Chiếc cổ chính là điểm tinh tế giúp bạn thể hiện nét đẹp nữ tính và gợi cảm của mình. Vậy phải làm sao để giữ cho được vùng da này luôn được săn chắc, trắng mịn và không có dấu hiệu lão hóa?
Khi nói về mỹ phẩm và sắc đẹp, chúng ta thường tập trung ở phần mặt, tóc, tay, chân và tin rằng đó là những phần cần được chăm sóc nhất. Tuy nhiên bạn thử nhìn lại xem, khi một khuôn mặt hoàn hảo, một đôi bàn thay thon mịn nhưng phần da cổ lại chảy xệ và lốm đốm màu? Đấy chính là những điểm tố cáo sự “buông thả” của bạn, khiến bạn mất đi vẻ đẹp gợi cảm vốn có của mình.
Trước tiên, nếu bạn nghĩ khuôn mặt của mình chỉ dừng lại đến cằm thì hãy suy nghĩ lại vì phần cổ mới chính là sự kết thúc hoàn hảo của một gương mặt đẹp. Chính vì vậy khi bạn rửa mặt thì cũng nên xem cổ là một bộ phận cần được làm sạch song song.
Cần có thói quen chăm sóc da cổ song song với da mặt.
Ngoài ra khi trang điểm, bạn cũng cần thiết dùng kem nền hoặc phấn phủ cùng tone da mặt cho da cổ để tránh sự phân biệt 2 sắc tố da ở 2 vùng này và giúp bạn có được vẻ đẹp hoàn thiện, mỹ mãn hơn.
Vào mỗi tối bạn nên bôi kem dưỡng ẩm cho toàn vùng da cổ để cung cấp độ ẩm và tạo độ mềm mịn cần thiết cho vùng da mỏng manh này.
Trong các hoạt động thường ngày bạn nên chú ý tạo thói quen giữ đầu ở tư thế thẳng, hướng nhìn thẳng để tránh hiện tượng phần cơ bắp ở cổ bị mềm nhão hay xuất hiện chiếc cằm béo 2 ngấn.
Bên cạnh bôi kem dưỡng bạn nên thực hiện thêm các bài tập đơn giản dành cho cổ.
Công thức tự nhiên nuôi dưỡng da cổ trắng mềm:
- Trộn 3 thìa bột borax (natri-tetrabotrat) với 2 thìa glycerine và 2 tách nước hoa hồng. Dùng dung dịch này bôi lên cổ mỗi tối, ngoài ra bạn có thể dùng thêm cho vùng cánh tay và vai.
- Trộn 1lượng mỡ cừu với 1 lượng bơ tương đương với nhau sau đó bạn hấp cách thủy lên. Sau đó bạn dùng loại kem này bôi lên cổ hoặc vai mỗi tối, kết hợp massage theo hướng đi lên. Sáng mai thức dậy bạn chỉ cần rửa lại sạch nhẹ nhàng.
Bài tập dành cho cổ:
Những bài tập dành cho cổ đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn sở hữu một chiếc cổ săn chắc và tươi trẻ mỗi ngày.
Hãy để chiếc cổ là nơi thể hiện vẻ gợi cảm khó cưỡng của bạn.
- Bài tập 1: Đầu tiên thở chậm, cúi gằm mặt xuống phía ngực. Sau đó từ từ ngẩng đầu lên và gập cong cổ sang một hướng ở mức có thể nhất.
- Bài tập 2: Thở sâu và bẻ cổ sang bên trái hoặc phải ở mức có thể nhất mà không chuyển động vai và cơ thể.
Tốt hơn hết bạn thực hiện bài tập trên ít nhất 10 lần mỗi ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
Bài tập cho xương cổ
Bài tập 1
Động tác 1
Ngồi thẳng lưng trên ghế. Đặt hai lòng bàn tay vào trán với một lực đủ mạnh. Sau đó tìm cách uốn cong cổ về phía trước để chống lại lực của bàn tay và thư giãn. Sau đó lại đổi ngược vị trí, để tay ra phía sau và đẩy cổ ngược trở lại. Lặp lại cả với hai phía.
Động tác 2
Hãy chịu khó xoay cổ, nhưng đừng cố làm mạnh quá. Đầu tiên thì xoay theo chiều kim đồng hồ, sau đó thì ngược lại.
Động tác 3
Nằm ngửa trên một nền phẳng. Đặt lòng bàn tay vào trán và giữ. Nâng cổ lên và xuống cho tới khi nào bạn cảm thấy mỏi thì dừng lại.
Ngoài ra, bạn có thể cải thiện tình hình bằng cách ngủ hay làm việc đúng tư thế. Còn nếu tình trạng đau cổ vẫn kéo dài thì tốt nhất là hãy tới bác sĩ để kịp thời chữa trị.
Bài tập 2
Sau một ngày làm việc căng thẳng, điều làm bạn khó khăn nhất là cảm thấy cổ mình như nặng trĩu cả xuống. Nếu không chịu khó tập luyện, chứng thoái hoá đốt sống có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn đấy. |
Bài tập: 1. Ngồi thẳng lưng trên ghế. Đặt hai lòng bàn tay vào trán với một lực đủ mạnh. Sau đó tìm cách uốn cong cổ về phía trước để chống lại lực của bàn tay và thư giãn. Sau đó lại đổi ngược vị trí, để tay ra phía sau và đẩy cổ ngược trở lại. Lặp lại cả với hai phía.
2. Hãy chịu khó xoay cổ, nhưng đừng cố làm mạnh quá. Đầu tiên thì xoay theo chiều kim đồng hồ, sau đó thì ngược lại. 3. Nằm ngửa trên một nền phẳng. Đặt lòng bàn tay vào trán và giữ. Nâng cổ lên và xuống cho tới khi nào bạn cảm thấy mỏi thì dừng lại.
Ngoài ra, bạn có thể cải thiện tình hình bằng cách ngủ hay làm việc đúng tư thế. Còn nếu tình trạng đau cổ vẫn kéo dài thì tốt nhất là hãy tới bác sĩ để kịp thời chữa trị.
|
Mai Chi ( - Biên dịch) |
Bài tập 3
Chuyển động trái phải
Hai chân đứng rộng bằng vai, thả lỏng hết cỡ các cơ ở cổ, hai mắt nhìn thẳng, hít thở tự nhiên. Dùng tay mát xa phần cơ sau gáy từ trên xuống dưới.
Từ từ chuyển động phần đầu sang trái, thở ra, mắt nhìn sang trái. Sau đó quay về vị trí ban đầu, hít vào. Rồi tiếp tục chuyển động sang phải, mắt nhìn sang phải, thở ra; trở về vị trí ban đầu, hít vào.
Nhún vai lên xuống
Hai cánh tay thả tự do, nhún vai theo chiều lên xuống, kết hợp với hít thở sâu. Có thể ngồi hoặc đứng khi thực hiện động tác đều được.
Cúi về phía trước, ngửa ra sau
Hai chân đứng rộng bằng vai, thả lỏng hết cỡ các cơ ở cổ, hai mắt nhìn thẳng, hít thở tự nhiên. Dùng tay mát xa phần cơ sau gáy từ trên xuống dưới.
Sau đó từ từ cúi đầu về phía trước, cố gắng để phần cằm có thể chạm vào ngực, rồi từ từ ngửa ra sau, mắt nhìn về phía sau. Kết hợp với hít thở sâu trong suốt quá trình.
Hình minh họa
Nghiêng trái phải
Hai chân đứng rộng bằng vai, thả lỏng hết cỡ các cơ ở cổ, hai mắt nhìn thẳng, hít thở tự nhiên. Dùng tay mát xa phần cơ sau gáy từ trên xuống dưới. Khi thở ra đầu nghiêng về bên trái, khi hít vào đầu nghiêng về bên phải.
Theo các chuyên gia, dân văn phòng nên thực hiện các động tác trên ít nhất 5 phút mỗi lần, cứ cách 1 tiếng/lần. Sau khi thực hiện các động tác trên, tốt nhất nên đi lại một chút, hoặc làm các động tác đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng để có thể bổ trợ cho sức khoẻ toàn cơ thể.
(ST)