Hói đầu ở nam giới, phải làm sao?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Hói đầu ở nam giới, phải làm sao?

18/04/2015 03:18 PM
728
Hói đầu ở nam giới nguyên nhân là gì? Có thuốc nào trị hói đầu không? Hói thì có ảnh hưởng thế nào tới sinh lí?

Hói đầu ở nam giới


Hoi dau o nam gioi

“Quảng trường” hay “sân bay” thường xuất hiện ở nam giới khi họ bước qua tuổi “teen” và phổ biến ở giai đoạn cuối 29 - đầu 30.

Nguyên nhân

Chứng hói đầu diễn tiến rất âm thầm. Điều đẩu tiên bạn nhận thấy là tóc sẽ thưa đi và dần dần hiện tượng này ngày càng lan rộng, đến một mức nào đó, bạn có thể nhìn thấy một mảng da đầu.

Một số nam giới không bận tâm đến vấn đề này, tuy nhiên, cũng có nhiều người lại cảm thấy mất tự tin, đôi khi rơi vào tình trạng tuyệt vọng.

Vậy, vì sao điều này lại xảy ra? Nguyên nhân tóc “lặn” khỏi đầu có thể là do di truyền và do thừa chất hóa học có tên gọi là dihydrotstosteron hoặc DHT, những chất này khiến nang tóc ngày càng trở nên thưa hơn cho đến khi “sạch bóng” tóc trên đầu.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: thiếu chất sắt trong máu, lây nhiễm nấm gây ra bệnh hói đầu, và một số loại thuốc


Các chuyên gia Mỹ tuyên bố đã khám phá ra cái mà họ tin là nguyân nhân sâu xa của hiện tượng hói đầu ở nam giới.


Các nhà khoa học thống kê rằng, một nửa số đàn ông bị hói đầu ở
những mức độ khác nhau khi bước sang tuổi 50. (Ảnh: BBC)

Cho tới hiện tại, người ta vẫn chưa rõ đâu là nguyên nhân chính xác của hiện tượng hói đầu ở nam giới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng hoóc môn nam testosterone có liên quan đến hiện tượng này và hói đầu có xu hướng di truyền trong gia đình.

Theo các nhà khoa học thuộc trường Đại học Pennsylvania, Mỹ, việc hói đầu ở nam giới không đơn giản là sự thiếu tóc mà đúng hơn là vấn đề với việc mọc tóc mới. Một khiếm khuyết trong "khâu sản xuất" đã khiến những sợi tóc mới mọc nhỏ đến mức vô hình với mắt thường, tạo ra những vùng bị hói như chúng ta thấy.

Hãng thông tấn BBC đưa tin, nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh nang tóc ở những phần hói với các khu vực có tóc trên da đầu của những người đàn ông trải qua cấy ghép tóc. Họ phát hiện, mặc dù các khu vực hói có cùng số lượng tế bào gốc sản sinh tóc như vùng da đầu bình thường nhưng lại có ít dạng trưởng thành hơn vốn được gọi là các tế bào nguyên bản (progenitor cell).

Sự khác biệt trên có nghĩa là, các nang tóc ở những khu vực hói bị thu nhỏ hơn là biến mất và những sợi tóc mới được tạo ra cực nhỏ so với các sợi tóc bình thường.

Tiến sĩ George Cotsarelis, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Điều này chỉ ra rằng, đã xảy ra vấn đề trong việc kích hoạt các tế bào gốc biến đổi thành tế bào nguyên bản ở vùng da đầu bị hói. Việc vùng da đầu bị hói vẫn có lượng tế bào gốc bình thường mang đến cho chúng ta hy vọng về việc tái kích hoạt những tế bào gốc này".

Nhóm nghiên cứu tuyên bố trên tạp chí Journal of Clinical Investigation rằng, khiếm khuyết nằm ở các tế bào gốc sản sinh tóc mới. Họ hy vọng có thể "chữa trị" được hiện tượng hói đầu ở nam giới bằng cách khôi phục chức năng bình thường của các tế bào này.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng mong muốn có thể chế tạo một loại kem bôi da đầu giúp các tế bào gốc phát triển tóc bình thường.

Hói đầu có thể do thiếu sắt, nấm da

Ảnh:
Ảnh: pics.hpathy.com.

Hiện tượng rụng tóc trên đỉnh đầu và vùng thái dương của bạn đôi khi chỉ là do bạn thiếu sắt, hoặc bị nấm. Có thể bạn phải gặp bác sĩ để biết rõ nguyên nhân.

Hói đầu ở nam giới xảy ra theo một mô típ chung - tóc rụng khỏi vùng thái dương và vùng đỉnh đầu. Với một số ít người, quá trình này bắt đầu ngay giai đoạn cuối tuổi niên thiếu, nhưng hầu hết là vào cuối tuổi 20, đầu 30.

Ban đầu, một lượng tóc mỏng mất đi có thể khiến người ta không nhận ra, nhưng dần dần, những mảng tóc lớn rơi rụng khiến da đầu lộ rõ. Một số người đàn ông không thấy khó chịu với hiện tượng này, song những người khác lại stress nặng, mất tự tin và đôi khi trầm cảm.

Hói đầu ở nam giới có xu hướng do di truyền, tóc thường mất ở vùng thái dương và đỉnh đầu. Điều này xảy ra do sự dư thừa một hóa chất có tên gọi dihydrotestosterone, hay DHT, khiến cho nang tóc sản sinh ra những sợi tóc ngày càng mỏng, cho đến khi chúng hư hỏng hoàn toàn.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây rụng tóc, gồm:

Thiếu máu do thiếu sắt

Tuyến giáp kém hoạt động

Nhiễm nấm da đầu

Do một số loại thuốc

Stress

Nếu bạn bị rụng tóc do nguyên nhân có thể khắc phục, thì thông thường có thể ngăn chặn được tình trạng này. Chẳng hạn, nếu là do thiếu sắt, bạn có thể bổ sung lượng sắt ăn vào cơ thể.

Bạn nên đi gặp bác sĩ để đảm bảo rằng mình không mắc một căn bệnh nào đó gây hói, đặc biệt nếu tóc rụng loang lổ chứ không theo mô típ bình thường. Ngoài ra, nếu tóc rụng đi kèm với các triệu chứng khác (như mệt mỏi), bạn cần phải xét nghiệm máu.

Phương pháp “chữa cháy”

Vậy đâu là giải pháp cho tình trạng này! Nếu như nguyên nhân gây ra bệnh rụng tóc có thể thay đổi được thì rất khả năng bạn sẽ chữa được căn bệnh này cao.

Ví dụ, bệnh hói đầu do thiếu máu gây ra có thể chữa khỏi bằng cách bổ sung thêm chất sắt vào cơ thể.

Nếu không tóc giả và cấy tóc chắc chắn là phương pháp tối ưu nhất. Rất nhiều kiểu tóc khác nhau có thể “lấp vào chỗ trống” trên đầu bạn.

Sử dụng thảo dược có chứa: kẽm, magiê, sắt, vitamin E và các chất có chứa nhiều hợp phần khác có thể giúp bạn “thoát” khỏi gánh nặng này.

Minoxidil, mỹ phẩm dành cho da do dược sỹ chỉ định, có thể được dùng để thoa lên mảng da đầu. Nhờ đó, quá trình rụng tóc chậm đi và giúp tóc mới mọc nhanh hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải liên tục sử dụng mỹ phẩm này nếu không nó sẻ trở nên mất tác dụng.

Finasterua (Propecia) là phương thuốc chữa bệnh rụng tóc mói nhất. Thuốc dạng viên và có tác dụng làm chậm lại quá trình rụng tóc; đồng thời, thuốc cũng giúp tóc mới mọc lên.

Những cách điều trị trực tiếp nhất hiện nay là cấy tóc, nối tóc, đội tóc giả, hoặc đơn giản là cắt ngắn hoặc cạo trọc để đỡ lộ bệnh. Bạn cũng có thể đổi kiểu tóc.

Điều trị bằng thảo dược thường chứa kẽm, magie, sắt, vitamin E và các chất dinh dưỡng khác, cũng có tác dụng

Bôi kem chống rụng tóc. Nó sẽ làm chậm quá trình mất tóc và có thể giúp tóc mới mọc lại, nhưng bạn phải sử dụng đúng hướng dẫn, nếu không sẽ mất tác dụng.

Thuốc Finasteride (dùng để ức chế quá trình tạo hoóc môn DHT) khiến làm chậm quá trình rụng tóc và có thể giúp tóc mọc lại. Tuy nhiên, hiện thuốc này phải do bác sĩ kê đơn và chỉ có hiệu quả khi bạn sử dụng nó. Ngưng thuốc sẽ không còn tác dụng.

Hỏi về thuốc trị hói đầu ở nam giới?


Hói đầu có nhiều nguyên nhân. Dạng thông thường ở nam giới có liên quan đến androgen. Có trường hợp hói bẩm sinh, có liên quan đến bệnh toàn thân, do stress, bệnh ngoài da, suy dinh dưỡng. Một số thuốc có thể làm rụng tóc: thuốc chống ung thư, chẹn bêta, diazoxid, heparin, varapamil, warfarin. Một số trường hợp, chúng phá hủy nang lông, làm tóc vĩnh viễn không mọc lại. Nếu nang lông còn nguyên vẹn, ngừng thuốc có thể làm tóc mọc lại. Rụng tóc từng vùng: là một bệnh tự miễn, tóc chỉ rụng ở một chỗ xác định, kích thước vùng đó thay đổi, có thể nhỏ cho đến cả đầu (hói hoàn toàn) và toàn thân (rụng hết lông tóc).

Hiện nay đã có thuốc chữa hói đầu. Tuy nhiên, phải theo từng nguyên nhân gây hói mới có thể dùng loại thuốc cho thích hợp.

Nếu có một vùng rụng lông tóc nhỏ thì không nhất thiết phải dùng thuốc điều trị. Có một số người tóc mọc lại sau vài tháng. Nếu sự rụng tóc ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì cần điều trị nhưng nhiều khi kết quả không được như ý: dùng thuốc corticosteroid tiêm tại chỗ; quang học hóa, dùng tia tử ngoại A (UVA) kèm theo psoralen dùng toàn thân hoặc minoxidil bôi ngoài.

Việc dùng minoxidil bôi ngoài có hiệu quả trong rụng tóc kiểu nam giới (hói) hơn là rụng tóc từng vùng nhưng hiệu quả không như ý.

Những câu hỏi thường gặp về cấy tóc



Cấy tóc là một phẫu thuật tương đối đơn giản, có thể làm nên điều kỳ diệu cho những người bị chứng rụng tóc, dù là do di truyền, bệnh tật hay tai nạn. Sau đây là trả lời của bác sĩ Michael Reed, Đại học Y thuộc Trường Tổng hợp New York (Mỹ), về vấn đề này.

1. Những ai có thể cấy tóc?

- Bất cứ người nào bị rụng tóc đáng kể (tóc mỏng đi, có vùng hói) mà số tóc còn lại có khả năng sống sót và "sinh sôi nảy nở" ở vùng mới đều có thể áp dụng kỹ thuật này.

Đa số các trường hợp cấy tóc là hói do di truyền (hói androgen kiểu nam hay nữ). Tuy nhiên, các bệnh lý khác như rối loạn tạo sẹo sau chấn thương hay phẫu thuật sọ não trước đó cũng có thể được điều trị bằng phương pháp này.

2. Khi nào thì cần cấy tóc?

- Việc này có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, khi lượng tóc rụng (ở những vùng đặc biệt như trán, giữa đầu hoặc đỉnh đầu) đủ lớn và có thể phát hiện qua thăm khám thông thường. Trên thực tế, sự rụng tóc bắt đầu trước đó rất lâu, và  người ta chỉ nhận ra khi tóc ở một khu vực nào đó đã rụng mất khoảng 50%.

3. Việc cấy tóc được thực hiện thế nào?

- Người ta cắt một mẩu da chứa các nang tóc còn sống ở gáy (vùng hiến), chia nhỏ nó dưới kính hiển vi thành từng đơn vị nang, rồi cấy chúng vào những vết rạch nhỏ li ti đã được chuẩn bị sẵn ở chỗ hói (vùng nhận). Các vết rạch sẽ lành sau 7-14 ngày, và sau 8-12 tuần, tóc được ghép sẽ tạo thân mới.  

4. Có thể cấy tóc ở những cơ sở nào? 

- Công việc này được thực hiện tại các cơ sở ngoại trú, bệnh nhân có thể ra về ngay trong ngày. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc an thần (thường là đường uống, đôi khi dùng thuốc ngửi hay thuốc tiêm). Sau đó, họ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ ở vùng cho và nhận.

5. Khó khăn chính mà bệnh nhân phải chịu trước, trong và sau cấy tóc?

- Trước khi cấy: Người bệnh thường lo lắng về sự xấu xí sau phẫu thuật và những khó chịu trong và sau mổ.

- Trong khi cấy: Bệnh nhân thường cảm thấy bồn chồn, ngứa ngáy vì thời gian phẫu thuật quá dài. Đôi khi họ không thể "nhịn" nói và cử động, điều này ảnh hưởng tới công việc của bác sĩ. 

- Sau phẫu thuật: Người bệnh thấy khó chịu ở vùng cho tóc và phù nề ở vùng trán, nhưng điều này sẽ mất đi sau vài ngày. Bệnh nhân có thể cảm thấy ngượng ngập vì những vết cắt nhỏ li ti ở vùng nhận.

6. Vùng nào của da đầu là tốt nhất cho cấy tóc?

- Vùng trán và giữa đầu là tốt nhất cho vi phẫuphục hồi tóc. Những điểm gọi là điểm hói (đỉnh đầu) cũng có thể sửa nhưng khó hơn.

7. Có thể sửa chữa một cái đầu hoàn toàn hói bằng ghép tóc?

Tất nhiên là không vì lấy đâu ra tóc mà ghép. Kể cả một cái đầu rất hói cũng không hói hoàn toàn. Trường hợp vùng hiến quá nhỏ so với vùng nhận thì sẽ không thể "làm mới" toàn bộ nơi hói. Còn nếu vùng hiến lớn hơn vùng nhận và chứa nhiều tóc thì việc cấy sẽ thuận tiện hơn, tóc mọc lên sẽ đủ dày và trông tự nhiên.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tôinămnay38tuổiđảbịhóinặng.14nămvậyphảilàmsao
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
chắc chỉ đi cấy tóc thôi
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý