay thường là có cơ địa nhạy cảm, do vậy để phòng bệnh cần lưu ý những điểm sau:
- Đối với nổi mề đay do lạnh, luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh.
- Nếu do ăn uống nổi mề đay thì không nên ăn những thức ăn đó (như thịt gà, cá chép, tôm, cua…).
- Phụ nữ khi sử dụng mỹ phẩm phải thận trọng, lụa chọn những loại mỹ phẩn thích hợp với loại da của mình.
- Khi tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại phải đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động.
- Cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như bọ chét, chấy rận.
- Đặc biệt khi sử dụng các loại thuốc đông - tây y mà không được hướng dẫn của bác sỹ, không chỉ gây ra chứng mề đay mà còn có thể bị ngộ độc thuốc.
* Cách chữa mề đay bằng thảo dược
- Lá khế trị mề đay: Theo Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh có tác dụng tán nhiệt độc, giải độc, lợi tiểu tiện trị chứng lở ngứa, mề đay, rôm sẩy do phong nhiệt, huyết nhiệt gây ra.
Để có được hiệu quả từ bài thuốc này bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo. Căn làm sao cho lá khế vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, không được nóng quá sẽ làm bỏng da, rồi bạn lấy nắm lá khế đã rang chà lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá khế đun sắc lấy nước uống hàng ngày cũng tạo ra hiệu quả tốt trong điều trị mề đay, mẩn ngứa.
- Đu đủ nấu giấm trị mề đay: Với bài thuốc này bạn chỉ cần chuẩn bị: Đu đủ 100g, gừng tươi 6g, giấm gạo 100ml, lưu ý nên chọn đu đủ đã già nhưng chưa chín, vẫn còn độ giòn.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần mang đu đủ và gừng tươi thái thành những miếng nhỏ, bỏ giấm, gừng và đu đủ vào 1 cái nồi nhỏ đun nhỏ lửa. Nấu khi nào giấm cạn hết thì bắc ra.
- Gừng nấu đường thẻ trị mề đay: Bạn cần chuẩn bị 1/2 chén giấm, 100gr đường thẻ và 50gr gừng tươi. Sau đó đem rửa sạch gừng, thái thành sợi rồi bỏ vào nồi đất đổ giấm và đường thể vào, cho thêm một chút nước với lượng vừa đủ nấu chín. Đun nhỏ lửa, canh chừng còn khoảng 1/2 chén nước thì bắc ra gạn bỏ bã lấy nước để dùng. Sử dụng liên tục cho đến khi khỏi hẳn các dấu hiệu bệnh.
- Uống nước tía tô: Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cối giã, vắt nước cốt uống, còn bã thì xát vào chỗ da bị nổi mẩn đỏ.
Nước cốt tía tô cũng có tác dụng rất tốt để chữa dị ứng do ăn đồ biển hoặc tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh. Uống nước này tránh ra gió, tránh dầm nước sẽ mau khỏi.
- Sắc uống kinh giới: vị cay, tính ấm, vào kinh phế và can của kinh giới có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu nên mang lại hiệu quả tốt để điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… mà tình trạng dị ứng mang lại.
Với loại thảo dược này bạn có thể dùng: kinh giới 16g, ngân hoa 12g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang cho tới khi lành bệnh.
* Điều trị bệnh bằng bài thuốc dân gian:
Vật liệu :
- Rắn Hổ Hành ....1 con khoảng 700gram (Lạng lấy da rửa sạch, đem phơi ngoài nắng cho thật khô khô (xem hình).
- 1 bếp đất nung ( loại nhỏ)
- 200gr than củi.
Cách làm:
- Cắt rắn đã phơi khô ra từng đoạn khoảng 8cm.
- Nhóm bếp than cho than hơi đỏ, khơi cho khan rời ra không được để than cháy bùng.
- Cho rắn đã khô nằm trên than, làm sao cho rắn không cháy bùng, chỉ ủ lửa, ngún than cho bốc khói ( Bỏ vào 2 đoạn rắn thôi, khi nào cháy hết mới bỏ thêm nữa, thuờng thì 1 con rắn xông cho hai ngày, chỉ khi nào bệnh nặng mới phải dùng đến 2 con rắn).
- Người bệnh ngồi trước lò ung rắn, trùm mền lại giữ cho khói rắn xông bao phủ cả người( nhớ mặc quần áo mỏng). Làm cách nào để kéo dài thời gian khói của rắn phủ người trên 15 phút, sau đó rắn có thể bốc cháy thành than cũng không sau, vì trên 15 phút đủ để cơ thể hấp thu khí khói rắn rồi.
Có người chỉ xông hai lần (1 con rắn là hết bệnh). Có người xông 2 con rắn, 4 lần cho bệnh nặng lâu năm, bệnh mề đay cấp tính hay mãn tính cũng biến mất.
Bài thuốc này cũng được một người đã chữa khỏi bệnh chia sẻ: "Trước đây mình có đứa cháu con của bà chị họ, ở trọ nhà mình đi học, được 18 tuổi, nó bị nổi mề đay quanh năm, ngày nào cũng nổi, lúc thì sưng mặt lúc thì sưng đùi , lúc sưng cả mặt đùi tay chân luôn. Đi bác sĩ rồi bệnh viện, xét nghiệm lung tung nhưng không tìm ra bệnh, uống thuốc tây rồi sang thuốc tàu, thuốc bắc cũng không khỏi. Ngày nào nó cũng gãi sột sạt, nhất là càng về đêm càng sưng mộng đỏ, nhìn nó thấy thương. Những hôm bị sưng vù cả mặt phải nghĩ học, bị như thế hơn 1 năm cả nhà bó tay khi không còn hi vọng để chữa vì quá đủ cách chữa..
Một hôm mình chở nó về thăm nhà ở Gò Công , do tiện đường nên mình tạt vào thăm một người chị họ khác cũng ở Gò Công, cũng ngay lúc ấy mặt và tay nó lại nổi đỏ mề đay. Bà chị họ này thấy vậy bảo mình ngày xưa bà ngoại chị có bày cách chữa mề đay rất hay cho ai đó mà chị còn nhớ là xông khói của rắn hổ hành là hết ngay. Nghe vậy mình mừng quá sẳn về quê gởi người quen mua dùm rắn phơi khô luôn , sau đó đem về tp xông cho nó được 2 lần.
Hơn 3 năm rồi chưa thấy tái lại. Mình cũng bày vẻ cho nhiều người và cũng được biết là hết bệnh luôn. Mấy hôm nay có bà chị ở xa về chơi lể, ngày nào cũng nổi mề đay dù không có ăn đồ biển, cứ bị ngứa hoài, gãi là bị mẫn đỏ, mình lại thương nên dặn mua rắn và xông cho chị. Thấy hết không ngứa, không mẫn đỏ nữa chị bảo hay quá, sao không viết bài đăng cho người ta biết với, may ra có người giống như chị (chị bị bệnh đã hơn 8 năm rồi, ở bên Đức cũng khám và chữa nhưng không hết, chị rất đau khổ tưởng là bất trị) do ngày nào cũng vậy chịu riết rồi quen.
Nay hết bệnh chị bảo như trút được gánh nặng, mừng quá mừng. Mình cũng mừng cho chị và viết bài này cho những ai có nhu cầu muốn chửa bệnh. Mình cũng biết nổi mề đay có nhiều nguyên nhân, không phải ai cũng giống ai. Không biết xông khói rắn chửa được bao nhiêu loại mề đay nữa?? Nhưng bạn cứ thử vì giống như đứa cháu mình và bà chị họ, khi xông khói rắn không dám tin nhưng lại hết và ngẫm nghĩ ông bà ta hay tuyệt."
(ST)