Khó thở khi ngủ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Khó thở khi ngủ

18/04/2015 03:27 PM
3,496
Khó thở khi ngủ là bệnh gì? Các nguyên nhân gây khó thở khi ngủ? Phòng tránh khó thở lúc ngủ như thế nào?

HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ LÚC NGỦ

I. ĐẠI CƯƠNG

- Rối loạn hô hấp khi ngủ rất thường gặp.

- Hội chứng ngưng thở lúc ngủ (Sleep Apnes Syndrome: SAS) đã được nghiên cứu trong 30 năm qua.

A.Định nghĩa:

- Ngưng thở (apnea): là sự ngưng hô hấp ít nhất 10 giây.

- Hội chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea syndrome - SAS): ngưng hô hấp lặp đi lặp lại và giảm thông khí trong lúc ngủ.

- Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (obstructive sleep apnea syndrome – OSAS ): không thông khí, có sự cố gắng hô hấp.

- Ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương (central sleep apnea):

·Ngưng thở tái đi tái lại lúc ngủ + không có sự gắng sức cơ hô hấp..

·Kết hợp với bệnh TK .

B.Các rối loạn hô hấp khác:

- Hội chứng giảm thông khí do béo phì:

+ Béo phì và giảm thông khí mãn tính kèm tăng PaCOvào ban ngày.

+ Giảm PaO2 lúc thức, buồn ngủ nhiều, tăng áp phổi với suy tim (P) mãn và giảm thông khí ban đêm.

+ Chẩn đoán: tăng PaCO2> 10mmHg khi ngủ. SAS có thể có nhưng mức độ ngưng thở có thể không nặng.

+ Béo phì là yếu tố nguy cơ cho hội chứng giảm thông khí do béo phì và SAS.

- Hội chứng tăng SCĐT trên (upper airway resistance syndrome UARS):

+Thời kỳ bị thức tỉnh tái đi tái lại do tăng SCĐT trên (hay ngáy tăng dần) ở cuối giai đoạn ngáy tăng (crescendo snoring).

+ Hội chứng không có giảm SaO2 hay ngưng thở.

- Ngáy: không là bình thường, là biểu hiện đầu tiên của rối loạn hô hấp trong giấc ngủ.

II.NGƯNG THỞ LÚC NGỦ DO TẮC NGHẼN: OSA (OBSTRUCTIVE SLEEP APNEA)

A. Bệnh sinh:

1.Yếu tố giải phẫu:

- Đường hô hấp trên bị hẹp do mô mềm quá phát (lưỡi to, vòm khẩu cái to, thành hầu bên to) hay bất thường về xương (hàm đưa ra sau - retrognathia, hàm nhỏ -micrognathia).

- Sự chít hẹp làm đường hô hấp dễ bị xẹp trong lúc ngủ.

- Đường hô hấp trên được chia làm 3 vùng:

(1) mũi hầu: giữa xoăn mũi và vòm khẩu cứng,

(2) hầu miệng: chia làm hai vùng: sau vòm và sau lưỡi, 

(3) hạ hầu: từ đáy lưỡi tới thanh quản.

Ở người SA, xẹp đường hô hấp có thể xảy ra ở vùng (2).

Ở người ngưng thở, đường kính bên của đường hô hấp giảm rõ trong khi đó đường kính trước sau còn được duy trì.

- Béo phì, cổ to là yếu tố nguy cơ của SA. Giảm cân làm bớt xẹp đường hô hấp trên và cải thiện sự tắc nghẽn.

- Nghiên cứu mới: hẹp thành bên đường hô hấp trên ở bệnh nhân SA là do dầy thành hầu bên chứ không phải do chèn ép thành bởi đám mỡ cạnh hầu.

- Kích thước lưỡi, vòng miệng phần mềm và chiều dài cũng lớn hơn người bình thường.

2.Yếu tố thần kinh:

- Mối tương tác sinh-cơ học (biomechanical interrelationship) giữa lưỡi, vòng miệng phần mềm, thành hầu bên, cũng góp phần vào bệnh sinh của OSA.

- Đường hô hấp trên thay đổi theo chu kỳ hô hấp. Trong lúc thức, thay đổi kích thước đường thở xảy ra trong bốn giai đoạn riêng biệt:

1:  Lúc bắt đầu hít vào, vùng đường hô hấp trên nâng cao, do hoạt động của cơ dãn đường hô hấp trên lúc đầu hít vào.

2:  Vùng hô hấp trên được duy trì tương đối hằng định trong suốt phần còn lại của thì hít vào

3:  Lúc đầu thì thở ra, cơ dãn đường hô hấp giảm hoạt động và đường thở rộng ra

4:   Kích thước đường hô hấp giảm nhanh đến cuối kỳ thở ra.

Như vậy, đường hô hấp rất dễ bị xẹp lại vào cuối kỳ thở ra, sự đóng đường hô hấp trong lúc thở ra được quan sát ở bệnh nhân SA.

Trong lúc thức, hoạt động cơ dãn đường hô hấp bảo vệ đường thở không bị xẹp. Ở bệnh nhân SA, sự hoạt động của các cơ này tăng trong khi thức để bù trừ sự bất thường  giải phẫu của đường thở. Sự bù trừ mất đi trong lúc ngủ.

Tóm lại: giảm hoạt tính cơ dãn đường hô hấp trên trong lúc ngủ dẫn đến giảm kích thước đường thở ở bệnh nhân bình thường và bệnh nhân SA.

 Ngủ làm tăng  kích thước thành bên của đường hô hấp Þ thành hầu bên giữ một vai trò trong sự đóng đường hô hấp/bệnh nhân SA.

Cơ chế thần kinh cơ học duy trì kích thước đường thở hằng định trong lúc hít vào, và có thể mất đi trong lúc ngủ làm hẹp đường thở khi hít vào.

Vì vậy, trong lúc ngủ, hẹp đường thở có thể xảy ra trong giai đoạn hít vào cũng như giai đoạn sau của kỳ thở ra.

B.Dịch tễ học và yếu tố nguy cơ:

- 9% ở nam trung niên và 4% ở nữ trung niên

- Tỉ lệ: nam/nữ = 2/1 (Theo nghiên cứu Dịch tễ học, trên lâm sàng nam/nữ: 8-10 lần).

- Yếu tố nguy cơ:

  • Béo phì:

Ø% SA tăng gấp 3 lần khi tăng chỉ số cơ thể (body mass index).

ØKích thước cổ là một chỉ số tốt nhất đối với SA. 30% bệnh nhân nam ngáy với kích thước cổ > 17 inches có OSA. Ở nữ, kích thước cổ > 15 inches là một yếu tố nguy cơ của SA.

  • Bất thường giải phẫu đường hô hấp trên (phì đại amydal, hàm nhỏ, hàm ra sau).
  • Người thân của bệnh nhân OSA có nguy cơ gần gấp đôi, kể cả không béo phì
  • Nhược giáp, mổ bướu giáp à tổn thương hệ cơ kiểm soát đường hô hấp.
  • Nghiện rượu làm giảm tương lực cơ đường hô hấp trên.
  • Thuốc an thần, thuốc gây nghiện làm giảm cơ chế thức tỉnh làm tăng thêm OSA.
  • Bệnh di truyền (treacher collins syndrome, Down syndrome,Apert’s syndrome, achondroplasia).
  • Rối loạn nội tiết: nhược giáp, to đầu chi.

C.Biểu hiện lâm sàng:

Chẩn đoán OSA không khó, triệu chứng điển hình và yếu tố nguy cơ tương đối rõ:

-Bệnh nhân SA thường thức giấc ban đêm và ngủ gián đoạn, thường thức dậy đi tiểu.

-Trường hợp điển hình, ngáy đã kéo dài nhiều năm, tiếng ngáy to, ngưng thở, thở phì phò, thở hổn hển xảy ra vào cuối thời kỳ ngưng thở.

-Bệnh nhân không có cảm giác sảng khoái khi thức vào buổi sáng. Nhức đầu buổi sáng gợi ý đến tăng C02 và là biểu hiện của hội chứng giảm thông khí.

-Bệnh nhân buồn ngủ nhiều vào ban ngày. Bệnh nhân nặng có thể ngủ khi đang nói chuyện hay điện thoại, lái xe, chờ lúc đèn đỏ.

-Thang ngủ Epworth (Epworth sleepiness scale): >10 được xem là bất thường.

-bệnh nhânthường than mất chú ý, giảm trí nhớ, giảm tập trung và ham muốn, giảm tiếp xúc xã hội, dễ kích thích, rối loạn chức năng tình dục, đau ngực, tim đập không đều.

-Khám: bép phì đặc biệt phần trên cơ thể, kích thước cổ tăng (đo ngang màng nhẫn giáp) vùng mũi hầu phì đại, hàm đưa ra sau, hàm nhỏ, bệnh nhân có thể cao HA, RLN , tăng áp phổi, phù và đa HC.

D.Chẩn đoán: 

- Đo polysomnography, các biến số được ghi nhận trong khi bệnh nhân ngủ: EEG, electrooculogram (EOG), điện cơ đồ (EMG), thông khí, sự cố gắng hô hấp, SaO2, cường độ ngáy, ECG và EMG.

- RDI được tính từ số lần ngưng thở + giảm thở/ mỗi giờ.

E.Tầm soát:

- 3 câu hỏi tiên đoán SA: Trong tháng qua bạn có các triệu chứng sau:

Thở phì phò, thở hổn hển

Ngáy to

                        Ngưng thở, ngạt thở

F.Hậu quả:

- Ngủ ngày quá mức dẫn đến tai nạn xe cộ, bệnh nhân SA có % tai nạn giao thông tăng 3-7 lần nhóm chứng (Wisconsin sleep cohort study). Bác sĩ cần xác định xem bệnh nhân có thể tiếp tục lái xe được không?

 - Nguy cơ tim mạch :

·Tăng HA do tăng hoạt tính giao cảm do giảm O2 máu. Thời kỳ chấm dứt ngưng thở là khoảng thời gian đặc biệt nguy hiểm cho hệ tim mạch vì  có sự tăng hoạt tính giao cảm và tăng huyết áp.

·Tăng nguy cơ NMCT, RLN nhanh, RLN chậm, block tim. 

·Tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch.

·Tăng nguy cơ TBMMN.


Dấu hiệu của chứng ngừng thở khi ngủ

Dấu hiệu của chứng ngừng thở khi ngủ

Ngừng thở khi ngủ là một rối loạn có thể rất nghiêm trọng với biểu hiện là nhịp thở bị ngừng nhiều lần trong giấc ngủ. Nếu người thân của bạn nói rằng khi ngủ bạn thường ngáy to; mỗi sáng ngủ dậy, bạn thấy nhức đầu; ban ngày, bạn luôn luôn buồn ngủ, như thế có thể bạn bị chứng ngừng thở khi ngủ.

Hai dạng ngừng thở khi ngủ

Ngừng thở khi ngủ có 2 dạng: ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn và do thần kinh trung ương. Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn là dạng hay gặp hơn, xảy ra khi cơ ở thành sau họng bị giãn. Các cơ này nâng đỡ vòm miệng mềm, lưỡi gà, amiđan và lưỡi. Do cơ giãn, đường thở bị hẹp hoặc tắc nghẽn, khi đó, hô hấp bị gián đoạn trong chốc lát. Vì ngừng thở làm giảm nồng độ oxy trong máu, não cảm nhận được tình trạng giảm oxy và đánh thức bạn khỏi giấc ngủ để bạn có thể mở lại đường thở. Tuy nhiên, sự tỉnh giấc này thường ngắn tới mức bạn không thể nhớ được. Bạn có thể tỉnh giấc với sự khó thở thoáng qua, rồi hết đi nhanh chóng sau một hai nhịp thở sâu.
Bạn có thể phát ra tiếng ngáy, tiếng nuốt hoặc tiếng thở hổn hển. Chu trình ngừng thở như vậy có thể lặp lại trên 10 lần/giờ trong suốt cả đêm. Do vậy, khả năng đạt được giấc ngủ sâu bị giảm đi nên ban ngày, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ suốt ngày. Nếu bạn bị ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn, có thể bạn không biết là giấc ngủ của mình bị gián đoạn. Vì thế, nhiều người bị dạng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường không biết mình bị chứng này và nghĩ là mình ngủ ngon giấc suốt đêm.

Ngừng thở khi ngủ do thần kinh trung ương ít gặp, xảy ra khi não không truyền được tín hiệu đến các cơ hô hấp. Bạn thường tỉnh giấc đột ngột do tăng nồng độ carbon dioxid trong máu và kèm theo giảm nồng độ oxy. Bạn có thể thức dậy với cảm giác khó thở. Khi bị ngừng thở thì nồng độ carbon dioxid trong máu tăng, kích thích lên não khiến bạn tỉnh dậy và thở trở lại. Vì thế, người bị ngừng thở khi ngủ do thần kinh trung ương dễ nhớ lại được những lần tỉnh giấc hơn những người ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

 Ngừng thở khi ngủ do cơ thành sau họng bị giãn, vòm miệng mềm, lưỡi gà, amiđan và lưỡi tụt xuống gây tắc nghẽn đường thở.

Dấu hiệu nhận biết

Muốn biết bản thân có bị chứng ngừng thở khi ngủ hay không, bạn cần dựa vào các dấu hiệu sau đây: bạn buồn ngủ nhiều vào ban ngày; người thân nói cho bạn biết là khi ngủ bạn thường ngáy to, tuy nhiên, cũng có người không ngáy mà vẫn bị ngừng thở khi ngủ; bạn tự cảm nhận được có những cơn ngừng thở trong khi ngủ; khi thức dậy, bạn thường thấy bị khô miệng và đau họng; buổi sáng khi ngủ dậy, bạn thấy đau đầu.

Ngừng thở khi ngủ làm giảm đột ngột nồng độ oxy trong máu, thường gây tăng huyết áp và rối loạn tim mạch. Người mắc chứng ngừng thở khi ngủ thường bị giảm trí nhớ, có cảm giác trầm uất, hay mắc chứng tiểu đêm và liệt dương. Trẻ mắc chứng bệnh này không được điều trị có thể rất hiếu động. Các nhà khoa học đã phát hiện một gen có liên quan đến bệnh Alzheimer cũng liên quan chặt chẽ với chứng ngừng thở khi ngủ. Trong một xét nghiệm gọi là đa miên đồ, bạn được theo dõi hoạt động của tim, phổi, não, các kiểu hô hấp, cử động chân tay, đo nồng độ oxy trong máu.

 Viêm amiđan sưng to dễ tắc đường hô hấp gây ngừng thở khi ngủ.

Làm gì khi mắc chứng ngừng thở khi ngủ?

Bạn hãy đi khám bệnh nếu bạn thấy các dấu hiệu: ngáy to đến mức làm mất giấc ngủ của người khác; phát hiện thấy thỉnh thoảng bạn bị ngừng thở trong khi ngủ; buồn ngủ nhiều vào ban ngày khiến bạn ngủ gật trong khi đang làm việc và nguy hiểm nhất là khi đang lái xe. Bác sĩ khám có thể cho bạn điều trị rối loạn giấc ngủ, được theo dõi nhịp thở suốt đêm và các chức năng khác của cơ thể trong giấc ngủ. Bạn cũng có thể được sử dụng các dụng cụ giúp mở đường hô hấp bị tắc nghẽn hoặc phẫu thuật chỉnh hình vùng hầu họng, cắt amiđan to hoặc nạo VA, phẫu thuật hàm dưới để đưa hàm dưới và lưỡi ra trước, mở khí quản nếu các biện pháp điều trị khác thất bại, bị ngừng thở khi ngủ nghiêm trọng đe dọa tính mạng.

Tự chăm sóc là biện pháp thích hợp nhất để đối phó với chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả như: tập thói quen nằm nghiêng hoặc nằm sấp thay vì nằm ngửa khi ngủ vì nằm ngửa dễ làm cho lưỡi và vòm miệng mềm tụt ra sau làm tắc đường thở; giảm số cân thừa, nghiên cứu cho thấy chỉ giảm 10% cân nặng cũng giúp giảm nhẹ co thắt cổ họng và ngừng thở khi ngủ; tránh uống rượu bia và các thuốc an thần, thuốc ngủ gây giãn cơ hầu họng dẫn đến ngừng thở khi ngủ; giữ cho mũi thông vào ban đêm bằng cách sử dụng thuốc chống sung huyết mũi.  

Ai dễ bị ngừng thở khi ngủ? 

Ngừng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già ở cả nam và nữ. Tuy nhiên những đối tượng sau đây dễ bị ngừng thở khi ngủ hơn: người béo phì, nhất là béo quanh cổ thường làm hẹp đường hô hấp ở họng. Bệnh nhân bị viêm amiđan gây sưng to dễ tắc đường hô hấp. Những người cổ họng hẹp tự nhiên do di truyền. Nam dễ bị chứng ngừng thở khi ngủ hơn nữ. Ðộ tuổi từ 40 trở lên cả nam lẫn nữ đều dễ bị ngừng thở khi ngủ. Trong gia đình có cha mẹ bị chứng ngừng thở khi ngủ thì con cũng dễ bị bệnh này. Người uống rượu, uống thuốc giảm đau, thuốc an thần gây giãn cơ vùng họng cũng dễ mắc chứng này.


Lật tẩy nguyên nhân khiến teen ngưng thở khi ngủ

Liệu có nguy hiểm đến tính mạng không nhỉ?


Lật tẩy nguyên nhân khiến teen ngưng thở khi ngủ

Suốt từ năm bắt đầu vào học tiểu học tới bây giờ, em thường xuyên bị khó thở. Mỗi khi nằm, nhất là khi nằm nghiêng thì em gần như không thể thở nổi. Chính vì thế nên không có đêm nào là em được ngủ tròn giấc. Lúc nào em cũng bị giật mình tỉnh dậy đôi lần. Tình trạng này khiến cho cuộc sống và việc học của em bị ảnh hưởng rất nhiều. Mong bác sĩ hãy giải đáp cho em liệu em bị bệnh gì và có cách nào để chữa khỏi bệnh này không ạ? Em xin cảm ơn! (vietna…@yahoo.com.vn)


- Khó thở do tổn thương nhu mô phổi: Loại này thường kèm theo tăng tần số thở, lúc nghỉ ngơi ít xuất hiện nhưng khi gắng sức làm việc gì đó thì thường khó thở hơn. Đó là các bệnh như viêm phế quản co thắt, viêm phổi cấp, lao phổi hoặc ứ huyết phổi trong các bệnh tim mạch như hẹp hở hai lá, suy tim…

Nguồn gốc do hệ thần kinh:

- Yếu tố tâm lý: Một số người hay lo âu, hồi hộp có kèm với khó thở. Thật ra, đó chỉ là những cảm giác khó chịu xuất hiện trong thời gian ngắn mỗi khi hít vào sâu.

- Khó thở do nguyên nhân thực thể ở thần kinh như: bệnh bại liệt, bệnh nhược cơ. Lúc đầu là khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức, về sau sẽ khó thở cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục.

Biến đổi hoá học:

- Đứng đầu là do thiếu máu: triệu chứng khó thở thường nhẹ, ít khi dẫn đến khó thở khi nằm nhưng thường xuất hiện khi gắng sức làm cái gì đó.

- Khó thở trong các bệnh mãn tính: đường trong máu, bệnh suy thận, suy gan, đái tháo đường...

Rất tiếc là trong thư em chỉ mô tả chung chung mà không nói rõ các triệu chứng kèm theo khi bị khó thở nên bác sĩ Mèo chưa thể chẩn đoán chính xác được chứng bệnh mà em đang mắc phải. Vì vậy, tốt nhất em nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa để được khám và tư vấn điều trị bệnh trực tiếp, tránh để bệnh nặng thêm và có biến chứng xấu.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!


Khó thở - triệu chứng của nhiều loại bệnh

Nhiều người khi bị khó thở đã tìm đến bác sĩ tim mạch hoặc hô hấp để chữa, nhưng bệnh mãi không hết. Đó là do họ đã điều trị không đúng nguyên nhân, bởi khó thở không chỉ là dấu hiệu có vấn đề về tim, phổi mà còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết thuộc Đại học Y dược TP HCM cho biết, có 4 nhóm bệnh có thể gây khó thở:

Bệnh tim mạch: Suy tim ứ huyết, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim...

- Bệnh phổi: Hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), xơ phổi, bụi phổi, bệnh lý ở lồng ngực...

- Bệnh tim phổi kết hợp: Cao huyết áp và COPD, bệnh mạch vành và COPD, suy tim và cao huyết áp phổi...

- Các bệnh ngoài tim, phổi: Tiểu đường có biến chứng, thiếu máu, bệnh lý tuyến giáp, các bệnh lý thần kinh hay tai mũi họng. Cần đặc biệt chú ý các rối loạn thần kinh như lo lắng, trầm cảm.

Khi bị khó thở, bệnh nhân cần đến bác sĩ tim mạch và hô hấp khám để tìm nguyên nhân. Bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng, đo điện tim, siêu âm tim, chụp hình phổi và làm hô hấp ký. Nếu không phát hiện được bệnh, cần đến bác sĩ tâm thần. Việc điều trị chỉ có hiệu quả khi phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh.


Những điều nên tránh trước khi đi ngủ và trong khi ngủ

Để khắc phục tình trạng giấc ngủ không được sâu, nửa đêm hay tỉnh dậy và khó ngủ lại, chúng ta hãy tự kiểm tra xem bản thân có mắc phải một trong các thói quen dưới đây không:

  1. Ăn trước khi ngủ: Thói quen ăn nhẹ trước khi ngủ sẽ làm tăng lượng axít trong thực quản, gây nên chứng ợ nóng trong khi ngủ, khiến chúng ta đột ngột thức giấc giữa đêm vì cơn ho.
  2. Thức uống nhiều cồn hay cafein: Trước khi ngủ, nếu sử dụng các loại thức uống này, khiến cơ thể có cảm giác mơ màng, trằn trọc và hay trở mình, gây khó ngủ.
  3. Thở bằng miệng khi ngủ: Cần nhờ người thân quan sát xem mình có thói quen này không. Nếu có và kèm theo tật ngáy, thì sẽ làm tăng tình trạng mất nước, dẫn đến khô, rát miệng, rát họng, làm cho giấc ngủ không sâu và hay thức giấc.
  4. Để quạt hướng thẳng vào người khi ngủ: Thói quen này rất có hại. Quạt mạnh và trực tiếp vào cơ thể sẽ làm gia tăng tình trạng mất cân bằng nước, dễ gây khô miệng, đau rát họng, thậm chí gây viêm họng, dẫn tới không ngủ sâu, mơ màng, hay thức giấc.
  5. Tư thế ngủ không đúng: Thói quen ngủ úp mặt, hoặc gập cong người, dễ gây ra hiện tượng tức thở khi ngủ. Việc úp mặt thường tạo nên những giấc ngủ không liên tục bởi nó làm ảnh hưởng đến nhịp thở và không tốt cho tim. Gập cong người sẽ gây đau lưng, khó ngủ sâu.
  6. Ánh sáng phòng ngủ quá mạnh: Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến giấc ngủ không sâu, hay trằn trọc.
  7. Mở cửa sổ khi ngủ: Điều này sẽ làm gia tăng tình trạng ô nhiễm trong phòng ngủ, nhất là ở các đô thị, những chất gây dị ứng bên ngoài sẽ có cơ hội tràn vào phòng ngủ gây ảnh hưởng tới mắt, da và hơi thở, làm gián đoạn giấc ngủ.
  8. Ngoài ra, phòng ngủ quá lạnh hoặc có mùi lạ, ban ngày ngủ quá nhiều… đều là các nguyên nhân làm cho giấc ngủ không sâu.
  9. Với những người khó ngủ, cần xem lại các yếu tố nói trên để tìm hướng khắc phục; nếu chưa có chỉ định của bác sĩ thì tuyệt đối không tự ý dùng thuốc ngủ vì sẽ rất nguy hiểm, dễ dẫn đến nghiện thuốc, lệ thuộc vào thuốc.
(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tôi thường bị khó thở khi ngủ, khi đi khám Bác sĩ bảo tôi bị rối loạn hệ thần kinh cơ Tim. Tôi đã uống thuốc và bệnh có đỡ một thời gian ngắn. Giờ bệnh lại xuất hiện, tôi rất lo sợ. Liệu bệnh của tôi có thể chữa khỏi không?
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Tôi bị bệnh rối loạn hệ thần kinh cơ Tim, liệu tôi có thể mang thai được không?
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
khi nằm ngủ em thường nghẹt thở,cảm giác có vật gì đó chặn ở cổ,phải thở dài hoặc hít hơi thật sâu.em đang bị viêm xoang không biết phải là do dịch xoang của em chảy xuống gây khó thở không ạ?khi ngồi bình thường em cũng cảm giác rất khó chịu,thấy cổ mình như to ra hơn,thở không được thoải mái.em 20 tuổi .em xin cảm ơn.
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Tôi ngủ khi nằm ngửa mũi không thở được nên luôn phải mở miệng và có ngáy to. Vậy tôi bị bệnh gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Với những triệu chứng như thế này chưa thể khẳng định được anh bị bệnh gì đâu. Anh nên đi khám sớm nhé!
Gần đây tôi hay bị choáng váng , khi nằm ngửa thì đỡ . Vậy tôi bị bệnh gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Có thể bị thiếu máu não hoặc rối loạn tiền đình. Anh nên đi khám nhé!
Tôi thường xuyên cảm thấy khó thở,choáng khi thức dậy.còn khi ngủ tôi thường hít vào rất sâu r thở ra vô cùng chậm và nặng!đây là triệu chứng gì ?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý