Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì
tốt cho sức khỏe, lợi sữa và phòng tránh các bệnh rối loạn đường ruột, rối loạn tiêu hóa, điều trị rạn da sau sinh.
1, Ăn chuối tiêu
Trong chuối tiêu có chứa hàm lượng lớn chất xenlulozơ và sắt, có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, bổ máu. Sản phụ thường nằm nhiều, dễ dẫn đến hiện tượng táo bón. Sau sinh do mất máu nên rất cần bổ sung máu, sắt lại là một trong những chất chính tạo máu nuôi cơ thể. Do vậy sản phụ ăn nhiều chuối tiêu có thể tránh được hiện tượng táo bón và thiếu máu sau sinh. Lượng sắt nạp vào cơ thể người mẹ nhiều, lượng sắt trong sữa cũng tăng theo, còn có tác dụng phòng tránh hiện tượng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.
2. Đu đủ giúp tránh táo bón , tăng sữa
3. Quả Na dùng thường xuyên cũng giúp phụ nữ sau sinh có nhiều sữa.
4. Vú sữa: trong vú sữa chứ nhiều vitamin A, B1, B2, B3 và C, nhất là glucid, calcium, sắt, chất xơ, protein và lipid, vì vậy giúp tăng cường vitamin cho cơ thể bạn và giúp tăng lượng sữa.
5. Củ sen chứa một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất, tinh bột, tốt cho lá lách và dạ dày, lợi sữa, thanh nhiệt. Bà mẹ mới sinh ăn củ sen góp phần loại bỏ những tích tụ trong ổ bụng còn tắc nghẽn, lợi cho đường tiêu hoá, tăng sự thèm ăn, tiết sữa nhiều góp phần nuôi dưỡng trẻ sơ sinh khoẻ mạnh.
6. Sơn trà
Trong sơn trà có nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng dinh dưỡng nhất định với sản phụ. Sơn trà còn chứa lượng lớn axit citric, và maslinic có tác dụng giải khát, hoạt huyết. Sản phụ sau khi sinh thường bị kiệt sức, không muốn ăn, miệng khô. Nếu ăn một lượng sơn trà thích hợp có thể kích thích vị giác, hỗ trợ tiêu hoá, có lợi cho sức khoẻ và việc nuôi trẻ. Ngoài ra, sơn trà còn có tác dụng hoạt huyết, có thể đào thải máu đọng bên trong cổ tử cung, giúp giảm đau.
7. Táo đỏ (Táo tàu)
Táo đỏ có hàm lượng vitamin C cao, và lượng lớn chất glucozơ và protein. Trung y quan niệm táo đỏ là loại thuốc tốt nhất trong các loại quả, có tác dụng giải độc, bổ tì hoạt vị, điều hoà huyết mạch… đặc biệt thích hợp cho sản phụ để bổ sung khí huyết, chữa hiện tượng tì vị suy nhược sau sinh. Táo đỏ có hương vị thơm ngọt, nhiều cách ăn, có thể ăn sống hoặc ninh cháo ăn nóng.
8. Long nhãn
Long nhãn là một loại quả giàu chất dinh dưỡng. Theo Trung y, long nhãn vị ngọt, tính bình, không độc, là loại quả tốt cho việc bổ huyết dưỡng tì. Sản phụ cơ thể suy nhược sau sinh, ăn một lượng long nhãn tươi hoặc long nhãn khô thích hợp, vừa có thể bổ khí cho tì vị, vừa có thể bổ máu.
9. Hồng xiêm
Hồng xiêm còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, chậm quá trình lão hóa, giảm rủi ro một số ung thư, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu chất sắt, tốt cho phổi, phòng cảm lạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, ổn định mức độ đường, cholesterol trong máu, hỗ trợ giảm cân…
Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì cùng với cơm nóng?
Đu đủ xanh với móng giò lợn: Đu đủ 400g, móng giò 1 cái. Gia vị vừa đủ. Rửa sạch đu đủ thái miếng, móng giò làm sạch chặt miếng nhỏ. Ninh nhừ móng giò, cho đu đủ vào đun chín, cho gia vị vào rồi bắc ra. Ăn ngay khi còn nóng hoặc dùng làm canh ăn hàng ngày. Ăn liên tục trong 7 ngày. Món ăn này có tác dụng thông sữa, rất tốt cho những sản phụ ít sữa hoặc sữa loãng.
Táo đen hầm móng giò và a giao: Móng giò (2 chiếc), táo đen 200g, a giao 15g, đường đỏ, nước đủ dùng. Cách làm: Móng giò làm sạch, chặt miếng nhỏ. Làm tan a giao. Cho móng giò, táo đen và nước vào hầm nhừ, rồi đổ a giao, đường đỏ vào đun thêm 15 phút rồi bắc ra. Nên ăn khi canh còn nóng và ăn cả nước lẫn cái, ăn liên tục 7 ngày, cách 2 ngày ăn 1 lần.
Hoa quả không nên ăn.
Không nên ăn ối và cam quýt cắt miếng sẽ gây ê răng và bé đi ngoài có bọt. Nếu ăn cam thì nên vắt nước và pha thêm chút nước và đường.
Tránh ăn dưa chuột vì gây đầy bụng cho em bé nếu em bé bú mẹ.
Ngoài ra, tình trạng thâm và rạn da cũng là vấn đề cần phải giải quyết sau sinh. Vậy phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì để chữa trị rạn da?
Các sản phẩm được tạo nên từ nghệ và một số vị thuốc bắc (nghệ thâm) được coi là liều thuốc hữu hiệu giúp giảm thâm hữu hiệu đồng thời giúp làm mờ các vùng da rạn sau khi sinh. Nghệ cũng giúp bảo vệ gan, tim và được điều trị các rối loạn đường ruột, các rối loạn tiêu hóa khác. Tuy nhiên, việc lạm dụng sử dụng chúng có thể gây đau bụng và tiêu chảy.