Trong 6 tháng đầu đời, con bạn sẽ chuyển từ một “cỗ máy” tí hon chỉ biết ăn – ngủ sang một “nhóc tì” bận rộn, biết ngồi, biết cầm nắm đồ vật và bắt đầu tương tác với thế giới xung quanh. Sữa mẹ vẫn là nguồn thực phẩm tốt nhất để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu mà trẻ cần cho sự tăng trưởng vượt bậc.
[ Dr. Cohan ]
Làm thế nào để hỗ trợ 2 tỷ tế bào thần kinh của bé
Chế độ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé trong 5 tháng đầu đời
Trong 6 tháng đầu đời, con bạn sẽ chuyển từ một “cỗ máy” tí hon chỉ biết ăn – ngủ sang một “nhóc tì” bận rộn, biết ngồi, biết cầm nắm đồ vật và bắt đầu tương tác với thế giới xung quanh. Sữa mẹ vẫn là nguồn thực phẩm tốt nhất để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu mà trẻ cần cho sự tăng trưởng vượt bậc. Nếu bạn không nuôi con bằng sữa mẹ, sữa bột sẽ là nguồn thay thế nhờ được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng quan trọng tương tự, giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt sau:
Trí thông minh
Trong những tháng tuổi này, thế giới của con bạn sẽ rộng mở. Trước đây, nếu tầm nhìn của trẻ không quá một bàn chân, thì giờ đây với thị lực phát triển hơn, trẻ đã có thể dõi theo một vật di chuyển từ bên này sang bên kia căn phòng. Trẻ bắt đầu hiểu các khái niệm như nguyên nhân – kết quả (trẻ mỉm cười và bạn cười). Đến cuối gian đoạn này, trí nhớ của trẻ cũng rõ ràng hơn (khi đánh rơi đồ chơi, trẻ sẽ nhìn về phía bạn, biết trước rằng bạn sẽ nhặt lên giúp).
Tất cả những bước tiến này là nhờ sự liên kết giữa các nơ ron thần kinh (cho phép các tế bào não giao tiếp với nhau), tốc độ liên kếtđược nhân lên với một mức độ đáng kinh ngạc. Ở đỉnh cao của giai đoạn này, não bộ tạo ra 2 triệu liên kết mới mỗi giây. Trẻ vẫn cần một nguồn dưỡng chất đa dạng – bao gồm protein, sắt, kẽm, selen, i-ốt, folate, vitamin A, choline và các a-xít béo không sinh cholesterol (như DHA và ARA) – để hỗ trợ cho quá trình phát triển. Trẻ cần một chế độ ăn với khoảng 50% chất béo để duy trì sự sản sinh myelin – một chất bảo vệ bao quanh các gốc thần kinh, cho phép dẫn truyền thông điệp giữa các neuron nhanh hơn.
Trong những tháng đầu đời, nguồn chất sắt của trẻ vẫn còn dồi dào, nhờ dự trữ từ khi còn trong bụng mẹ. Nhưng khi chất sắt bắt đầu thiếu hụt dần trong những tháng tiếp theo, trẻ cần nguồn bổ sung. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ gợi ý bổ sung chất sắt từ thực phẩm dinh dưỡng giàu sắt dành cho trẻ, bắt đầu từ 4 – 6 tháng tuổi với trẻ bú mẹ, vì lượng chất sắt cung cấp từ sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện mối liên quan trực tiếp giữa việc thiếu sắt với sự khiếm khuyết trong phát triển của não bộ, nhưng thừa sắt cũng có thể gây tác hại. Vì thế, cần đảm bảo bạn đã hỏi ý kiến bác sĩ Nhi khoa trước khi cho trẻ bổ sung. Trẻ dùng sữa bột có bổ sung chất sắt sẽ không cần nguồn thực phẩm bổ trợ khác.
Kỹ năng vận động
Trong năm đầu đời, não trẻ sẽ tăng kích thước gấp 3 lần. Và mặc dù tiểu não – bộ phận chịu trách nhiệm về sự cân bằng và phối hợp – chỉ chiếm 1/10 bộ não, nhưng nó chứa một nửa số tế bào thần kinh. Bạn sẽ thấy kết quả của sự phát triển nhanh cũng như sự kết nối các tế bào thần kinh ngày càng mở rộng khi trẻ có những bước tiến ấn tượng trong quá trình phát triển kỹ năng vận động ở những tháng tiếp theo. Từ chỗ những chuyển động tay, chân chỉ mang tính ngẫu nhiên, chẳng mấy chốctrẻ có thể cào một vật mà bé quan tâm và thậm chí có thể ngồi dậy trong tư thế dùng tay chống đỡ cơ thể. Bạn sẽ chứng kiến trẻ chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia và có thể cố gắng bước đi vài bước hoặc nhảy lên khi bạn bế trẻ trong tư thế đứng, chân tiếp xúc mặt phẳng cứng.
Năng lượng trẻ cần cho tất cả các hoạt động này xuất phát từ hai nguồn chính: carbohydrate (đặc biệt là đường lactose) và chất béo lành mạnh. Cả hai đều dồi dào trong sữa mẹ và sữa bột, đóng vai trò như protein chất lượng cao, giúp tạo cơ bắp và mô mạnh cho cơ thể. Tuy nhiên, sữa mẹ cung cấp không đủ lượng vitamin D tạo xương. Đó là lý do Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo cần bổ sung thêm cho trẻ bú sữa mẹ, bắt đầu từ những ngày đầu mới chào đời. Trẻ bú sữa bột có bổ sung vitamin D sẽ không cần nguồn bổ trợ khác.
Cảm xúc
Giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu biết cười, cho bạn thấy trẻ vui mừng thế nào khi nhìn thấy bạn. Trẻ cũng có thể vẫy tay hoặc đá chân đầy phấn khích khi bạn đến gần. Khoảng thời gian cho trẻ ăn vẫn là cơ hội tuyệt vời để tăng thêm sự gắn kết giữa hai mẹ con và giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn giữa thế giới rộng lớn này.
Bạn cần học cách nhận diện các dấu hiệu của trẻ khi đói để đáp ứng nhu cầu cho con. Đó là cách để chứng minh rằng trẻ hoàn toàn có thể dựa dẫm vào mẹ, nhận sự chăm sóc của mẹ (các nhà tâm lý học gọi đây là sự gắn bó). Và niềm tin vào những người xung quanh sẽ đặt nền móng cho mối quan hệ xã hội lành mạnh của trẻ trong suốt cuộc đời. Tất nhiên, thời gian cho con ăn vẫn tiếp tục là khoảng thời gian đặc biệt để bạn thể hiện tình yêu thương với con. Dù cho bú mẹ hay bú bình, bạn vẫn có thể ôm trẻ vào lòng và giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt.
Kỹ năng giao tiếp
Những đợt quấy khóc đỉnh điểm trong hai tháng đầu đời (trừ khi con bạn đau bụng, tình trạng này thường kéo dài sang tháng thứ ba), sẽ sớm chuyển thành âm thanh dễ nghe hơn: tiếng ê a của trẻ. Thoạt đầu, trẻ sẽ phát ra âm thanh dựa trên nguyên âm, như “oooh oooh” hoặc “aaah aaah”. Những câu nói đơn giản, đáng yêu này chính là nền tảng cho những từ vựng đầu tiên mà trẻ tập nói khoảng thời điểm thôi nôi. Nhưng ngaycả khi trẻ chưa thể nói được một từ để bạn giải mã, thì trẻ đã nhận diện nhiều từ ngữ bạn nói, một phần dựa vào chế độ ăn nhiều chất béo mà bạn cung cấp cho con. Một trong những khu vực đầu tiên được lớp phủ myelin bảo vệ (nhằm giúp các tế bào thần kinh giao tiếp với nhau) chính là phần não chịu trách nhiệm để hiểu ngôn ngữ. Bằng cách cung cấp cho con nguồn dinh dưỡng cần thiết để não phát triển khỏe mạnh, bạn đã đặt nền móng cho khoảnh khắc tuyệt vời, khi con hướng về phía bạn và gọi: “Mẹ” !”.