Rotavirus ở trẻ em

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Rotavirus ở trẻ em

18/04/2015 03:19 PM
407

Tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em: Dễ tử vong vì chủ quan

Tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em chiếm 60- 70% những trường hợp tiêu chảy nặng phải nhập viện. Rotavirus là nguyên nhân số 1 gây tử vong do tiêu chảy.

Hầu hết trẻ đều nhiễm vi rút tiêu chảy

Rotavirus tấn công trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Trong đó, lứa tuổi thường mắc nhất là lúc trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Rotavirus tồn tại quanh năm ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.
Trẻ em có thể nhiễm Rotavirus qua đường tiêu hóa từ thức ăn, thức uống, đồ vật nhiễm bẩn. Rotavirus có khả năng lây lan rất cao vì tồn tại trong môi trường và lưu lại trên tay vài giờ, trên bề mặt rắn khoảng vài ngày. Khi trẻ nhiễm Rotavirus sẽ đào thải ra ngoài một lượng siêu vi rất lớn đến 10 ngàn tỷ, nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ khoảng 10 siêu vi là có thể lây nhiễm, gây bệnh cho người. Siêu vi có thể truyền đi một cách dễ dàng qua tay bị nhiễm bẩn. Nó cũng có thể lây qua đồ chơi, giường, gối, chăn. Gần đây, một số nhà khoa học nghi ngờ Rotavirus cũng có thể truyền qua không khí vì virus được tìm thấy trong dịch tiết đường hô hấp của những trẻ bị bệnh.

Khi trẻ bị nhiễm Rotavirus, sẽ bị sốt, buồn nôn, ói mửa dữ dội. 24-48 giờ sau khi bắt đầu nôn ói sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Trẻ tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, không có máu. Tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến hơn 20 lần/ngày.
Chủng ngừa bằng cách uống vaccine là biện pháp phòng ngừa chủ động nhất đối với tiêu chảy do Rotavirus. Ảnh: minh họa

Do nôn ói, tiêu chảy, trẻ bị mất nước và mất các chất điện giải nghiêm trọng nên lúc này không bù nước tại nhà bằng đường uống mà nên đưa trẻ tới bệnh viện. Trong trường hợp không được truyền dịch kịp thời để bù nước và điện giải, trẻ có thể tử vong vì tình trạng kiệt nước. Thông thường, bệnh kéo dài từ 3 đến 8 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 2 tuần.

Khi bị tiêu chảy do Rotavirus, lớp màng nhầy, vi nhung mao có chứa nhiều men và niêm mạc của ruột non bị phá hủy, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thu của thức ăn, đặc biệt là sữa. Khi đó, trẻ có thể không dung nạp đường lactose có trong sữa, khiến trẻ tạm thời  không thể hấp thu sữa hoàn toàn và có những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy phân lỏng, chua, có bọt nhiều hơn, khó tiêu khi ăn các loại sữa bình thường. Điều này dẫn đến tiêu chảy kéo dài, sụt cân và suy dinh dưỡng ở trẻ. Do vậy, tiêu chảy cấp do Rotavirus không những là một nguyên nhân gây tử vong do kiệt nước ở trẻ mà còn là nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài và suy dinh dưỡng phổ biến ở trẻ nhỏ.

Điểm khác biệt của tiêu chảy do Rotavirus với các bệnh tiêu chảy khác là khi trẻ nhiễm lần đầu thường nặng nhất. Các lần nhiễm sau sẽ nhẹ hơn vì trẻ đã có kháng thể bảo vệ. Tiêu chảy do Rotavirus không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh, điều này không giống như các trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn khác. Kháng sinh thậm chí có thể còn làm cho tiêu chảy nặng hơn.
Xử trí của cha mẹ

Để điều trị phòng ngừa tiêu chảy tái nhiễm, việc bổ sung kẽm sẽ được bác sĩ chỉ định dùng trong khoảng 2 tuần.
Kháng sinh thường là không cần thiết vì Rotavirus không đáp ứng với kháng sinh.
Hãy mang trẻ đi khám bác sĩ, nhất là khi tình trạng con bạn không tốt hơn trong 2 ngày, với các biểu hiện như: Ăn uống kém, tiếp tục đi phân lỏng nhiều và thường xuyên ói mửa, sốt hay phân có máu.
Khi trẻ có biểu hiện tiêu chảy, nên dùng các dung dịch bù nước bằng đường uống càng sớm càng tốt để ngừa mất nước. Dung dịch muối - đường để uống ở dạng dung dịch (ORS), đặc biệt được bào chế cho tiêu chảy có sẵn trên thị trường. Nếu không có sẵn dung dịch này, thức uống khác thích hợp để dùng là nước dừa, nước trái cây hay súp gà. Không nên sử dụng các loại nước giải khát công nghiệp như nước ngọt, nước uống có carbon và thức uống có hương vị trái cây. Vì các thức uống này có chứa rất nhiều đường, có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn.

Nếu trẻ đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bú. Nếu trẻ không bú mẹ thì nên cho uống sữa và tuyệt đối không pha loãng sữa. Nếu trẻ có biểu hiện không dung nạp lactose trong sữa như: Tiêu chảy kéo dài trên 7 ngày; phân lỏng toàn nước, chua có bọt; đầy bụng sinh hơi mới... cần sử dụng các loại sữa không có lactose dùng cho trẻ tiêu chảy.

Nếu trẻ đã ăn bổ sung, có thể cho trẻ ăn những thức ăn hàng ngày trẻ vẫn ăn. Tuy nhiên, nên dùng những thức ăn dễ tiêu, chia thành nhiều bữa hơn. Những thức ăn có nhiều kali như chuối, dừa là nguồn cung cấp kali rất tốt khi trẻ bị tiêu chảy.

Thức ăn cần được nấu kỹ, nghiền nát và cho thêm vài giọt dầu có thể giúp kích hoạt tiêu hóa dễ hơn và tăng cường năng lượng. Khi trẻ đã bớt tiêu chảy, thèm ăn, nên cho ăn thêm mỗi ngày một bữa trong khoảng 2 tuần để nhanh phục hồi.

Những ngộ nhận về bệnh tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ nhỏ

So với các bệnh tiêu chảy thông thường, tiêu chảy do Rotavirus có thể dẫn đến nhập viện, thậm chí tử vong vì bị tiêu chảy và ói mửa hơn 20 lần/ngày. Tuy nhiên, theo khảo sát, đa số phụ huynh vẫn còn nhiều ngộ nhận và chưa ý thức hết mức độ nguy hiểm của bệnh.
Rotavirus là loại vi-rút phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới. Theo thống kê mỗi năm tiêu chảy cấp do Rotavirus cướp đi sinh mạng của hơn 610.000 trẻ em. Tại Việt Nam, con số này là 54% nghĩa là cứ 2 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp, thì có một trường hợp là do nhiễm Rotavirus. Độ tuổi của trẻ bị nhiễm thường gặp nhất là từ 3-24 tháng tuổi. 
Tiêu chảy do rotavirus rất hiếm xảy ra?
Cứ 2 trẻ nhập viện vì tiêu chảy thì có 1 trường hợp do Rotavirus
Đa số các bậc cha mẹ cho rằng, trẻ rất hiếm khi bị tiêu chảy do Rotavirus vì trẻ còn nhỏ, việc ăn uống, vui chơi được gia đình chăm sóc kỹ lưỡng. Nhưng các thống kê gần đây cho thấy, tiêu chảy do Rotavirus là bệnh phổ biến ở trẻ. Tại Việt Nam, cứ có 2 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp, thì có một trường hợp là do nhiễm Rotavirus. Vi-rút này đặc biệt có tính dân chủ vì không phân biệt nước giàu hay nước nghèo, môi trường sạch hay ô nhiễm. Theo các nghiên cứu, tỉ lệ nhiễm bệnh không khác nhau nhiều giữa các nước phát triển & đang phát triển.
Trẻ càng nhỏ càng khó nhiễm bệnh?
Đây là một sai lầm hết sức nghiêm trọng. Thực ra, trước 5 tuổi, hầu như trẻ đều bị ít nhất một lần tiêu chảy do nhiễm Rotavirus, thậm chí có thể gặp ở trẻ nhũ nhi 3 tháng tuổi. Tại Việt Nam tiêu chảy do Rotavirus thường gặp nhất ở trẻ từ 3-17 tháng tuổi: 46% trường hợp xảy ra ở trẻ nhũ nhi dưới 5 tháng tuổi và 59% ở trẻ 6-11 tháng tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi, nguy cơ nhiễm Rotavirus càng cao và mắc bệnh càng nặng. Nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời đã dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong.
Bệnh không lây lan?
Có thể nói, trong các bệnh lý ở trẻ, tiêu chảy do Rotavirus có mức độ lây lan rất nhanh và cao vì tồn tại trong môi trường và lưu lại trên tay vài giờ và trên bề mặt rắn khoảng vài ngày. Ở những trẻ bị bệnh, Rotavirus có thể đào thải trong phân lên đến 21 ngày mặc dù tiêu chảy đã chấm dứt. Đó là lý do tại sao chỉ bằng vệ sinh thông thường, cung cấp nước sạch hay cải thiện các hệ thống vệ sinh môi trường cũng không thể loại trừ được bệnh tiêu chảy do Rotavirus, đặc biệt là lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Khi trẻ nhiễm Rotavirus sẽ đào thải ra ngoài một lượng siêu vi rất lớn đến 10 ngàn tỷ nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ 10 siêu vi là có thể lây nhiễm và gây bệnh cho người. Siêu vi có thể truyền đi một cách dễ dàng qua tay bị nhiễm bẩn. Nó cũng có thể lây qua đồ chơi, giường, gối, chăn, drap giường. Gần đây, một số nhà khoa học nghi ngờ Rotavirus cũng có thể truyền qua không khí vì vi- rút được tìm thấy trong dịch tiết đường hô hấp của những trẻ bị bệnh.
Tiêu chảy do Rotavirus không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của trẻ?
Theo các bác sĩ, ngộ nhận này của các bậc cha mẹ đã đẩy nhiều trẻ vào tình trạng nguy kịch. So với các bệnh tiêu chảy thông thường khác, tiêu chảy do Rotavirus có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến 20 lần/ngày. Do nôn ói và tiêu chảy nhiều lần, trẻ dễ bị mất nước và mất các chất điện giải, không bù tại nhà bằng đường uống được nên phải đưa tới bệnh viện. Nếu trẻ không được truyền dịch kịp thời thì có thể tử vong vì tình trang mất nước nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi bị Rotavirus tấn công, lớp bảo vệ của ruột non bị hư hỏng nên ảnh hưởng đến sự hấp thu của thức ăn đặc biệt là sữa. Trẻ có thể trở nên không dung nạp lactose nên không thể hấp thu sữa hoàn toàn và tiếp đến có những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy nhiều hơn, đầy hơi, khó tiêu. Sau đợt bệnh, trẻ rất dễ có nguy cơ suy dinh dưỡng dẫn đến kém phát triển.
Chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ là có thể phòng ngừa được bệnh?
Bé nằm viện do tiêu chảy
Trong thực tế, Rotavirus lây lan nhanh và tồn tại ở xung quanh chúng ta. Đây là loại siêu vi kháng với các chất tẩy rửa thông thường như xà bông, nước javen... Ngoài ra, bệnh tiêu chảy cấp này do siêu vi trùng gây ra, vì vậy kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh. Các biện pháp thông thường như rửa tay, bú mẹ, cải thiện vệ sinh môi trường là các biện pháp làm giảm lây truyền các tác nhân gây bệnh tiêu chảy khác nhưng có vẻ không hữu hiệu để phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Những nghiên cứu cho thấy cách tốt nhất để bảo trẻ nhỏ khỏi tiêu chảy do Rotavirus là chủng ngừa bằng vắc-xin. Tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo nên chủng ngừa cho tất cả trẻ nhỏ để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Để đối phó với tình trạng nặng của đợt tiêu chảy do Rotavirus đầu tiên, nên cho trẻ uống sớm vào lúc 6 tuần tuổi và tốt nhất là nên hoàn tất việc chủng ngừa trước 6 tháng tuổi.

Ngừa tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ nhỏ

Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, tháng 1 và tháng 2 năm 2012 bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp gia tăng nhanh chóng. Vì vậy chúng ta cần cảnh giác chủ động phòng chống bệnh tiêu chảy,  nhất là tiêu chảy cấp do nhiễm Rotavirus ở trẻ nhỏ. Ở miền Bắc, bệnh thường xảy ra vào mùa đông - xuân, còn ở miền Nam, bệnh xảy ra quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 3 và tháng 9.

Rotavirus lây bệnh chủ yếu qua đường tiêu hóa

Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột gây nên. Bệnh gặp nhiều ở trẻ nhỏ, nhất là lứa tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi. Trong khoảng từ 1 - 5 tuổi, hầu hết trẻ em  đều bị  tiêu chảy cấp do Rotavirus. Tuy nhiên bệnh cũng xảy ra ở người lớn nhưng diễn biến nhẹ hơn. Rotavirus lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa. Trẻ nhỏ vì hay mút tay và ngậm đồ chơi nên dễ bị nhiễm bệnh nhất. Virut được thải ra ngoài theo phân của người bệnh và tồn tại rất lâu trong phân, trên sàn nhà, các đồ vật… bị nhiễm. Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm bệnh vì ăn uống phải thức ăn bị nhiễm bẩn qua tay do sờ chạm vào các bề mặt, đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà… nhiễm virut.

Cách xử trí và chăm sóc trẻ

Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra do vậy không nên dùng kháng sinh, vì kháng sinh không có tác dụng diệt virut. Nếu con bạn bị tiêu chảy ở thể nhẹ, không có biến chứng, thì bệnh thường tự khỏi sau 3 - 8 ngày. Trong thời gian này việc điều trị chủ yếu là bù nước và muối cho trẻ. Bạn có thể để trẻ ở nhà và chăm sóc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Cho trẻ uống nhiều hơn bình thường, bằng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước khoáng (không có gas), nước dừa tươi, tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch oresol theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Bạn nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Nên cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ, bón chậm bằng muỗng để tránh cho trẻ khỏi bị nôn mất thức ăn. Trường hợp trẻ bị nôn, bạn cần cho trẻ nghỉ khoảng 5 - 10 phút rồi lại cho ăn tiếp, chậm hơn. Đối với trẻ còn bú thì tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình thì cần vệ sinh bình, núm vú và dụng cụ pha sữa kỹ trước mỗi lần cho ăn, sữa pha theo số lượng trẻ vẫn bú lúc không bị tiêu chảy. Bạn không nên pha loãng hơn và không đổi loại sữa khác. Cách cho bú là cho trẻ bú từng ít một, chia làm nhiều lần trong ngày. Bạn cũng cần theo dõi số lần đi tiêu chảy, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống của trẻ. Đặc biệt cần chú ý phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ đi cấp cứu. Cần lưu ý tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này không những không diệt được virut gây bệnh mà còn làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây trướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, tử vong. Bạn cũng cần tránh kiêng khem quá mức, chẳng hạn không cho trẻ uống sữa, nếu chỉ cho trẻ ăn cháo trắng với muối sẽ làm cho trẻ bị bệnh càng nặng hơn và lâu hồi phục.

 Rotavirus - thủ phạm gây tiêu chảy cấp.
Chủ động phòng bệnh cho trẻ

Nên thường xuyên rửa tay cho trẻ nhỏ và dạy trẻ lớn rửa tay trước khi cầm, nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh… để phòng tránh bệnh. Các bà mẹ, người bảo mẫu nên rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi thay tã lót hoặc làm vệ sinh cho trẻ. Không để trẻ nhỏ bò trên sàn nhà, ngậm tay, ngậm đồ chơi. Hằng ngày phải lau rửa sàn nhà ở, sàn nhà vệ sinh, bồn cầu sau khi trẻ bị bệnh tiêu chảy đi vệ sinh. Tã lót, bỉm của trẻ bị bệnh phải bỏ vào bao ni lông, cột kín rồi cho vào thùng rác. Các bậc phụ huynh cần cho con tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Nếu trẻ bị bệnh nên cho trẻ nghỉ học cho đến khi hết tiêu chảy để tránh lây lan cho các trẻ khác. Cần tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Cho trẻ uống vaccin phòng ngừa Rotavirus. Thực hiện tốt các  biện pháp này sẽ ngăn chặn được bệnh tiêu chảy cấp lây lan.

ThS. Bùi Quỳnh Nga

Dấu hiệu phát hiện bệnh

Nếu một người bị lây nhiễm virut thì sau khoảng 12 giờ đến 4 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: nôn mửa và tiêu chảy. Nôn xảy ra trước khi bị tiêu chảy từ 6 -12 giờ và có thể kéo dài 2-3 ngày. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu khởi bệnh và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. Trẻ đi tiêu chảy với tính chất phân lỏng toàn nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể có đờm, nhớt nhưng không có máu. Tiêu chảy tăng nặng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Hầu hết trẻ sẽ hết tiêu chảy sau 4 - 8 ngày. Song cũng có trẻ vẫn còn tiêu chảy kéo dài đến 2 tuần dù đã khỏe, vui chơi và đòi ăn trở lại. Do vừa bị nôn và tiêu chảy nhiều nên trẻ dễ bị mất nước nếu không được chăm sóc và điều trị đúng. Kèm theo nôn và tiêu chảy trẻ có sốt vừa, đau bụng, đôi khi có ho và chảy nước mũi.    

Biến chứng nguy hiểm nhất là trẻ bị mất nước và mất muối,  với các biểu hiện: khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô nhăn nheo, đi tiểu ít, bị kích thích quấy khóc. Khi thấy trẻ có các triệu chứng đó phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện để cấp cứu, vì nếu không được bồi phụ muối và nước kịp thời sẽ dễ dẫn đến trụy tim mạch và tử vong.

Nhiễm Rotavirus mối nguy hiểm cho trẻ nhỏ

   Rotavirus là loại vi-rút đường ruột phổ biến nhất, thường gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới. Theo thống kê hàng năm, tiêu chảy cấp do Rotavirus cướp đi sinh mạng của hơn 610.000 trẻ em, riêng tại Việt Nam con số này là 54% nghĩa là cứ 2 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp, thì có một trường hợp là do nhiễm Rotavirus. Vì vậy Rotavirus chính là mối nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ nhỏ và trẻ nhũ nhi.


Rotavirus dưới kính hiển vi điện tử

   1. Rotavirus rất dễ lây nhiễm và lây rất nhanh qua những con đường sau:

      - Nhiễm Rotavirus ở trẻ em chủ yếu qua con đường phân - miệng và tay - miệng. Rotavirus thường được thải ra ngoài theo phân của người bệnh và tồn tại rất lâu ngoài môi trường, vi rút có thể bám dính ở bàn tay, trên sàn nhà, các đồ vật, vật dụng trong gia đình, đồ chơi của trẻ… nếu phụ huynh không chú ý vệ sinh sạch sẽ có thể là nguồn lây nhiễm bệnh cho trẻ.

      - Trẻ cũng dễ dàng bị nhiễm bệnh do uống hoặc ăn phải thức ăn bị nhiễm bẩn trong quá trình chế biến, nấu nướng không đảm bảo vệ sinh vì bàn tay người làm bếp bị nhiễm vi rút do sờ chạm vào các bề mặt, các đồ vật (bàn ghế, đồ chơi, sàn nhà …) bị nhiễm bẩn trước đó. Đó chính là những đường lây nhiễm Rotavirus rất thường gặp.

      - Gần đây, một số nhà khoa học nghi ngờ Rotavirus cũng có thể truyền qua không khí vì virus được tìm thấy nhiều trong dịch tiết đường hô hấp của những trẻ bị nhiễm bệnh.

   2. Rotavirus thường rất dễ lây nhiễm cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ:

      - Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do vi rút Rota gây nên. Bệnh rất thường gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi thì nguy cơ nhiễm bệnh nặng và phải nhập viện càng cao. Trong 5 năm đầu đời, hầu như không trẻ nào tránh khỏi tiêu chảy cấp do Rotavirus.

      - Tại Việt Nam tiêu chảy do Rotavirus thường gặp nhất ở trẻ từ 3 tháng – 17 tháng tuổi; 46% trường hợp xảy ra ở trẻ nhũ nhi dưới 5 tháng tuổi và 59% ở trẻ 6 tháng – 11 tháng tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi, nguy cơ nhiễm Rotavirus càng cao và mắc bệnh càng nặng. Nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời đã dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong.

      - Khi trẻ nhiễm Rotavirus sẽ đào thải ra ngoài một lượng siêu vi rất lớn đến 10 ngàn tỷ, nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ khoảng 10 siêu vi là có thể lây nhiễm, gây bệnh cho người. Siêu vi có thể truyền đi một cách dễ dàng qua tay bị nhiễm bẩn. Chính vì trẻ đi học thường xuyên tiếp xúc và vui chơi với các bạn, nếu bị nhiễm Rotavirus chính là cách truyền bệnh nhanh nhất cho các bạn đồng trang lứa.

    3. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm Rotavirus:

   Sau khi bị lây nhiễm khoảng 12 giờ đến 4 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng:

- Triệu chứng điển hình sau khi trẻ bị nhiễm Rotavirus là nôn ói và tiêu chảy: ói xuất hiện trước tiêu chảy 6 – 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Trẻ ói rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. Trẻ thường đi tiêu phân lỏng toàn nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể có đàm, nhớt nhưng không có máu. Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến hơn 20 lần/ngày. Đa số các trẻ sẽ hết tiêu chảy sau 4 – 8 ngày. Tuy nhiên có thể có trẻ vẫn còn tiêu chảy đến 2 tuần dù trẻ đã khỏe, bắt đầu chơi đùa và đòi ăn trở lại.

   Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện ở trẻ như:

      - Sốt vừa phải.

      - Đau bụng.

      - Có thể có ho và chảy mũi nước.

   Vì vừa bị nôn ói và tiêu chảy với số lần nhiều như vậy, trẻ bị nhiễm Rotavirus rất dễ bị mất nước,  nếu không được chăm sóc thích hợp có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của trẻ.

   3. Nguyên tắc chăm sóc và biện pháp phòng ngừa hiệu quả tình trạng nhiễm Rotavirus ở trẻ:

      - Việc bù nước cho trẻ là nguyên tắc hàng đầu trong điều trị tiêu chảy do Rotavirus, ưu tiên hàng đầu là dung dịch muối đường để bổ sung nước và cả chất điện giải (còn gọi là muối khoáng như Na, Kali, Chlor…) bị mất qua phân và chất nôn ói, dunh dịch uống thường sử dụng là dung dịch Oresol (nước biển khô). 95% các trường hợp tiêu chảy ở trẻ em  được điều trị thành công chỉ bằng bù dịch bằng đường uống và cho ăn. Ph��� huynh có thể cho trẻ uống các loại dịch uống khác nếu thấy trẻ khó khăn khi uống Oresol, các dịch thay thế khác như nước sôi nguội, nước cơm, nước cháo, nước ép trái cây, nước dừa tươi…

      - Trẻ còn bú mẹ nên cho bú mẹ càng nhiều càng tốt vì sữa mẹ ngoài việc cung cấp đủ lượng nước cho trẻ, sữa mẹ còn là nguồn dinh dưỡng quí giá giúp trẻ chống chọi với bệnh tật và mau lành bệnh.

      - Trong thực tế, Rotavirus lây lan nhanh và tồn tại ở xung quanh chúng ta. Đây là loại siêu vi kháng với các chất tẩy rửa thông thường như xà bông, nước javen... Ngoài ra, bệnh tiêu chảy cấp  này do siêu vi trùng gây ra, vì vậy kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh. Các biện pháp thông thường như rửa tay, bú mẹ, cải thiện vệ sinh môi trường là các biện pháp làm giảm lây truyền các tác nhân gây bệnh tiêu chảy khác nhưng có vẻ không hữu hiệu để phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Những nghiên cứu cho thấy cách tốt nhất để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi tiêu chảy do Rotavirus là chủng ngừa bằng vắc-xin. Tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo nên chủng ngừa cho tất cả  trẻ nhỏ để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

- Để đối phó với tình trạng nặng của đợt tiêu chảy do Rotavirus đầu tiên, nên cho trẻ uống sớm vào lúc 6 tuần tuổi và tốt nhất là nên hoàn tất việc chủng ngừa trước 6 tháng tuổi.

(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Co loai thuoc tri duoc tieu chay do rotavirut gay nen khong hay chi co uong bu dich la khoi
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý