Bệnh cảm mạo

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh cảm mạo

18/04/2015 03:26 PM
1,414
Cảm mạo là gì? Nguyên nhân gây cảm mạo. Điều trị và phòng ngừa cảm mạo như thế nào?


Nguyên nhân gây cảm mạo

Nguyên nhân của cảm mạo có thể phân tích theo 2 mặt là nguyên thể bệnh và khả năng phòng ngự của cơ thể.

1) Nguyên thể bệnh, các loại vi rút và vi khuẩn đều có thể gây nên nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhất là các loại vi rút, ước chiếm trên 90% lây nhiễm nguyên phát. Sau khi bị nhiễm khuẩn, niêm mạc đường hô hấp mất sức đề kháng, vi khuẩn thừa cơ xâm nhập, phát triển thành nhiễm khuẩn tương đối nặng.

Trong vi rút thường gặp, cảm mạo do vi rút gây bệnh ở mũi chiếm 50% tổng số bị cảm, vi rút gây bệnh mạch vành chiếm 15 % - 20%, vi rút gây bệnh tuyến chiếm khao3ng 10%, vi rút gây bệnh Cô-Sa-Ghi và vi rút gây các bệnh đường ruột khác chiếm khoảng 10%, vi rút gây bệnh hợp bào đường hô hấp chiếm 5% - 10%, ngoài ra là các loại vi rút gây dịch cúm.

Vi khuẩn lây nhiễm thường gặp là liên cầu khuẩn làm tan máu, rồi đến cầu khuẩn phế viêm, cầu khuẩn quả nho và vi khuẩn hình que.

2) Khả năng phòng ngự của cơ thể phát sinh và phát triển lây nhiễm đường hô hấp, không những quyết định bởi sự xâm nhập của vi rút hoặc vi khuẩn, mà còn có liên quan mật thiết đến khả năng phòng ngự của cơ thể. Khả năng này phần lớn chịu ảnh hưởng cả việc rèn luyện thể dục, tình trạng dinh dưỡng và thói quen vệ sinh, nếu khả năng phòng ngự mạnh, thì dù gặp phải nguyên thể bệnh cũng không dễ bị xâm nhập. Nếu dinh dưỡng kém hoặc người ít rèn luyện thì rất dễ bị, nhất là trẻ con tiêu hóa kém, mắc bệnh còi xương, thường xuất hiện những triệu chứng tương đối nặng. Thời tiết thay đổi nhiều, như giao thời giữa thu, đông, nhiều người đường hô hấp không thích ứng, khả năng phòng ngự thấp, nên rất dễ bị cảm.

Chotuoctay.vn (tổng hợp)



Phân biệt bệnh cảm mạo và chứng dị ứng

Dị ứng và cảm mạo có chung rất nhiều triệu chứng nhưng để việc điều trị đạt hiệu quả, trước hết phải chẩn đoán đúng bệnh. Marion Richman, bác sĩ gia đình tại Bệnh viện Tôn giáo New York ở Columbia (Mỹ) sẽ giúp bạn phân biệt hai bệnh lý này. Bác sĩ có thấy là bệnh nhân hay bị nhầm lẫn giữa cảm mạo và dị ứng không ? - Tất nhiên rồi, do có quá nhiều triệu chứng chung nên có thể nhầm lẫn. Ngay cả bác sĩ cũng có thể phạm sai lầm này. Vậy sự khác biệt về nguyên nhân của hai bệnh là gì ? - Dị ứng là đáp ứng miễn dịch quá thái của cơ thể với một chất vô hại của môi trường. Còn cảm mạo là bệnh nhiễm trùng và lây lan. 99% trường hợp cảm là do virus gây ra. riệu chứng của các bệnh này là gì ? - Các biểu hiện chung của cả hai bệnh là chảy nước mũi và ngạt mũi. Riêng với dị ứng còn có thêm các triệu chứng điển hình như ngứa mắt, ngứa họng, chảy nước mắt nước mũi (nước trong). Khi bị cảm, bạn thường thấy sốt, có thể bị đau ở xoang, nước mũi có màu vàng hoặc xanh. Làm cách nào một người có thể tự nhận biết những khác biệt này ? - Rất khó. Tuy nhiên, nhiều khả năng là bạn bị dị ứng nếu: thường xuyên bị cảm vào cùng một thời điểm của năm, bệnh xuất hiện sau khi đi thăm một nhà có nuôi mèo. Ngoài ra, có thể nghĩ đến dị ứng nếu người bệnh đồng thời bị chàm, ngứa da, hen hoặc có tiền sử dị ứng trong gia đình. Riêng với cảm mạo, bệnh thường kéo dài 7-10 ngày, với những triệu chứng báo trước. Nói chung, cả hai bệnh có thể mang những triệu chứng chung. Làm thế nào mà bác sĩ phân biệt được hai bệnh ? - Cũng dựa vào các triệu chứng như đã kể trên. Nhiều khi chẩn đoán chỉ là một thử nghiệm và bác sĩ cũng nhầm lẫn. Nếu bệnh nhân cứ phải khám đi khám lại nhiều lần và đơn thuốc trị cảm bạn kê không có tác dụng thì nên nghĩ tới bệnh dị ứng. Cảm mạo được điều trị thế nào ? - Chúng ta chưa có phương thuốc chữa trị bệnh cảm, việc điều trị chỉ dừng ở khống chế triệu chứng: thuốc co mạch để trị chứng ngạt mũi, thuốc dị ứng để trị chảy nước mũi, thuốc chống ho đề trị ho. Còn dị ứng được điều trị thế nào ? - Trước khi điều trị bằng thuốc, tốt nhất là thử thay đổi lối sống, tránh những thứ gây ra dị ứng. Ví dụ, nếu dị ứng với mèo thì phải tránh con vật này. Có thể sử dụng các thuốc chống cảm, nhưng thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ vẫn là chủ lực. Các steroid, giúp giảm tình trạng viêm, cũng được sử dụng cho các ca dị ứng nặng. Có thể dùng thuốc dạng xịt ở mũi hoặc viên để uống trong thời gian ngắn. Cũng có thể dùng miễn dịch trị liệu (tiêm các chất dị nguyên liều nhỏ vào cơ thể để làm tăng khả năng dung nạp những chất này). Phương pháp nói trên chỉ được áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng. Khi nào thì một bệnh nhân bị ngạt mũi, chảy nước mũi và hắt hơi cần đi khám bác sĩ ? - Bệnh cảm thường chỉ kéo dài 7-10 ngày. Nếu bạn bị cảm trong 1 tháng thì cần đi khám bác sĩ. Cũng cần đi khám nếu có biểu hiện nhiễm trùng (sốt trên 38 độ C trong 3 ngày hoặc hơn; đau ở tai, họng, xoang hoặc răng). Nếu bị khó thở, bạn cũng cần tới phòng cấp cứu ngay. Còn với trẻ em thì sao ? - Trẻ em cũng có thể bị các bệnh này nhưng dị ứng ít khi xuất hiện ở các cháu dưới 3 tuổi. Riêng với trẻ lớn, nếu nhiễm trùng tái phát hoặc có rắc rối về thị lực ảnh hưởng tới kết quả học tập thì nên hỏi bác sĩ nhi khoa xem vấn đề có phải là dị ứng không. Cũng như người lớn, biểu hiện dị ứng của trẻ là chảy nước mũi trong. Bạn thường thấy trẻ chùi mũi, một vài cháu còn bị các vết rạn đỏ trước mũi do cọ sát nhiều. Nhưng có dấu hiệu gì thì phải đi khám bác sĩ ? - Nếu trẻ bị sốt hoặc kêu đau ở tai/họng, nhất là nếu trẻ khó thở, thì phải đi khám bác sĩ. Trẻ nhỏ ăn uống kém hơn bình thường hoặc đái ít hơn cũng cần đi khám ngay. Điều trị cho trẻ bị dị ứng hoặc cảm mạo thế nào ? - Khi trẻ nhỏ bị cảm, cách tốt nhất là chịu đựng, không nên dùng thuốc cảm vì hiệu quả thấp mà lại gây nhiều tác dụng không mong muốn. Đối với trẻ bị dị ứng, có thuốc chống dị ứng không gây ngủ cho trẻ trên 2 tuổi.

Làm sao để phân biệt bệnh cảm mạo và chứng dị ứng

Sổ mũi là biểu hiện chung của cảm và dị ứng.

Dị ứng và cảm mạo có chung rất nhiều triệu chứng nhưng để việc điều trị đạt hiệu quả, trước hết phải chẩn đoán đúng bệnh. Marion Richman, bác sĩ gia đình tại Bệnh viện Tôn giáo New York ở Columbia (Mỹ) sẽ giúp bạn phân biệt hai bệnh lý này.

- Bác sĩ có thấy là bệnh nhân hay bị nhầm lẫn giữa cảm mạo và dị ứng không?

- Tất nhiên rồi, do có quá nhiều triệu chứng chung nên có thể nhầm lẫn. Ngay cả bác sĩ cũng có thể phạm sai lầm này.

Vậy sự khác biệt về nguyên nhân của hai bệnh là gì?

- Dị ứng là đáp ứng miễn dịch quá thái của cơ thể với một chất vô hại của môi trường. Còn cảm mạo là bệnh nhiễm trùng và lây lan. 99% trường hợp cảm là do virus gây ra.

- Triệu chứng của các bệnh này là gì?

- Các biểu hiện chung của cả hai bệnh là chảy nước mũi và ngạt mũi. Riêng với dị ứng còn có thêm các triệu chứng điển hình như ngứa mắt, ngứa họng, chảy nước mắt nước mũi (nước trong). Khi bị cảm, bạn thường thấy sốt, có thể bị đau ở xoang, nước mũi có màu vàng hoặc xanh.

Làm cách nào một người có thể tự nhận biết những khác biệt này?

- Rất khó. Tuy nhiên, nhiều khả năng là bạn bị dị ứng nếu: thường xuyên bị cảm vào cùng một thời điểm của năm, bệnh xuất hiện sau khi đi thăm một nhà có nuôi mèo. Ngoài ra, có thể nghĩ đến dị ứng nếu người bệnh đồng thời bị chàm, ngứa da, hen hoặc có tiền sử dị ứng trong gia đình. Riêng với cảm mạo, bệnh thường kéo dài 7-10 ngày, với những triệu chứng báo trước. Nói chung, cả hai bệnh có thể mang những triệu chứng chung.

- Làm thế nào mà bác sĩ phân biệt được hai bệnh?

- Cũng dựa vào các triệu chứng như đã kể trên. Nhiều khi chẩn đoán chỉ là một thử nghiệm và bác sĩ cũng nhầm lẫn. Nếu bệnh nhân cứ phải khám đi khám lại nhiều lần và đơn thuốc trị cảm bạn kê không có tác dụng thì nên nghĩ tới bệnh dị ứng.

- Cảm mạo được điều trị thế nào?

- Chúng ta chưa có phương thuốc chữa trị bệnh cảm, việc điều trị chỉ dừng ở khống chế triệu chứng: thuốc co mạch để trị chứng ngạt mũi, thuốc dị ứng để trị chảy nước mũi, thuốc chống ho đề trị ho.

- Còn dị ứng được điều trị thế nào?

- Trước khi điều trị bằng thuốc, tốt nhất là thử thay đổi lối sống, tránh những thứ gây ra dị ứng. Ví dụ, nếu dị ứng với mèo thì phải tránh con vật này. Có thể sử dụng các thuốc chống cảm, nhưng thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ vẫn là chủ lực. Các steroid, giúp giảm tình trạng viêm, cũng được sử dụng cho các ca dị ứng nặng. Có thể dùng thuốc dạng xịt ở mũi hoặc viên để uống trong thời gian ngắn. Cũng có thể dùng miễn dịch trị liệu (tiêm các chất dị nguyên liều nhỏ vào cơ thể để làm tăng khả năng dung nạp những chất này). Phương pháp nói trên chỉ được áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng.

- Khi nào thì một bệnh nhân bị ngạt mũi, chảy nước mũi và hắt hơi cần đi khám bác sĩ?

- Bệnh cảm thường chỉ kéo dài 7-10 ngày. Nếu bạn bị cảm trong 1 tháng thì cần đi khám bác sĩ. Cũng cần đi khám nếu có biểu hiện nhiễm trùng (sốt trên 38 độ C trong 3 ngày hoặc hơn; đau ở tai, họng, xoang hoặc răng). Nếu bị khó thở, bạn cũng cần tới phòng cấp cứu ngay. 

- Còn với trẻ em thì sao?

- Trẻ em cũng có thể bị các bệnh này nhưng dị ứng ít khi xuất hiện ở các cháu dưới 3 tuổi. Riêng với trẻ lớn, nếu nhiễm trùng tái phát hoặc có rắc rối về thị lực ảnh hưởng tới kết quả học tập thì nên hỏi bác sĩ nhi khoa xem vấn đề có phải là dị ứng không. Cũng như người lớn, biểu hiện dị ứng của trẻ là chảy nước mũi trong. Bạn thường thấy trẻ chùi mũi, một vài cháu còn bị các vết rạn đỏ trước mũi do cọ sát nhiều.

Nhưng có dấu hiệu gì thì phải đi khám bác sĩ?

- Nếu trẻ bị sốt hoặc kêu đau ở tai/họng, nhất là nếu trẻ khó thở, thì phải đi khám bác sĩ. Trẻ nhỏ ăn uống kém hơn bình thường hoặc đái ít hơn cũng cần đi khám ngay.

Điều trị cho trẻ bị dị ứng hoặc cảm mạo thế nào?

- Khi trẻ nhỏ bị cảm, cách tốt nhất là chịu đựng, không nên dùng thuốc cảm vì hiệu quả thấp mà lại gây nhiều tác dụng không mong muốn. Đối với trẻ bị dị ứng, có thuốc chống dị ứng không gây ngủ cho trẻ trên 2 tuổi.

Thu Thủy (theo Healthology)

Cách chữa cảm mạo đơn giản


Cach chua cam mao don gian

Khi bị cảm nhẹ, bạn không nhất thiết phải dùng thuốc Tây. Một số cách chữa đơn giản của Đông y sẽ giúp bạn khỏe hơn mà không có tác dụng phụ.

Cảm hàn (phong hàn)

Triệu chứng: Sốt, sợ lạnh, sợ gió, toàn thân đau mỏi, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, lưỡi có một lớp rêu màu trắng mỏng.

Điều trị: Tía tô (cả lá và cành), hương phụ mỗi vị 12g; trần bì, gừng, cam thảo nam mỗi vị 6g. Đổ 400ml nước, sắc còn 200ml, uống lúc còn nóng cho ra mồ hôi.

Nếu có đầy bụng, buồn nôn, cho thêm: hoắc hương, hậu phác mỗi vị 12g.

Uống 1-3 thang.Trẻ em uống 2/3 - 1/3 liều của người lớn, tùy tuổi.

Tía tô: Có tác dụng hạ sốt cầm nôn, kích thích tiêu hóa, an thai.

Trần bì (vỏ quýt): Hóa đờm, mạnh dạ dày, giúp ra mồ hôi.

Gừng: Tán hàn, giải cảm, long đờm, trừ phong tà, rét lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, trị ho, nôn mửa, kích thích tiêu hóa.

Hương phụ (củ gấu): Thông kinh, giảm đau.

Bạc hà: Hạ sốt, làm ra mồ hôi, tán phong nhiệt, sát khuẩn. Dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi do lạnh, ho do lạnh.

Lá tre (trúc diệp): Thanh nhiệt, hạ sốt, an thần.

Kinh giới: Giải cảm, trừ phong, thanh nhiệt, thông huyết mạch, trị cảm cúm, cảm sốt, trị bệnh sởi.

Hoắc hương: Trị nôn mửa, kích thích tiêu hóa, thông bộ máy hô hấp. Chữa cảm cúm, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi.

Cảm nhiệt (phong nhiệt)

Triệu chứng: Sốt nóng, sợ gió, đầu nặng, ra mồ hôi, ho, đau lưng, miệng khô, khát, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng. Khám thấy họng đỏ.

Điều trị: Bạc hà 8g; kim ngân hoa, cam thảo nam, kinh giới mỗi vị 12g; lá tre 20g. Đổ 400ml nước, sắc lấy 200ml để nguội rồi uống.

Xông giải cảm (dùng cho hai thể cảm hàn và cảm nhiệt)

Lá bưởi, cúc tần, hương nhu, ngải cứu, tía tô, lá sả, lá tre mỗi thứ một nắm bằng nhau, cho vào nồi đậy vung thật kỹ, đun sôi vài phút, rồi xông.

Khi xông, chùm trăn kín và từ từ mở vung để hơi nóng bốc lên từ từ tránh bỏng.

Khi bệnh nhân ra mồ hôi và cảm thấy dễ chịu thì ngừng xông, không được kéo dài; sau khi xông nên ăn cháo hành cho chút muối. Nếu có cháo thịt, trứng thì càng tốt.

Chú ý: Xông ở nơi kín gió, không xông với thể cảm sốt ra mồ hôi nhiều, trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, người già yếu, phụ nữ có thai hoặc đang có kinh, người bệnh mất máu, mất nước nặng.

Đánh gió chữa cảm (cả cảm hàn và cảm nhiệt)

Phương pháp đánh gió có tác dụng tốt với các bệnh ngoại cảm chưa tổn thương tạng phủ. Về nguyên liệu dùng để đánh gió, có thể lựa chọn: Trứng luộc (lòng trắng) + bấm bạc; gừng tươi (củ) + tóc rối + rượu 40- 60 độ; lá trầu không + dầu tây (dầu hỏa).

Bệnh nhân có thể nằm hay ngồi, người đánh gió đứng bên cạnh hay phía sau người bệnh. Gừng tươi 50g giã nhỏ sau đó lấy mớ tóc rối quấn xung quanh gừng, ngoài cùng bọc bằng vải mỏng hoặc khăn mùi xoa rồi nhúng vào chén rượu, sau đó chà xát hai bên cột sống từ cổ tới mông, có thể làm rộng ra hai bên khối cơ của lưng và thắt lưng, rượu khô lại tẩm tiếp và xát như vậy khoảng 10-20 phút (vùng da nơi đánh gió nóng và hơi đỏ).

Phòng cảm bằng rượu tỏi

Mùa rét cần giữ ấm và đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh cảm lạnh. Khi nơi ở có dịch cúm, cần phòng bệnh bằng cách:

Uống rượu tỏi: 100g tỏi giã nát ngâm với 1/2 lít rượu 60 độ, ngâm trong 2 ngày, lọc trong, mỗi tuần uống 3 lần, mỗi lần uống 20-30 giọt với nước sôi để nguội.

Nhỏ mũi bằng nước tỏi: Nước sôi để nguội hòa với tỏi đã giã (3 nhánh tỏi pha 10-15 giọt nước) lọc nước trong, nhỏ vào mũi. Không được nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh (mà chỉ nên cho ngửi).

Theo BS. Đỗ Minh Hiền

Sức khỏe & Đời sống

Bài thuốc


Theo lương y Vũ Quốc Trung, cảm mạo mùa hè thường mắc kèm theo thử tà (nắng nóng), kèm thấp (ẩm), nên gọi là cảm mạo thử thấp. Bệnh này thuộc phạm trù cảm mạo trong y học hiện đại.

Triệu chứng biểu hiện bệnh thường là: thân nhiệt cao, phát sốt, ít mồ hôi, tay chân mỏi, uể oải, người nặng nề, đau nhức mình, tâm phiền, miệng thì khát, ngực nóng, tiểu tiện ngắn đỏ... Nguyên tắc trị liệu trong trường hợp này, theo lương y Quốc Trung thì giải biểu, khu thấp, thanh thử là chính, dùng vị thuốc và đồ ăn tân lương giải biểu, phương hương hóa thấp, khu thử.

Có thể dùng những món ăn bài thuốc dưới đây để trị liệu cảm mạo thử thấp mùa hè.

Nước lá sen

Nguyên liệu gồm: lá sen độ 30-40 gr, hoắc hương tươi 12 gr, cùng một ít đường trắng đủ dùng. Cách làm: rửa sạch hoắc hương, lá sen cắt nhỏ, cho cả hai vào một cái bình, chế nước mới sôi vào, đậy nắp lại để đó 5-10 phút, gạn bỏ bã, lấy nước, cho đường vào dùng. Tác dụng thanh nhiệt khi nắng nóng.

 Lá sen

Nước hương nhu, hoa đậu cô ve

Nguyên liệu gồm: hương nhu, liên kiều, hậu phác (mỗi vị 6 gr), ngân hoa, hoa đậu cô ve tươi (mỗi loại 10 gr), và một ít đường trắng. Rửa sạch hương nhu, hậu phác, ngân hoa, liên kiều, hoa đậu cô ve, cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu với lửa lớn chừng 20 phút, gạn bỏ bã lấy nước, cho đường vào khuấy đều, để nguội dùng hết trong ngày. Tác dụng giải biểu hóa thấp, khu thử thanh nhiệt.

 Hậu phác

Nước đậu xanh

Nguyên liệu gồm: đậu xanh 100 gr, hoắc hương tươi 12 gr, đường trắng vừa đủ dùng. Cách làm: rửa đãi sạch đậu xanh, hoắc hương rửa sạch cắt nhỏ. Cho đậu xanh vào nồi, cùng 1 lít nước, nấu với lửa lớn đến khi sôi thì cho hoắc hương vào và nấu thêm vài phút nữa, gạn lọc bỏ bã lấy nước, cho đường vào dùng trong ngày. Tác dụng giúp thanh nhiệt khi trời nắng nóng.

  Đậu xanh - Ảnh: H.Mai

Cháo đậu xanh

Nguyên liệu gồm: một ít đậu xanh, hoắc hương tươi 15 gr, một ít gạo tẻ. Cách nấu: đậu xanh đãi sạch cho vào nồi cùng nước, nấu đến khi hạt đậu bung vỏ thì cho tiếp gạo tẻ vào, nấu đến chín mềm, cắt nhỏ hoắc hương cho vào cháo, nêm nếm gia vị, dùng buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Tác dụng thanh nhiệt trừ thấp.

Nước vỏ dưa hấu

Nguyên liệu gồm: vỏ dưa hấu còn xanh 100-150 gr, tô diệp (lá tía tô) 12 gr, một ít đường trắng đủ dùng. Cách làm: rửa sạch vỏ dưa hấu, cắt miếng nhỏ, lá tía tô rửa sạch. Cho vỏ dưa hấu vào nồi, cùng một lượng nước đủ dùng, nấu với lửa lớn chừng 15-20 phút thì cho tiếp lá tía tô vào nấu thêm vài phút nữa, gạn bỏ bã, lấy nước, cho đường vào để dùng. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc khi nắng nóng.

Ngoài ra, cần ăn uống đầy đủ, cung cấp đủ nước cho cơ thể, hạn chế ra ngoài thời điểm nắng gay gắt (thường từ 10 giờ đến trước 16 giờ)...

Hạ Mai


8 bài thuốc trị cảm mạo


Cảm mạo, dân gian thường gọi là “thương phong”, là một trong những bệnh ngoại cảm hay gặp nhất, bốn mùa đều có đặc biệt là vào mùa hè thời tiết nắng nóng. Cảm mạo có 2 nguyên nhân chính: do phong hàn thử thấp nhiễm vào cơ thể làm cho các chức năng sinh lý bị rối loạn, trở trệ, không giữ được ở trạng thái cân bằng bình thường; do nguyên khí của cơ thể bị suy yếu, sức đề kháng của cơ thể yếu từ đó sinh bệnh. Sau đây là các thể bệnh thường gặp và bài thuốc Đông y điều trị thích hợp.

Cảm mạo thể phong hàn: Người bệnh có biểu hiện người lạnh, chân tay lạnh, đau mỏi toàn thân, hắt hơi sổ mũi. Tiết nhiều đờm và dịch. Da khô ớn lạnh muốn nằm. Người rét run, huyết áp có thể thấp hơn bình thường. Phép điều trị: ôn trung, tán hàn, giải cảm. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: Phòng phong 10g, kinh giới 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, xuyên khung 10g, bạc hà 10g, bạch truật 12g, thương nhĩ 12g, cam thảo 10g, ngải diệp 12g.

Bài 2: cúc hoa 10g, thương nhĩ 12g, sài hồ 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, thổ phục linh 16g, tang ký sinh 16g, độc hoạt 12g, tế tân 10g, bạch chỉ 10g, tía tô 16g, trần bì 10g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 3: xuyên khung 12g, bạch chỉ 10g, hà thủ ô 12g, tế tân 10g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch truật 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, tất bát (lá lốt) 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, cam thảo 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g.

Cảm mạo thể phong nhiệt: Người bệnh sốt cao, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy. Ho, đau họng, mắc đờm, đờm dính, mũi tắc, hơi thở nóng, khát nước, mạch phù sác. Phép trị: thanh nhiệt, trừ phong, giải cảm. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 10g, bạch mao căn 16g, sinh địa 12g, tang diệp 16g, lá tre 16g, đương quy 16g, sâm hành 16g, cam thảo 10g, tía tô 16g.

Bài 2: rau má 16g, cát căn 16g, sa sâm 12g, quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, tang bạch bì 16g, kinh giới 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 10g, tía tô 16g, trần bì 10g, cam thảo 12g.

Bài 3: cát căn 16g, tía tô 16g, tang diệp 16g, lá tre 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 10g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, trần bì 10g, cam thảo 10g, đại táo 10g, cát cánh 12g, tang bì 16g.

Cảm thử:

Người bệnh mồ hôi ra nhiều, ra liên tục. Hoa mắt, chóng mặt thở nông, người chao đảo, nôn nao. Do nắng nóng quá mức, khát nhiều, uống nhiều. Tuyến mồ hôi mất chức năng thu liễm làm cho tân dịch thoát ra ngoài quá mức. Cơ thể lâm vào tình trạng bị thoát dương, mạch nhanh, huyết áp tụt. Phép trị là hồi dương, cố biểu, giải cảm thử. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: bạch biển đậu 16g, cát căn 16g, hương nhu 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, mẫu lệ (chế) 12g, ngân hoa 12g, thương nhĩ 12g, đại táo 10g, cam thảo 12g, sinh khương 6g.

Bài 2: hoài sơn 16g, sơn thù 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, thủ ô chế 12g, biển đậu 16g, cát căn 16g, đương quy 12g, mẫu lệ chế 12g, quế 8g, cam thảo 12g, phòng sâm 12g, củ đinh lăng 16g.

Gia giảm: - Nếu còn nôn gia bán hạ 10g, hậu phác 10g, sinh khương 8g.

- Huyết áp còn thấp gia: nhân sâm 12g, gừng tươi 8g.

- Đau mỏi các khớp gia: nam tục đoạn 16g, kinh giới 12g, ngũ gia bì 16g, đỗ trọng 12g, tang ký sinh 16g.

Sắc thuốc ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.        

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Những cách cạo gió trị bệnh cảm mạo


Bệnh cảm mạo gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là ở người già, trẻ nhỏ… Bệnh cảm mạo có thể được điều trị rất đơn giản bằng cách đánh gió, với những vật dụng, vị thuốc dễ tìm ở ngay quanh chúng ta.
Bệnh cảm mạo có thể mắc quanh năm nhưng hay gặp nhiều nhất lúc giao mùa khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến bị bệnh.

Kỹ thuật đánh gió: Xát toàn bộ cơ thể, từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài. Vùng trán, xát từ vùng giữa trán sang 2 bên xuống đến cổ, rồi cánh tay dến các đầu ngón tay, vùng ngực bụng, rồi đến mặt ngoài chân xuông đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.

Một số cách đánh gió đơn giản như sau:

Dùng bạc hay đồng tiền bằng bạc: Dùng khăn mùi xoa bọc miếng bạc hay đồng tiền bạc cùng lòng trắng trứng gà vừa luộc xong chà xát lên người bệnh từ trên xuống, làm liên tục từ 10 đến 20 phút.

Dùng gừng và tóc rối: Dùng khăn mùi xoa bọc củ gừng tươi to độ bằng ngón chân cái người lớn giã nát cùng với mớ tóc rối, rồi xát lên người bệnh từ trên xuống.

Dùng gừng tươi, tóc rối tẩm rượu: Cũng giã gừng bọc trong tóc rối như trên, rồi nhúng vào chén rượu mạnh 40º chà xát như trên, khô rượu lại tẩm tiếp.

Dùng lá trầu không hay lá đu đủ nhúng vào rượu rồi đánh gió như trên.

Dùng dầu gió bôi dọc cột sống thắt lưng và dùng đồng bạc hoặc thìa inox để cạo. Ngoài ra, cũng có thể phối hợp đánh gió với day bấm một số huyệt như: ấn đường, phong trì, thái dương, hợp cốc, khúc trì, phế du, thận du,…

Chỉ nên đánh gió khi người bị cảm mạo (cảm mạo phong hàn hay phong nhiệt), đau đầu, đau lưng và đau thắt lưng cấp, đậu lào hoặc trong trường hợp sốt không ra mồ hôi.

Lưu ý:không đánh gió cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người có bệnh ngoài da, ra mồ hôi nhiều, ỉa chảy nhiều. Đánh  gió nên trong phòng kín tránh gió, tránh dùng quạt vì khi đánh gió lỗ chân lông mở ra nếu có gió sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể làm bệnh nặng hơn. Khi cạo xong cần ủ ấm người bệnh, cho uống nước nóng, ăn cháo nóng…


Tự xoa bóp phòng chống cảm mạo

Cảm mạo là một bệnh chứng trong y học cổ truyền bao hàm các bệnh lý cấp tính thuộc đường hô hấp do virut hoặc vi khuẩn gây nên, đặc biệt là tình trạng viêm long đường hô hấp trên do virut. Nhưng bệnh lý này thường khởi phát đột ngột, bệnh tình nặng nhẹ khác nhau nhưng đều có những triệu chứng chính như phát sốt, đau đầu, đau mình mẩy, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, rát họng, sợ lạnh hoặc sợ gió...

 Huyệt nghinh hương.
Trong y học cổ truyền, cảm mạo thường được chia làm hai thể: cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt. Trên thực tế lâm sàng, tùy theo từng thể bệnh khác nhau mà các thầy thuốc lựa chọn những phương pháp điều trị không giống nhau. Tuy nhiên, những biện pháp dân gian như cạo gió, đánh gió, sử dụng nồi xông, ăn cháo giải cảm, xoa bóp, bấm huyệt... vẫn có một giá trị khá quan trọng và lẽ dĩ nhiên nếu được kết hợp với các biện pháp khác của cả Đông y và Tây y thì hiệu quả trị liệu sẽ nhanh chóng và chắc chắn hơn nhiều. Dưới đây xin giới thiệu một quy trình tự xoa bóp giải cảm để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

- Chọn tư thế nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế tựa nhưng tốt nhất là tư thế nửa nằm nửa ngồi, thả lỏng cơ thể, thở nhẹ đều và sâu, tư tưởng tập trung vào các huyệt vị được xoa bóp.

- Dùng ngón giữa của cả hai bàn tay đặt chụm giữa trán rồi miết tỏa hai bên thái dương, làm sát lông mày trước rồi chuyển dần lên cho đến chân tóc trước trán rồi ngược lại, làm 10 lần như vậy. Tiếp đó, dùng ngón trỏ và ngón cái véo từ đầu lông mày tới đuôi lông mày mỗi bên 5 lần.

- Day ấn huyệt thái dương: Dùng ngón tay giữa day ấn đồng thời hai huyệt thái dương từ nhẹ đến nặng trong 2 phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được. Vị trí huyệt thái dương: ở đuôi mắt đo ra sau 1 thốn.

- Day ấn huyệt nghinh hương: Dùng ngón tay giữa hoặc ngón tay trỏ day ấn đồng thời hai huyệt nghinh hương trong 1 phút, sao cho đạt cảm giác căng tức cả hai cánh mũi và gò má là được. Vị trí huyệt nghinh hương: từ chân cánh mũi ngang ra, huyệt ở trên rãnh mũi mép.

- Xát gáy và day ấn huyệt phong trì: Dùng các ngón tay của cả hai bàn tay đan lại với nhau ôm sau gáy rồi kéo qua kéo lại 10 lần. Tiếp đó, dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời cả hai huyệt phong trì trong 1 phút với một lực tương đối mạnh, sao cho đạt cảm giác căng tức cả vùng gáy và nửa đầu sau là được. Vị trí huyệt phong trì: ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, khi ấn có cảm giác tức nặng, mỗi bên một huyệt.

- Day ấn huyệt kiên tỉnh: Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt kiên tỉnh trong 1 phút, sao cho đạt cảm giác tức nặng cả hai vai và lan lên cổ là được. Vị trí huyệt kiên tỉnh: cúi cổ để xác định hai đốt xương gồ cao nhất ở cổ (C7 và D1), huyệt nằm ở điểm giữa đường thẳng nối khe của hai đốt xương này với mỏm cùng vai.

- Day ấn huyệt khúc trì: Dùng ngón tay nhỏ hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt khúc trì với một lực tương đối mạnh trong 1 phút, sao cho đạt cảm giác căng tức lan xuống bàn tay là được. Vị trí huyệt khúc trì: gập cẳng tay vào cánh tay, bàn tay để phía trên ngực cho nổi rõ nếp gấp khuỷu, đánh dấu đầu ngoài nếp gấp khuỷu để xác định vị trí huyệt rồi đặt tay lại cho cẳng tay vuông góc với cánh tay để day bấm.

- Day ấn huyệt hợp cốc: Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day ấn huyệt hợp cốc từng bên, mỗi bên 1 phút sao cho đạt cảm giác căng tức lan sang ngón tay út là được. Vị trí huyệt hợp cốc: ở chỗ lõm giữa hai xương ngón tay thứ nhất và thứ hai (ngón cái và ngón trỏ), dùng ngón tay cái ấn men theo bờ xương bàn tay thứ hai tìm điểm khi ấn có cảm giác đau tức nhất và lan sang ngón tay út thì đó là vị trí của huyệt. Cũng có thể xác định bằng cách: xòe rộng ngón tay cái và ngón tay trỏ, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào hộ khẩu tay này, đặt áp đầu ngón tay cái lên mu bàn tay, giữa 2 xương bàn tay 1 và 2, đầu ngón tay cái ở đâu chỗ đó là huyệt.

Quy trình trên có thể làm từ 1-2 lần trong ngày, cường độ day bấm phải tương đối mạnh, tiến hành càng sớm thì hiệu quả càng cao. Sau khi làm thủ thuật, cơ thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và dễ chịu, nếu có mồ hôi thì dùng khăn khô lau sạch, ăn bát cháo hành, tía tô nóng có đập 1 quả trứng gà rồi nằm nghỉ nơi kín gió là được.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

ThS. Hoàng Khánh Toàn

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý