Bé bắt đầu mọc răng khi nào?
Thông thường, bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên từ 6 đến 7 tháng tuổi. Hàm răng tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi bé vào tuổi 2-3. Đến thời điểm này, tất cả 20 chiếc “răng sữa” của bé sẽ đều xuất hiện.
Song vẫn có những trường hợp bé sinh ra đã có răng và nhiều trường hợp khác 6-7 tháng tuổi vẫn chưa có chiếc răng nào, dân gian gọi là răng mọc “chậm”.
Bé đang mọc răng thường thích cắn, gặm đồ vật, hay cáu kỉnh và thường xuyên đòi bế.
Nếu con bạn không có vẻ gì là đau ốm, song tâm trạng bé không vui, hãy kiểm tra lợi của con.
Nếu bé đang mọc răng, bạn sẽ cảm thấy một cục cứng hoặc một điểm nhọn nhô lên bề mặt lợi. Chỗ gồ lên trông có vẻ đau và sưng.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Má ửng hồng
- Bé đưa cả nắm đấm tay vào miệng
- Chảy dãi
- Hay cắn
- Đi tướt (do một loại enzym được phóng thích trong quá trình bé mọc răng cùng với việc bé nuốt quá nhiều nước miếng).
- Bé ngủ không ngon, hay tỉnh giữa giấc
Cần lưu ý một điều rằng, mọc răng không làm cho bé bị ốm, song các ông bố bà mẹ có xu hướng đổ mọi nguyên nhân bé ốm cho việc mọc răng. Nôn mửa, tiêu chảy hay sốt cao không có liên quan gì đến bé mọc răng cả, đó là triệu chứng của một căn bệnh nào đó và bố mẹ tốt nhất nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm ra.
Giảm đau cho bé
Khi mọc răng, bé sẽ có đôi chút xáo trộn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, song bạn đừng lo lắng. Điều tốt nhất bạn có thể mang lại cho bé là thật nhiều ôm ấp, ve vuốt yêu thương. Hãy nhẹ nhàng xoa bóp lợi cho bé, để bé được nhay nhay ngón tay bạn.
Nếu vì mọc răng mà bé “lười ăn” những thức ăn quen thuộc, đừng ép bé. Hãy cho bé ăn những món khác, ăn lạnh, ví dụ như rau quả nghiền nhuyễn làm mát từ tủ lạnh, sữa chua, mứt... Cho bé gặm cà rốt, táo, dưa chuột lấy từ tủ lạnh (mát vừa đủ chứ không phải đóng đá kẻo làm hại lợi của bé). Lưu ý đến bé nhiều hơn, vì giai đoạn này bé có thể hay cho đồ linh tinh vào miệng.
Hãy giúp bé cảm thấy thoải mái hơn bằng mọi cách có thể. Song nếu bạn cảm thấy mình thất bại hoàn toàn trong khi bé vẫn khóc, hãy đặt bé vào một nơi an toàn (như cũi của bé chẳng hạn) để bạn có thể bỏ ra ngoài vài phút. Như thế bạn sẽ không phải làm gì khiến bản thân hối hận trong lúc mất bình tĩnh như đánh bé. Sang phòng khác, bật nhạc lên, uống một tách trà và hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh.
Huyền Anh Theo YFCách xử trí một số tình huống khi trẻ mọc răng
Nếu trong thời gian mọc răng sữa, bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc. Vào khoảng 6-8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Bé có thể bị sốt nhẹ, chảy nước bọt nhiều, thường đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm phần lợi phía trước. Bé cũng có thể đi cầu phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, quấy khóc, biếng ăn. Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3-7 ngày (cũng có những bé không xuất hiện dấu hiệu gì). Khi bé có các triệu chứng trên, cha mẹ cần lưu ý: - Nếu bé đi cầu phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ. - Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám. Giúp bé có một bộ răng đẹp Để răng bé khỏe đẹp, không bị sâu và có các dị tật, cha mẹ cần: - Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày. - Hạn chế các thói quen xấu của bé như ăn bánh kẹo thường xuyên, không đánh răng trước khi ngủ, ngậm vú giả, mút ngón tay. Những thói quen này có thể gây di lệch hàm răng, dẫn đến móm hoặc vẩu. - Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, đặc biệt là đảm bảo chất canxi ngay từ giai đoạn mang thai. - Không tự ý mua kháng sinh cho con uống để phòng ngừa tình trạng vàng răng vĩnh viễn do thuốc. - Đưa con đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và xử lý các bất thường. BS Đào Thị Yến Thủy, Thanh Niên Cách giảm đau khi bé mọc răng
Thời kỳ mọc răng của bé làm bạn lo lắng phát sốt và tìm mọi cách giảm đau khi bé mọc răng. Tình hình sẽ đơn giản hơn khi bạn cùng Hervietnam.com giải quyết những câu hỏi: Răng sữa là gì? Vì sao răng sữa lại rụng? Làm sao để mọc răng không còn là ác mộng? Khi bé mọc răng? Thực ra răng đã được hình thành ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ dưới dạng các nụ nhỏ. Trong quá trình mang thai, những chiếc nụ này sẽ bắt đầu nhô ra khỏi nướu trong vòng 5 tháng và phát triển thành thành răng sữa trong 2 tháng tiếp theo. Theo chuyên gia,“việc mọc răng sớm hay trễ không ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của trẻ bởi vì có một vài đứa trẻ đã có răng ngay từ khi mới sinh. Ví dụ điển hình là Napoleon, cậu bé chào đời cùng lúc với cả hàm răng sáng bóng!” Răng hoạt động như thế nào? Mỗi đứa trẻ có một quá trình mọc răng khác nhau nhưng chung quy thường trải qua 4 giai đoạn: - Từ 6 đến 12 tháng: mọc răng cửa - Từ 12 đến 18 tháng: 4 răng hàm đầu tiên - Từ 18 đến 24 tháng: mọc 4 răng nanh - Từ 24 đến 30 tháng: 4 răng nanh cuối cùng Hàm răng của người trưởng thành thường có đủ 32 cái răng. Từ 20 răng sữa lúc ban đầu, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng trưởng thành từ 6 cho đến 12 tuổi. Quá trình kết hợp và thay thế giữa răng và răng sữa trong giai đoạn niên thiếu được gọi là “bộ răng sữa”. Răng sữa dùng để làm gì? Thật ra, răng sữa có chức năng rất quan trọng trong việc tạo lỗ chân răng và chỉnh hàm cho răng trưởng thành dễ dàng mọc lên thay thế. Do đó nếu răng sữa không được chăm sóc đúng cách có thể sẽ ảnh hưởng tới răng trưởng thành. Tại sao chúng ta lại có tới 2 bộ răng? Ngoài chó và ngựa, tất cả các động vật có vú khác chỉ có duy nhất một bộ răng. Riêng loài người thì răng trưởng thành chỉ bắt đầu mọc khi hàm của trẻ đủ lớn và xương của trẻ bắt đầu phát triển cứng cáp. Răng sữa có bị sâu không? Có chứ, theo chuyên gia răng hàm mặt thì “lớp men trên răng sữa rất mỏng nên răng rất dễ bị sâu. Do đó trẻ cần phải đánh răng thường xuyên và có chế độ ăn uốnglành mạnh, nhất là không nên ăn quá nhiều đường. Nhận biết sâu răng sữa bằng cách nào? Thật không may là sâu răng sữa không dễ nhận biết chút nào.Đó có thể là hiện tượng buốt răng khi uống nước lạnh hoặc nước nóng nhưng thường thì răng sữa không đau nhiều. Chỉ có nha sỹ mới biết là răng của bé có bị sâu hay không do đó nên đi gặp bác sỹ sớm. Nếu răng bị sâu nặng, bác sỹ có thể yêu cầu bé nhổ răng. Thật ra thì nhổ răng sữa không đau nhiều bằng nhổ răng trưởng thành nhưng nếu trẻ không được chuẩn bị về tâm lý, trẻ có thể sẽ bị ám ảnh. Những biểu hiện đau khi bé mọc răng? Ai đã từng mọc răng đều biết đây là một trải nghiệm không mấy dễ dàng.Khi trẻ bị đau và sốt nhẹ, coi chừng đó là do dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng. Khi đó, nướu của trẻ sẽ sưng phồng lên và bạn thấy phần đầu trắng của răng bắt đầu nhô lên khỏi nướu. Trẻ sẽ bắt đầu có những hiện tượng sau: - Thân nhiệt cao hơn bình thường một chút - Có hiện tượng nhỏ dãi - Có vết đỏ trên má hoặc mông - Có hiện tượng tiêu chảy - Trẻ có vẻ cáu kỉnh Cách giảm đau khi bé mọc răng? Khi mọc răng, trẻ thường bị sưng nướu và sốt nhẹ. Trong trường hợp đó, bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau có chứa paracetamol hoặc mát xa răng bằng Bonjela để giảm đau cho nướu. Bonjela có chứa chất làm mát sẽ giúp nướu đỡ bị sưng tấy và giảm đau. Một số mẹo hay hóa giải những cơn đau khi bé mọc răng Một vài mẹo nhỏ để giảm đi sự quấy nhiễu của những chiếc răng sữa đang mọc gây khó chịu cho bé. Mọc răng khiến bé bị sốt, nhức lợi, không muốn ăn… Chính vì vậy bố mẹ hãy giúp bé giảm nhẹ những cơn đau nhức do chiếc răng sắp nhú gây nên bằng cách: - Người
Đức vẫn hay dùng dầu đinh hương và rễ cây irit thơm giã nhỏ và bôi lên
lợi chỗ răng sắp mọc của bé. Nó sẽ có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm
đau nhức để bé có thể ngủ ngon và bớt quấy khóc. - Bạn có thể mua táo hay bất kể loại quả nào bé có thể ăn nhưng chú ý là nên chọn loại quả cứng sau đó cho vào trong tủ lạnh. Qua 1 tiếng lấy ra cho bé mút, gặm. Hơi lạnh sẽ làm tê nướu giúp bé bớt đi cảm giác đau nhức. - Rửa sạch tay bằng nước muối sau đó dùng tay cọ
xát vào nướu của bé một cách nhẹ nhàng. Việc làm đó sẽ giúp bé quên đi
cái răng sữa đang mọc khiến bé khó chịu. Chú ý, trong thời gian bé mọc răng bạn nên rửa
miệng cho bé bằng nước muối loãng đều đặn trước khi đi ngủ và sau khi ăn
xong đó là cách tốt nhất giúp bé yêu nhà bạn ngủ ngoan và không
bị những chiếc răng đang mọc làm cho tỉnh giấc. Ngoài ra, hãy dựa vào các dấu hiệu sau đây để biết chính xác có đúng là bé đang mọc răng: - Bé trở nên cáu gắt, khó chịu: Vì răng sẽ nhô lên
từ nướu nên sẽ làm cho bé bị đau, dẫn đến việc bé sẽ quấy nhiễu và khóc
nhiều. - Hiện tượng chảy nước dãi: Mọc răng sẽ khiến cho bé chảy nước dãi nhiều hơn bình thường. - Đau và có xu hướng gặm các thứ xung quanh: Trẻ đang mọc răng sẽ có thể gặm hoặc nhai bất cứ thứ gì vì đó là cách duy nhất bé biết làm để giảm đi cơn đau của mình. - Hay dứt tai: Việc đau ở nướu sẽ kéo theo tình trạng khó chịu ở tai và má bé khi bắt đầu mọc răng hàm. Đây là lí do vì sao bạn có thể thấy bé yêu hay cọ tay vào má hoặc dứt tai. - Ỉa chảy: Một nghiên cứu của bệnh viện nhi Australia đã chỉ ra rằng ỉa chảy chính là triệu chứng chung nhất biểu hiện của việc bé đang mọc răng. Song có nhiều nhà khoa học lại không đồng tình với quan điểm trên. Tuy vậy, bạn cũng nên chú ý đến hiện tượng này. - Sốt nhẹ: Đây chính là triệu chứng mà bố mẹ đều
nắm được khi trẻ mọc răng. Tuy nhiên nếu trẻ sốt với nhiệt độ khoảng 39
độ hay kéo dài khoảng hơn 2 ngày, thì bạn cần phải hỏi ý kiến của các
bác sĩ ngay TrangMT Theo Health(ST) |