Chăm sóc vùng kín cho bé

seminoon seminoon @seminoon

Chăm sóc vùng kín cho bé

18/04/2015 03:31 PM
653
Chăm sóc vùng kín cho bé thế nào đúng cách, gợi ý cho các mẹ đây.

Tầm quan trọng của việc quan vệ sinh vùng kín

Cơ quan sinh dục là phần vô cùng quan trọng của cơ thể mà bộ phận này rất dễ bị nhiễm trùng đường tiểu, ở bé trai là do bị hẹp hoặc dài da quy đầu, còn ở bé gái là do bộ phận sinh dục tương đối lộ và dễ bị ẩm ướt. Do đó cách chăm sóc đối với cơ quan này vô cùng quan trọng, tùy theo độ tuổi và đặc điểm cơ thể của trẻ, các bà mẹ cần chú ý để có cách chăm sóc phù hợp nhất nhưng luôn theo nguyên tắc “khô” và “sạch”.

Cách vệ sinh vùng kín cho bé

Đặt bé lên tấm nylon mềm, dùng khăn xô mềm đã được làm ướt bằng nước ấm, lau vùng xương mu và vùng bụng dưới rốn. Lấy khăn ướt khác lau nhẹ nhàng bộ phận sinh dục ngoài theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Bạn nhớ chỉ lau bên ngoài môi lớn, không đụng chạm bên trong. Sau đó, lấy khăn ướt khác nữa lau sạch hai bên bẹn, lau hậu môn và xung quanh. Chú ý lau từ trước ra sau để tránh dây bẩn từ hậu môn vào bộ phận sinh dục của bé.

Cuối cùng lau sạch mông và mặt trong đùi. Lấy khăn xô sạch, khô, mềm lau toàn bộ vùng quấn tã.


Bé gái



Ảnh: Gettyimages



Với bé gái, sự sưng tấy thường ở quanh âm hộ, và phụ huynh cũng có thể thấy chất tiết trong, trắng hoặc thậm chí lẫn máu, điều này là bình thường, nhưng có thể gây bối rối. Bạn không cần và cũng không được khuyến khích phải xả sạch chất tiết này. Ngoài ra, hai môi trong âm hộ của bé cũng có thể kết với nhau theo nhiều mức độ, trong một số trường hợp có thể đủ để che kín cả vùng âm đạo hoặc niệu đạo. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do sự kích thích âm môi. Bạn không nên cố tách chúng ra vì có thể càng làm chúng dính chặt vào nhau hơn. Tốt hơn hết là nói chuyện với bác sĩ để họ quyết định nên làm thế nào.

Những lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho bé gái

Đối với bé gái, vì vùng này khá phức tạp nên việc chăm sóc và giữ gìn bộ phận này lại càng cần phải chú ý và cẩn thận hơn ngay từ thời kỳ sơ sinh. Lúc mới sinh, bé gái từ 1 đến 2 tuần đầu có thể vùng kín sưng, hơi đỏ, có nhiều chấm trắng hay chảy một ít máu, đó là hiện tượng sinh lý bình thường có thể do nội tiết của mẹ truyền sang. Trong trường hợp này, bạn nên dùng bông gòn và nước ấm nhẹ nhàng lau sạch cho bé rồi thấm khô với khăn cotton trước khi mặc tã hay quần cho bé. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài trên 1 tháng thì phải đến bác sĩ khám để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý kịp thời.

Nên vệ sinh vùng kín khi thay tã hay bỉm cho bé. Sau mỗi lần bé đi đại tiện, bạn nên rửa hoặc lau cơ quan sinh dục của bé bằng nước sạch và ấm. Không nên rửa xong chưa thấm khô cho bé đã mặc tã ngay, như vậy sẽ khiến tình trạng ẩm ướt kéo dài ở vùng sinh dục, dễ dẫn đến nhiễm nấm và các bệnh nhiễm trùng khác.

Không nên dùng xà phòng để vệ sinh vùng kín của bé, vì làm vậy rất có thể sẽ giết chết vi khuẩn có lợi đang bảo vệ vùng kín của bé. Một số bà mẹ còn cẩn thận rửa và sát trùng âm hộ cho con bằng nước muối loãng hay các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, điều này thật không nên, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế dùng giấy ướt để lau cho bé. Nếu bạn dùng giấy ướt thì sau đó bạn vẫn phải dùng khăn xô mềm đã được làm ướt bằng nước ấm để lau cho bé lại một lần nữa.

Bé gái hay bé trai đều cần được mặc tã hoặc quần để giữ sạch và khô bộ phận sinh dục. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường nơi vùng kín, như da hăm đỏ, tiết dịch, bị đau khi đụng vào hoặc bé có biểu hiện rặn tiểu bất thường, khóc khi đi tiểu, tiểu đục, tiểu lắt nhắt thì cần phải đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Đừng tự ý mua thuốc sát trùng hay kem trị nấm, trị hăm thoa cho bé, việc đó có thể làm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Bé trai

Với 10% bé trai, một hoặc cả hai bên dái có thể sưng lên hoặc to hơn, với dịch lỏng bên trong. Tinh hoàn của một số bé trai có thể chưa xuống bìu ngay, và một số bé có thể bị tật lỗ tiểu lệch dưới, còn được gọi niệu đạo lạc chỗ, khi mà lối ra của dương vật không nằm ở đầu dương vật. Bác sĩ nhi khoa sẽ lưu ý điều này trong những lần khám nhi đầu tiên cho bé, nên bạn hãy yên tâm.

Chăm sóc đặc biệt chỗ ấy của bé

Vệ sinh và chăm sóc cho “em bé tí” của trẻ sơ sinh cũng khá đơn giản. Đừng cố kéo tụt da quy đầu, và nếu bạn chọn cắt da quy đầu cho bé, hãy chuẩn bị sẵn tâm lý về việc dương vật của bé trông sẽ như thế nào trong thời gian lành vết thương. Lúc này, đầu dương vật của bé có thể có màu đỏ tía và / hoặc sưng lên trong cả tuần. Bạn cũng có thể nhận thấy đầu dương vật của bé mưng mủ hoặc đóng mày dẻo dính trong quá trình lành. Sử dụng vaseline hay thuốc mỡ kháng sinh thường giúp lớp mày này không bị dính vào tã. Nếu bạn có một em bé gái, hãy luôn nhớ lau từ trước ra sau khi thay tã cho bé và luôn kiểm tra các nếp gấp âm hộ.

Thay tã



Ảnh: Inmagine.


Không cần thiết phải dùng các loại khăn ướt cầu kỳ, có hương thơm hay sữa dưỡng da cho trẻ sơ sinh, càng ít thì càng tốt. Bạn có thể dùng nước ấm với khăn lau mềm hoặc gạc vuông, hoặc thử loại khăn giấy ướt không mùi cho em bé trong những tuần đầu sau khi bé ra đời. Hãy thay tã thường xuyên cho bé, đặc biệt là sau khi bé ị, đây là lưu ý đầu tiên trong kế sách phòng hăm tã cho bé. Nhưng ngay cả khi bạn giữ sạch và khô, da của một số bé vẫn quá nhạy cảm so với các bé khác. Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo bạn nên thoa một lớp thuốc mỡ hoặc kem mỏng để bảo vệ cho da bé mỗi lần thay tã. Nếu bạn thấy vùng da mặc tã của bé ửng đỏ với những nốt đỏ rõ, bé có thể đã bị hăm tã do nấm, loại này rất phổ biến. Hãy hỏi bác sĩ để được chỉ định loại kem trị nấm phù hợp cho bé.

Khi nào cần cho bé đi khám bác sĩ


Mỗi em bé khi sinh ra đều đã được kiểm tra sức khỏe tổng quát kỹ trước khi rời viện, trong đó có phần kiểm tra bộ phận sinh dục của bé. Nếu bạn vẫn thắc mắc về việc chăm sóc vùng “dưới ấy” của bé ở nhà, đừng ngại gọi cho bác sĩ. Nếu hăm tã không thuyên giảm, hoặc nếu thấy chúng chảy mủ, hoặc thậm chí bạn cần được đảm bảo mọi thứ đều ổn, hãy đặt số điện thoại bác sĩ nhi của con bạn ở chế độ gọi nhanh. Đừng lo, không có câu hỏi nào của phụ huynh về con mình bị xem là ngớ ngẩn cả.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con gái tôi năm nay 2 tuổi rưỡi . cháu háy kêu đau vùng kín và hậu môn tôi muốn hỏi phải làm sao để biết cháu có bị làm sao hay không a
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Trước mắt bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín và hậu môn cho cháu bé. Nên cho cháu mặc quần áo rộng, thông thoáng. Vì bạn không miêu tả kĩ nên rất khó nói là bé bị làm sao. Nếu bé kêu đau nhiều bạn nên cho bé đến cơ sở y tế để kiểm tra và có hướng điều trị
xin chaobac si.Cho toi hoi vung kin cua be moi sinh co mot soi day mau trang do la gi co anh huong den be k
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Kinh nguyệt giả (ra máu vùng âm đạo) hoặc khí hư (huyết trắng): Do ảnh hưởng của estrogen từ mẹ, các bé gái xuất hiện sự tiết dịch ở vùng kín, trong 3-10 ngày đầu tiên. Dịch tiết thường là chất nhờn màu trắng hoặc có lẫn máu.Hiện tượng đó chắc là khí hư đó bạn. Không sao đâu
em be cua toi 10 tháng tuổi đang bị hăm phần kín, tôi đã đến hiệu thuốc tây trình bày tình trạng của bệnh thì được bán thuốc về rửa và bôi. xin hỏi vậy có tốt khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
Nếu không có dấu hiệu bất thường và hết tình trạng thì không sao nhưng bạn cũng nên lưu ý sạch sẽ và thật cẩn thận, có dấu hiệu lạ là phải đến khám bác sĩ ngay
môi lớn phía trong của cháu gái 6 tháng bị hăm đỏ do thường xuyen sử dụng tã giấy.xin hỏi phải sử lý như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Bước 1: Làm sạch/ Thường xuyên kiểm tra độ ẩm ướt của tã và thay cho bé. Nên rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông, tránh mạnh tay khiến da bé bị xây xước nhiều hơn. Bước 2: Giữ khô thoáng/ Mẹ cần lưu ý đợi làn da bé khô ráo mới mặc tã. Đừng vội quấn tã và quấn kín mít khiến bé đổ mồ hôi dễ làm hăm tã ngay cả ở trong mùa lạnh. Nếu cần, mẹ có thể cho bé để da trần, tạo cảm giác thông thoáng, khô ráo trước khi mặc tã mới. Bước 3: Bôi kem chống hăm tã có tính bảo vệ và ngăn ngừa/ Mẹ cần bôi một lớp mỏng kem chống hăm tã, nhất là các loại có hoạt chất giúp se lành vết thương và tái sinh da, giúp tạo màng bảo vệ cho da bé. Chú ý nếu ngón tay nào bạn đã chạm vào vùng da bị hăm thì phải dùng ngón khác để lấy thêm kem trong hũ. Không nên thoa kem quá dày, vừa lãng phí vừa không hiệu quả. Ưu tiên chống hăm ngay từ đầu/ Đợi đến lúc trẻ bị hăm mới chữa trị không phải là giải pháp tối ưu. Mẹ cần ưu tiên bảo vệ da bé bằng kem chống hăm tã với đặc tính tạo lớp màng chống lại các tác nhân tổn hại da bé. Loại kem chống hăm có tác dụng đa chiều: vừa làm dịu, tái sinh da vừa ngăn ngừa kích ứng, thường được nhiều bà mẹ có kinh nghiệm lựa chọn, bởi không chỉ “đánh bay” vết hăm tã mà còn bảo vệ bé ở những vùng da nhiều nếp gấp như kẽ mông, bẹn, đùi, cổ và cánh tay khỏi nguy cơ hâm nhiệt – giúp tạo được hiệu quả ngăn ngừa toàn diện nhất.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý