Nguyên nhân gây đau bụng ngày "đèn đỏ"? cách phòng ngừa và xử lí đau bụng khi đến tháng.
Nguyên nhân đau bụng kỳ 'đèn đỏ'
Bạn đã bao giờ tìm hiểu xem lý do vì sao mình bị đau bụng trong kỳ nguyệt san chưa? Nó chính là chìa khóa để bạn giải quyết vấn đề đấy!
Các mức độ đau bụng kinh:
Mức độ nhẹ: trước hoặc trong kỳ
nguyệt san có những biểu hiện rõ ràng như đau lưng, bụng nhưng những cơn đau
này không kéo dài và không cần đến sự "hỗ trợ" của thuốc giảm đau.
Mức độ trung bình:
trước hoặc trong kỳ nguyệt san cũng bị đau bụng và lưng, đôi khi bị nôn, lạnh
chân tay nhưng uống thuốc hoặc nghỉ ngơi là có thể giảm đau.
Mức độ nghiêm trọng: trước hoặc trong
kỳ nguyệt san cảm thấy khó chịu với những cơn đau bụng và lưng, đổ nhiều mồ
hôi, mặt mũi nhợt nhạt, tay chân bị lạnh, kèm theo ói mửa, tiêu chảy, không có
biện pháp giảm đau.
Các nguyên dân dẫn đến đau bụng kỳ "đèn đỏ"
1. Sự co thắt quá độ của tử cung: Những bạn gái bị đau bụng kinh thường có các cơn co thắt tử cung bất thường, nó sẽ gây ra thiếu máu cục bộ tử cung, cơ tử cung co thắt, kéo theo đó là sự xuất hiện của những cơn thống kinh.
2. Yếu tố thần kinh, tinh thần bất ổn do các bạn gái quá nhạy cảm với những cơn đau trước đó mang lại.
3. Yếu tố di truyền từ mẹ sang con.
4. Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh.
5. Các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, adenomyosis (adenomyosis xảy ra khi lớp màng trong dạ con bắt đầu hình thành), u xơ tử cung… cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh.
6. Ăn thực phẩm quá lạnh cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng kỳ nguyệt san.
7. Vận động mạnh, cơ thể bị ướt lạnh, rất dễ dẫn đến đau bụng kinh.
8. Ô nhiễm môi trường như khí thải của các nhà máy công nghiệp, mùi của các chất hóa học như xăng, dầu…
Bản thân đau bụng kinh không gây nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng có thể là triệu chứng của một bệnh chính nào đó. Nếu những cơn đau kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng tới học tập các XX hãy mau chóng đi khám để tìm ra biện pháp khắc phục nhé!
Không nên coi thường khi đau bụng kinh
Mỗi lần “đến tháng”, Giang (24 tuổi, Hà Nội) lại thấy hoảng vì bị đau bụng kinh dữ dội, có khi đau liên tục trong 3 giờ liền. Những ngày ấy, cô chỉ nằm ở nhà ôm bụng mà khóc.
Cũng giống như nhiều cô gái khác, từ năm 14 tuổi, Giang bắt đầu có kinh nguyệt. Thế nhưng trong khi các bạn trải qua những ngày này rất nhẹ nhàng thì nó lại trở thành nỗi ám ảnh với cô. Kinh nguyệt của cô rất đều đặn, tuy nhiên, cứ tới ngày kinh đầu tiên, cô lại đau bụng kinh khủng, vã mồ hôi, không thể đứng lên đi nổi, xây xẩm mặt mày.
Đi khám ở nhiều nơi, bác sĩ vẫn bảo không sao vì do nội tiết trong người. Nhưng cô vẫn rất lo sợ, không hiểu mình mắc bệnh gì.
Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế lao động Thái Hà (Hà Nội), đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là tình trạng đau vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Thường phụ nữ từ 14 tuổi đến 49 tuổi sẽ thấy kinh mỗi tháng một lần, mỗi lần 3-5 ngày. Đây là hiện tượng bình thường ở chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên mức độ đau ở mỗi người khác nhau, có người chỉ hơi nhâm nhẩm đau, cũng có người đau dữ dội như trường hợp của Giang. “Có trường hợp đau lăn lộn, mặt xanh nanh vàng, chỉ nhăm nhăm đi mổ cấp cứu vì nghĩ bị viêm ruột thừa. Nhưng đến khi đến viện thì không phải là mà một khối niêm mạc tử cung đi lạc căng phồng lên”, bác sĩ Dung cho biết.
Theo bác sĩ, đau bụng kinh có thể xuất hiện ngay từ thời con gái hoặc bắt đầu sau nhiều năm có kinh nguyệt bình thường. Nguyên nhân là đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dầy lên chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, muốn tống máu ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Lúc này chất prostaglandin xuất hiện và gây ra đau bụng kinh. Ngoài ra, ở một số chị em cơn đau có thể do ngưỡng chịu đựng thấp, thường do tâm lý lo lợ.
Cách giảm đau cũng khác nhau tùy từng người. Có người chỉ uống chút bia, châm cứu, uống thuốc cảm, thuốc giảm đau là đỡ hẳn. Nhưng có người những cách này không có tác dụng. Thời gian đau kéo dài, không chỉ một vài ngày mà thậm chí hàng tuần như trường hợp của chị Mai (28 tuổi, ở Hà Nội) là một ví dụ.
Mấy năm gần đây chị thấy đau bụng dữ dội. Mỗi tháng cơn đau kéo dài đến 20 ngày, khiến chị không còn thiết tha chuyện chăn gối với chồng mà chồng cũng không dám gần vợ. Nhưng vì mới có một cô con gái 6 tuổi, nên vợ chồng chị rất muốn sinh thêm con nên chị mới thử đi khám.
Bác sĩ Dung cho biết, chị Mai được điều trị một đợt thuốc nội tiết mạnh để co niêm mạc lại. Hành kinh không có nên bệnh nhân sẽ không thấy đau nữa. Tuy nhiên, đến khi có hành kinh lại thì chị cần có thai ngay để tránh tiếp diễn cơn đau.
Bác sĩ Dung cũng khuyến cáo, đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như: bụng, bàng quang thậm chí là buồng trứng… Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh.
Trong số các phụ nữ bị vô sinh, có tới 30-50% có tổn thương lạc nội mạc tử cung. Chẳng hạn, niêm mạc có thể nằm ở vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng. Ngoài ra, khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ bị viêm nhiễm và gây dính, tắc vòi trứng…
Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung. Chị em bị chảy máu, đau bụng nhưng vì nó rơi đúng vào chu kỳ kinh nguyệt, nên cứ nghĩ đây chỉ là biểu hiện bình thường. Điều này rất nguy hiểm vì nếu điều trị muộn, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí là tử vong, bác sĩ Dung cho biết.
Vì thế, chị em khi thấy đau bụng kinh quá, kéo dài không chịu được nên đi khám bác sĩ phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Lời khuyên cho cô nàng đau bụng dữ dội khi “đèn đỏ”
Cứ đến tháng là em đau bụng dữ dội, người lạnh toát, ra mồ hôi, buồn nôn và có nhiều lần nôn, kèm theo là hiện tượng đi ngoài, những lúc đau nhất thì hầu như huyết ra rất ít…
Em năm nay 22 tuổi. Cứ đến tháng là em bị đau bụng dữ dội, người lạnh toát, ra mồ hôi, buồn nôn và có nhiều lần nôn, kèm theo là hiện tượng đi ngoài, những lúc đau nhất thì hầu như huyết ra rất ít hoặc không ra được và cơn đau nhất kéo dài trong khoảng 1 tiếng rưỡi, sau đó vẫn đau nhưng đỡ hơn và những ngày sau đó thì đau lên từng cơn. Em thường đau vào những ngày đầu, nhất là ngày thứ 2 -3.
Trước đó em có uống thuốc Ích mẫu, nhưng không khỏi. Mỗi lần đau như thế em có uống thuốc giảm đau, nhưng hiện giờ thì thuốc giảm đau cũng vô tác dụng, em vẫn đau, buồn nôn và thậm chí nôn.
Xin bác sĩ cho biết như thế là em có mắc bệnh gì không? Và em phải uống thuốc gì để không còn đau khi đến tháng nữa? Và nếu có phải đi khám thì em nên khám ở đâu? Em xin cảm ơn! (H. H)
Trả lời:
Chào em!
Bình thường người phụ nữ trước khi hành kinh có dấu hiệu bụng dưới hơi căng tức, bụng đau lâm ram, lưng mỏi. Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh là cơn đau do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung.
Nếu bụng đau nhiều, đau từng cơn kèm nôn mửa, tiêu chảy và cơn đau xảy ra không nhất định: có khi trước kinh kỳ, có khi sau kinh kỳ, có khi đang hành kinh thì Đông y gọi là “Thống kinh”. Nguyên nhân chủ yếu gây nên thống kinh là do khí huyết vận hành không lưu thông.
Nếu đau bụng dữ dội vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh thất thường lúc ít lúc nhiều, đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn… thì phải nghĩ tới bệnh lạc nội mạc tử cung.
Vì vậy, em cần đi khám phụ khoa tại các phòng khám hoặc là các bệnh viện để có kết luận chính xác và điều trị kịp thời. Nếu ở Hà Nội, em có thể đến Bệnh viện phụ sản Trung ương hoặc Bệnh viện phụ sản Hà Nội để được các bác sĩ khám và điều trị.
Giảm đau bụng, khó chịu khi hành kinh
Những khó chịu khi hành kinh như đau bụng, tức ngực, đau lưng… thường gây ít nhiều khó chịu. Để giảm bớt những “rắc rối” này, hãy áp dụng các biện pháp sau:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây và đặc biệt uống nhiều nước. Thức ăn giàu can xi, magiê, man gan và ka li (có nhiều trong thịt, trứng, sữa, nội tạng động vật, hoa quả tươi như chuối, cam, quýt,…), có tác dụng trong việc giảm thiểu các triệu chứng rối loạn trước kỳ kinh.
- Không ăn mặn, vì muối làm cho cơ thể trữ nước. Không nên uống nhiều cà phê và trà, bởi những thức uống này dễ gây căng thẳng thần kinh. Đường và đồ uống ngọt cũng là những thứ nên tránh. Tuyệt đối không dùng bia rượu và thuốc lá vì những thứ này gây cảm giác nặng nề và khiến bạn càng thêm mệt mỏi.
- Vitamin E, B và omega-3 có tác dụng làm giảm những cơn co thắt.
- Khi quá đau, bạn có thể làm giảm đau bằng cách đặt chai nước ấm lên bụng và lăn qua lăn lại. Hoặc bạn có thể tắm nước nóng để làm giảm những cơn khó chịu.
- Massage nhẹ, tập yoga cũng là biện pháp giúp bạn thấy thoải mái và thư giãn hơn.
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Giải tỏa sự căng thẳng tâm lý bằng cách “tám” chuyện với bạn bè, đọc truyện cười, xem phim hài, tình cảm nhẹ nhàng.
Mùi hương cũng có tác dụng giúp bạn giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng. Nhỏ vài giọt tinh dầu oải hương, tinh dầu hương thảo hoặc tinh dầu chanh vào nơi bạn muốn nằm nghỉ thư giãn và hít thở sâu. Mùi hương của những tinh dầu này sẽ giúp bạn dễ chịu và giảm stress hơn.
- Thể dục đều đặn trước khi hành kinh sẽ giúp bạn có sức đề kháng tốt để chống chọi với những cơn đau.
Cách xử lí khi đau
bụng kinh
Nguyên nhân đưa đến đau bụng kinh nguyên phát là do chất
sinh học có tên prostaglandin. Prostaglandin là chất sinh học do cơ thể tự tổng
hợp, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiều hoạt động sinh lý trong
cơ thể. Khi người phụ nữ hành kinh, tử cung sẽ tiết ra prostaglandin.
Prostaglandin sinh ra sẽ gây co thắt tử cung, đặc biệt sự co thắt sẽ nhiều hơn
khi nội mạc tử cung bong tróc ra gây chảy máu kinh. ở nhiều phụ nữ, sự co thắt
không đến độ gây đau, nhưng ở một số chị em, sự co thắt tử cung lại quá đáng
đưa đến đau bụng kinh. Cơn đau có thể xảy ra trước khi thấy kinh nhưng thông
thường xảy ra vào ngày thứ nhất của kỳ kinh và có thể kéo dài đến 48 giờ. ở một
số phụ nữ, đau bụng kinh có thể kèm theo buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu...
Các thuốc dùng để trị đau bụng kinh nguyên phát
Khi đau bụng kinh, có người chịu đựng có khi cả ngày và sẽ khỏi, nhưng có người
cảm thấy không chịu đựng được và phải dùng thuốc.
Thuốc dùng để trị đau bụng kinh gồm nhiều loại nhưng tựu chung tác dụng theo cả
2 cơ chế: hoặc là trị triệu chứng bằng cách làm giãn cơ trơn tử cung (tức làm
giảm co thắt đưa đến giảm đau), hoặc trị nguyên nhân là ức chế sự sinh tổng hợp
prostaglandin trong cơ thể. Có thể kể các nhóm thuốc sau:
- Thuốc chống co thắt hướng cơ: đây là thuốc trị triệu chứng làm giãn các cơn
co thắt của tử cung để làm giảm đau. Như: dipropyline, alverine, drotaverine...
- Thuốc nội tiết tố sinh dục nữ: hoặc dùng thuốc phối hợp: estrogen +
progesterone, hoặc dùng các dẫn chất từ progesterone (dydrogesterone,
lynestrenol). Nếu người phụ nữ vừa muốn chữa đau bụng kinh vừa muốn tránh thai
có thể dùng thuốc viên ngừa thai. Thuốc ngừa thai vừa có tác dụng tránh thai
vừa giúp người phụ nữ không bị một số rối loạn khi hành kinh như đau bụng kinh.
- Thuốc ức chế prostaglandin: đây chính là các thuốc chống viêm không steroid,
cơ chế tác động của thuốc nhóm này là ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin
trong cơ thể là nguồn gốc đưa đến sự co thắt tử cung gây đau nên có thể xem đây
là thuốc điều trị nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát. đặc biệt thuốc nhóm
này dễ được chọn ở thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục. Thuốc ức chế
prostaglandin thường dùng là: acid mefenamic, diclofenac, ibuprofen,
naproxen...
Về cách dùng thuốc ức chế prostaglandin để trị đau bụng kinh nguyên phát, tùy
theo loại, cách dùng có khác nhau. Có thuốc uống khi hành kinh, có thuốc uống
trước vài ngày. Thuốc thường được dùng trong 1-3 ngày, liều ấn định cho mỗi lần
uống sẽ lặp lại mỗi 6-8 giờ trong ngày.
Sự ức chế prostaglandin không chỉ làm giảm đau mà lại có thể dẫn đến một số rối
loạn khác. Vì vậy, khi sử dụng loại thuốc này để trị đau bụng kinh, cần xem kỹ
trong bảng hướng dẫn sử dụng thuốc: chỉ định, chống chỉ định, tác dụng ngoại ý,
thận trọng lúc dùng để thực hiện đúng. Tốt hơn nên hỏi kỹ dược sĩ ở nhà thuốc.
Nếu có sự nghi ngờ, đặc biệt có thể bị đau bụng kinh thứ phát đã nói ở trên,
nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh việc dùng thuốc có lời khuyên chườm nóng ở vùng bụng, kết hợp với việc
nghỉ ngơi đầy đủ cũng là việc cần thiết.
13 bí quyết giúp giảm đau bụng kinh
Các chuyên gia đã tìm hiểu và dần tìm ra được một vài bí quyết giúp giảm đau bụng kinh. Bạn có thể thực hiện theo như sau.
Đau bụng kinh đôi khi là cơn ác mộng đối với chị em khi tới kỳ kinh nguyệt. Sự xuất hiện của cơn đau vào mỗi tháng ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và công việc, chưa nói đến những vấn đề riêng tư. Những người bị đau bụng kinh chỉ mau chóng mong được thoát khỏi đau đớn này, ít nhất là có thể giảm bớt được cơn đau... Các chuyên gia đã tìm hiểu và dần tìm ra được một vài bí quyết giúp giảm đau bụng kinh. Bạn có thể thực hiện theo như sau...
1. Chú ý chế độ ăn uống từ 3 đến 5 ngày trước kỳ kinh nguyệt
Trước khi đến kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày bạn nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu. Tránh thực phẩm tươi sống, thực phẩm nhiều gia vị hay những thực phẩm lạnh có thể kích thích tử cung, ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau bụng.
2. Nên ăn thực phẩm chua
Những thực phẩm có hương vị chua như bắp cải muối, salad, nộm, canh chua... là những thực phẩm viện trợ tốt trong việc giảm cơn đau do kinh nguyệt.
3. Thường xuyên tiêu thụ trái cây và rau củ
Thường xuyên tiêu thụ một số loại trái cây và rau quả giúp lưu thông máu và khí huyết trong cơ thể. Giữ chế độ ăn uống cân bằng giữa thức ăn mặn và ngọt vì chúng có thể gây đầy hơi. Nếu được hãy ăn thành nhiều bữa cho dễ tiêu hóa.
4. Tăng cường các bài tập thể dục thể chất phù hợpTránh lao động nặng nhọc và tăng cường các bài tập tập thể dục phù hợp có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng của đau bụng kinh.
5. Bổ sung vitamin
Nhiều bệnh nhân chú ý tới sự tiêu thụ vitamin hàng ngày thấy ít bị đau hơn khi tới kỳ kinh nguyệt. Do đó khuyến cáo họ nên dùng vitamin tổng hợp liều thấp để làm giảm các cơn đau khó chịu.
6. Bổ sung các khoáng chất
Bổ sung các khoáng chất như canxi, kali và magiê khoáng sản cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh. Magnesium cũng rất quan trọng, bởi vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi. Bạn nên tăng cường lượng canxi và magie trong giai đoạn trước và trong khi kinh nguyệt.
7. Tránh thực phẩm có chứa caffeine
Ăn thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, sô cô la, trà sẽ làm cho bạn lo lắng, có thể đã góp phần gây ra sự khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Cà phê có chứa dầu dễ kích thích ruột non. Nếu trong thời kỳ hành kinh bạn còn dễ bị phù nề thì nên tuyệt đối tránh rượu vì có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này.
8. Không sử dụng thuốc lợi tiểu
Nhiều phụ nữ tin rằng thuốc lợi tiểu có thể làm giảm sưng và khó chịu kinh nguyệt, nhưng trong thực tế, thuốc lợi tiểu lại góp phần loại bỏ khoáng chất cùng với nước trong cơ thể, do đó khiến các triệu chứng nặng hơn như đã giải thích ở trên.
9. Giữ ấm
Giữ ấm cơ thể sẽ thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực vùng chậu. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng hay chai nước nóng để đặt lên bụng trong một vài phút giúp giảm cơn đau đáng kể.
10. Tắm muối khoáng
Thêm 1 chén muối và 1 chén bicarbonate natri trong bồn tắm. Tắm bằng nước ấm trong khoảng 20 phút giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau bụng kinh hiệu quả.
11. Tập thể dục
Đặc biệt là trong đêm trước của thời kỳ kinh nguyệt bạn nên đi bộ nhiều hơn hoặc tham gia các vận động thể chất vừa phải khác sẽ giúp cho bạn thoải mái hơn trong khi hành kinh.
12. Tập yoga
Yoga cũng đóng vai trò hiệu quả trong giảm đau, chẳng hạn như quỳ xuống, uốn cong đầu gối và ngồi trên gót chân. Cúi thấp người xuống, dần dần cho đến khi trán chạm đất, cánh tay kéo dài theo cơ thể. Duy trì vị trí này cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.
13. Uống thuốc giảm đau
Nếu cơn đau quá nhiều và khó chịu bạn có thể phải cầu cứu đến sự hỗ trợ của thuốc giảm đau.
(St)