chao bác sỉ, em tên khoa , nam nay 26 tuổi , cách đây 2 tuần tôi co quan hệ vói ban gái , 1 tuan sau thi tôi cảm thay kho chịu o dương vật , tôi sò vào thi đau , tôi kiểm tra thi bị rách da, nhưng bây giờ tôi thấy có 1 chất dịch gi đó mau cafe sũă co mùi rất khó chịu , tôi ko biết phai lam sao nưa, bác sỷ oi bây h tôi phải lam sao đây , hay trã lời tôi sơm nha , thanks (duong anh khoa)
Trả lời:
Rất nhiều nguyên nhân gây chảy mủ ở Dương vật:
Bệnh giang mai (syphilis) thường không gây ra chảy mủ từ dương vật mà gây ra các vết lở loét ở duơng vật ,ở da ,miệng , các niêm mạc v.v..Có những bệnh có các triệu chứng tương tự như bệnh lậu (Bệnh lậu (gonorrhea) là do liên hệ tình dục với người đã bị bệnh lậu). có tiết chất mủ từ dương vật, Thường nhất là bệnh nhiễm Chlamydia Trachomatis Đây cũng là 1 bệnh lây nhiễm do liên hệ tình dục với người đã bị nhiễm bệnh Chlamydia. Cách trị là cũng dùng thuốc kháng sinh nhưng loại khác với bệnh lậu. Dương vật tiết ra mủ cũng có thể do nhiểm trùng với vài loại nấm và cách trị liệu sẽ khác với trị bệnh lậu.
Bạn cần đi khám tại trung tâm da liễu. Thông thường thì bác sĩ cho thử chất mủ từ dương vật và cho thuốc kháng sinh trong khi chờ đợi kết quả thử nghiệm và sẽ thay đổi kháng sinh tùy kết quả. Nếu kháng sinh đã dùng không hiệu nghiệm thí bác sĩ bắt buộc phải dựa trên kết qủa kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp. Hiện nay các nghiên cứu cho thấy có sự đề kháng (resistance) rất cao của vi trùng gây bệnh lậu (Neisseria gonorrhoeae)
Dương vật có mủ
Em năm nay 30 tuổi, chưa có gia đình nhưng vẫn quan hệ với người yêu. Mấy tháng nay sáng ngủ dậy em thấy ở đầu cậu nhỏ có chất gì màu đục như mủ chảy ra vậy. Em không quan hệ lăng nhăng.
Em đã đi khám chuyên khoa nam, bác sĩ đã kê thuốc nhưng vẫn không khỏi. Em rất lo không biết liệu sau này có ảnh hưởng gì đến chuyện hiếm muộn không? Xin bác sĩ cho em biết loại thuốc nào chữa được bệnh trên (Phạm Ngọc Tuấn).
Bạn đã có những triệu chứng của bệnh ở bộ phận sinh dục tuy nhiên chưa rõ bệnh gì. Có thể bạn bị lậu mà cũng có thể bạn bị viêm đường niệu đạo. Cả hai bệnh trên đều có triệu chứng ra mủ ở dương vật.
Như bạn nói, bạn đã đi khám tại bệnh viện và được cho thuốc điều trị nhưng không khỏi. Vậy bạn nên đi tái khám để được chẩn đoán và sử dụng các loại thuốc đặc trị khác. Không rõ bạn khám như thế nào, nhưng trong những trường hợp như thế này thông thường các bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch để xét nghiệm và kết luận chính xác bệnh mà bạn mắc phải.
Ở lần tái khám sau, bạn nên đề nghị được xét nghiệm và sau đó sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi dùng hết thuốc đúng theo chỉ định, bạn nên đi tái khám để xác định bệnh đã khỏi hẳn hay chưa. Ngay cả khi bạn đã được điều trị khỏi, việc điều trị song song bạn tình là điều cần thiết. Do đó, bạn nên đề nghị bạn gái cũng đi khám và điều trị để tránh bệnh lây đi lây lại nhiều lần.
Những điều cần biết về chứng mủ ở dương vật.
Mủ ở dương vật là một thuật ngữ được sử dụng để
chỉ sự rỉ ra của chất lỏng từ lỗ tiểu nằm ở đầu của dương vật. Dịch tiết này có
thể không hoặc có chứa mủ, hoặc thậm chí phụ thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn của
sự tiết mủ.
Tiết mủ dương vật thường gặp ở nam giới trẻ tuổi và không phân biệt riêng chủng
tộc nào. Nó thường xuất hiện ở nam giới có sinh hoạt tình dục.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Dương vật tiết mủ bản thân nó đã là một triệu chứng của các rối loạn khác.
Người bệnh có thể bị đau hay rát, cùng với tiết mủ trong các trường hợp nhiễm
trùng cục bộ. Việc tiết mủ có thể rõ ràng nếu các nguyên nhân tiềm ẩn là do
viêm. Số lượng mủ tiết ra ở dương vật có thể thay đổi từ ít đến nhiều. Người
bệnh cũng thấy tần số đi tiểu tăng lên, đặc biệt là vào ban đêm.
Việc chẩn đoán mủ tiết ở dương vật được thực hiện bằng cách phân tích nước tiểu
có thể cho thấy các tế bào bạch cầu (tế bào mủ) nếu có nhiễm trùng. Kiểm tra
thể chất của người bệnh cũng có thể tìm thấy có sự phát triển của các hạch bạch
huyết bẹn hay không.
Nguyên nhân và phòng ngừa
Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng hoặc do viêm. Viêm nhiễm cục bộ có thể xảy ra
do kích thích bởi xà phòng hoặc chất tẩy rửa. Trong khi đó, những nguyên nhân
nhiễm trùng lại có thể do lậu cầu và viêm niệu đạo không do lậu cầu.
Viêm niệu đạo do lậu cầu được gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae và viêm
niệu đạo không do lậu cầu có thể được gây ra bởi các khuẩn khác nhau là
Chlamydia trachomatis, Mycoplasma genitalium và Trichomonas vaginalis.
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho niệu đạo và khu vực xung quanh nó là điều tối quan
trọng. Và bạn cũng nên tránh quan hệ tình dục với nhiều bạn tình. Việc quan hệ
bằng miệng hoặc hậu môn cũng được khuyến cáo nên tránh, vì nó tăng tỷ lệ mắc
các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, và kết quả có thể là mủ
trong dương vật.
Các biến chứng
Tiết mủ ở dương vật có thể gây kích ứng cục bộ của vùng da xung quanh. Các biến
chứng khác có thể phát sinh từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Điều trị
Tiết mủ ở dương vật được điều trị theo nguyên nhân của nó. Đối với nhiễm khuẩn,
một số thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả như ceftrioxone, cefixime hoặc
doxycycline sẽ được sử dụng. Các bạn tình của người bị bệnh cũng cần được điều
trị để ngăn ngừa tái nhiễm.
(ST)