Trong dân gian, có rất nhiều những món ăn tốt cho sản phụ trong những ngày mới sinh nở và tác dụng tốt cho sản phụ trong việc có sữa về sớm. Bài viết sau đây xin chia sẻ với các mẹ những món ăn lợi sữa và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể sản phụ.
1. Đu đủ hầm chân giò heo
Nguyên liệu: một trái đu đủ xanh khoảng 200g được gọt sạch vỏ, rửa sạch, bỏ hết hạt bên trong, rồi cắt thành từng khúc dày khoảng 2cm, chân giò heo 200g.
Cách làm: chân giò heo rửa sạch bỏ vào trong nồi, chế vào khoảng 1 lít nước. Nấu sôi, vớt bọt, cho vào khoảng nửa muỗng nước mắm, tiếp tục hầm cho mềm. Bỏ đu đủ vào, tiếp tục hầm cho đến khi đu đủ mềm. Sau khi tắt bếp, cho thêm vào 2 muỗng nhỏ hạt nêm, hành, ngò. Dùng khi còn nóng.
Món ăn này tốt cho sản phụ vì nó dễ tiêu, cung cấp nước cho quá trình tạo sữa. Vì thế sản phụ nào sau sinh cũng ăn món này. Sau sinh nhiều tháng, một số bà mẹ vẫn tiếp tục ăn để duy trì nguồn sữa.
Với chân giò heo bạn có thể chế biến thành nhiều món cũng có công dụng lợi sữa cho sản phụ như đu đủ hầm giò heo, canh mướp nấu chân giò heo, quả sung nấu với chân giò heo…
2. Đậu phộng (lạc) hầm với bí đỏ
Nguyên liệu: Bí đỏ, Đậu phộng (300g)
Cách làm: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, cắt khúc dày khoảng 3cm. Đậu phộng rửa sạch và ngâm khoảng 30 phút, cho vào cùng với khoảng 1 tô nước, hầm cho đậu mềm. Khi đậu mềm thì cho bí đỏ vào hầm chung. Khi bí chín thì cho vào nửa muỗng canh nước mắm, một ít hạt nêm. Tắt bếp và cho thêm một ít hành ngò.
3. Giá xào tôm
Không chỉ tốt sữa cho phụ nữ mới sinh con, món này cũng có thể dùng trước ngày sinh rất tốt vì theo kinh nghiệm của Đông y, sản phụ trước và sau khi sinh sử dụng món ăn làm từ giá sẽ giúp ích cho sự tiết sữa, đón sữa nhanh về.
Nguyên liệu : giá đỗ 200g, tôm thẻ 100g.
Cách làm : tôm bóc vỏ, loại bỏ đường chỉ trên lưng, rửa sạch rồi ướp với 1 muỗng cà phê nước mắm, một ít bột nêm, một củ hành băm nhuyễn trong thời gian 15 phút. Bắc chảo dầu lên bếp, phi hành cho thơm, cho tôm đã ướp vào. Khi tôm chín thì múc ra chén. Xào giá nhanh, sau đó bỏ tôm vào trôn đêu . Sau khi tăt bêp cho thêm chút hành, ngò để tăng thêm sự hấp dẫn của món ăn.
Món này cũng có thể dùng trước ngày sinh nở rất tốt vì theo kinh nghiệm của Đông y, sản phụ trước và sau khi sinh sử dụng món ăn làm từ giá sẽ giúp ích cho sự tiết sữa.
4. Gỏi mít non
Nguyên liệu: Quả mít non, Mè 30g, mắm, tỏi
Cách làm: Quả mít non, gọt bỏ phần vỏ, cắt thành từng miếng dày khoảng 5cm. Luộc cho mềm rồi vớt ra, bào mỏng. Mè rang cho thơm, giã nhỏ, trộn vào mít non cùng với tôm và thịt đã luộc chín trước. Cho thêm vào 1 muỗng canh nước mắm tỏi, trộn đều. Theo YHCT, mè và quả mít non đều giúp tăng tiết sữa. Chính vì thế, món ăn này hết sức hữu ích cho sản phụ ít sữa.
5. Canh mướp chân giò heo
Nguyên liệu: 1 quả mướp(200g), Chân giò heo(200g)
Cách làm: Mướp gọt vỏ, rửa sạch, rồi cắt thành khúc. Chân giò heo cho vào nồi nước hầm, khi sôi thì vớt bọt, cho vào nồi nửa muỗng canh nước mắm, để nhỏ lửa cho đến khi chân giò heo mềm. Cho mướp vào. Nấu thêm khoảng 2 – 3 phút. Sau khi tắt bếp, thêm vào một ít hạt nêm và hành, ngò.
6. Canh tôm rau đay
Nguyên liệu: Tôm tươi sống, rau đay(1 mớ)
Cách làm:
Tôm bóc vỏ, loại bỏ đường chỉ trên lưng, rửa sạch, quết nhuyễn, ướp với với 1 muỗng cà phê nước mắm, một ít bột nêm, một củ hành băm nhuyễn trong thời gian 15 phút. Đun sôi khoảng 1 lít nước, rồi cho tôm vào nấu trong 5 phút.
Thả rau đay đã được cắt nhỏ vào nồi tôm. Nấu thêm khoảng 2-3 phút nữa.
7. Rau lang luộc
Luộc hoặc xào ngọn, lá rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa. Mỗi lần luộc khoảng 200g rau lang, khi ăn có thể chấm với muối vừng.
8. Quả sung nấu với chân giò heo
Nguyên liệu: Sung(10 quả), Chân giò heo(200g)
Cách làm: Sung bỏ cuống, rửa sạch, cắt làm đôi. Chân giò heo 200g rửa sạch bỏ vào trong nồi, chế vào nồi khoảng 1 lít nước. Nước sôi, vớt Nấu sôi, vớt bọt, cho vào khoảng nửa muỗng nước mắm, tiếp tục hầm cho mềm. Bỏ quả sung vào, tiếp tục hầm cho đến khi sung mềm. Sau khi tắt bếp, cho thêm vào 2 muỗng hạt nêm, hành, ngò. Dùng khi còn nóng.
9. Canh cá chép đậu đỏ
Nguyên liệu: Cá chép(1 con), Đậu đỏ, hành, tiêu, hành, ngò
Cách làm: Cá chép bỏ nội tạng, ướp với mắm, hành băm nhuyễn, tiêu. Đậu đỏ ngâm 60 phút rồi cho vào nồi nước hầm cho mềm. Cho cá đã ướp vào, nấu thêm khoảng 10 phút. Tắt bếp, cho thêm bột nêm và hành, ngò vào.
10. Cháo chân giò heo, thông thảo
Thông thảo 10g nấu lấy nước, bỏ xác thuốc. Dùng nước thuốc để nấu cháo với 2 chân giò heo
11. Cháo chân chó
Theo đông y, thịt chó có tác dụng thông mạch, lợi sữa, tiêu viêm, tốt cho những người cơ thể suy nhược, thận dương hư, chính khí suy yếu… Ngoài gạo thì món cháo chân chó thường được hầm chung với lá đinh lăng. Cả 3 thứ này cộng lại vừa có tác dụng bổ tì vị, chống hư tổn, thông mạch, lợi sữa vừa giúp giải độc, tiêu sưng viêm, tăng sức đề kháng, kích thích tử cung co bóp tống đẩy huyết hôi sau sinh.
Nguyên liệu : Chân chó(1-2 cái, tốt nhất là bàn chân chó đen), lá đinh lăng(20-30g)
Cách làm : Chân chó làm sạch, thui vàng; cho lá đinh lăng vào nồi cùng 500 – 600 ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa trong 10 – 15 phút, gạn lấy nước, bỏ bã, cho gạo và chân chó vào hầm nhừ cùng gia vị. Nên ăn ấm trong ngày và ăn thường xuyên trong thời gian sữa chưa về cũng như trong khi nuôi con bằng sữa mẹ.
13. Canh rau đay
Theo nghiên cứu, trong thành phần rau đay có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng như canxi, phootpho, sắt, kali và các loại vitamin…. Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycoside khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid. Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,… Vì vậy, đây là món ăn rất tốt cho sản phụ sau sinh.
Với sản phụ tuần đầu tiên sau sinh nên ăn 150-200g rau đay vào những bữa chính hàng ngày. Các tuần sau, mỗi tuần ăn 2 lần với từ 200-250 g sẽ rất có tác dụng tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa. Các mẹ có thể dùng rau đay để nấu canh, rất dễ ăn và đặc biệt đây là loại rau phổ biến trong mùa hè nên rất dễ kiếm.
Nguồn: Tổng hợp