Mỗi ngày, bạn nên đảm bảo các bữa bột của bé (2-3 bữa) đủ các nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, rau xanh, đạm, chất béo, vitamin…
5 tháng tuổi, cổ bé bắt đầu cứng cáp hơn. Chế độ dinh dưỡng cũng đòi hỏi phải cao hơn, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho bé.
Sữa
Cũng giống với giai đoạn trẻ sơ sinh và trước khi bé tròn 5 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu mẹ thiếu sữa hay mất sữa, mẹ nên dùng sữa công thức. Nguyên nhân là bởi sữa công thức có những thành phần tương đương với sữa mẹ. Do đó, chế độ dinh dưỡng của bé mới được đảm bảo bước đầu.
Nếu dùng sữa pha theo công thức, bạn không được chủ quan tự pha theo cảm nhận. Hãy đọc kỹ nhãn mác, cách pha chế và tuân thủ đúng. Việc pha sữa công thức chuẩn cũng là một bước quan trọng để khẳng định trẻ đã hấp thu dinh dưỡng tương đương nguồn sữa tự nhiên từ mẹ chưa. Nếu không pha chế đúng chuẩn, bé dễ mắc vào hội chứng hoặc còi xương, suy dinh dưỡng khi pha quá loãng, hoặc béo phì không mong đợi, gây táo bón cho bé khi sữa pha quá đặc. Ngoài ra, nhiều bà mẹ cho rằng, việc pha sữa cần được đun nóng, sẽ giúp con không bị lạnh bụng. Thực tế là việc đun sữa sẽ lấy đi một phần dinh dưỡng không nhỏ từ bé. Cách tốt nhất là mẹ dùng nước nóng để pha cho bé sẽ tốt hơn là đặt lên bếp đun ở nhiệt độ 100oC.
Bạn không nên pha sữa của bé chung cùng các thực phẩm khác. Khi trộn thực phẩm khác, nguồn dinh dưỡng tối ưu có trong sữa sẽ mất cân bằng. Bên cạnh đó, điều này cũng khiến sữa của bé dễ bị đặc hơn. Bạn không nên pha sữa với nước hoa quả vì các loại vitamin có trong hoa quả sẽ khiến bé khó hấp thụ hơn.
Giai đoạn này, bạn vẫn nên duy trì thói quen cho con bú, làm sao để lượng sữa trong ngày tương đương 500-800 ml (số lượng này chưa kể sữa công thức).
Ăn dặm
- Mỗi ngày, bạn nên đảm bảo các bữa bột của bé (khoảng 2-3 bữa) đủ các nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, rau xanh, đạm, chất béo, vitamin… Bạn nhớ nêm thêm dầu ăn vào bát bột cho bé để đảm bảo chất béo cần thiết, giúp bé tăng cân. Bạn có thể chọn loại dầu oliu, dầu vừng (dành cho bé) để thay đổi khẩu vị, kích thích bé ngon miệng.
- Mỗi ngày, trẻ 5 tháng tuổi cần đảm bảo 2-3 bữa bột. Bột của trẻ là hỗn hợp bao gồm: tinh bột, rau xanh xay nhuyễn, đạm, chất béo, vitamin… Ngoài việc nêm dầu ăn hàng ngày, thỉnh thoảng bạn nên đổi vị cho bé bằng dầu vừng, dầu ô liu sẽ tạo ra mùi vị mới để đối món, kích thích việc ăn của trẻ.
- Bạn cần từ bỏ thói quen cho đường vào bột cho trẻ ăn. Thừa đường sẽ khiến dạ dày của bé mắc chứng tăng men chua. Lúc này, đường không có tác dụng dinh dưỡng cho bé mà cản trở sự hấp thụ những thực phẩm giàu canxi. Đó là lý do tại sao trông trẻ bụ bẫm nhưng khi đi khám bác sĩ lại bị chẩn đoán mắc chứng còi xương-một điều mà ít cha mẹ nào ngờ tới.
- Không cho trẻ ăn thừa dưỡng chất: 5 tháng tuổi, dinh dưỡng vơi bé rất quan trọng để phát triển, nhưng cha mẹ nên nhớ, hệ tiêu hóa của con lúc này chưa hoàn thiện. Việc ăn thừa chất khiến bé bị rối loạn tiêu hóa.
Bổ sung nước ép rau quả
Bạn nên bổ sung thêm rau quả cho bé để cung cấp chất xơ, đồng thời rèn luyện thói quen ăn rau quả ngay khi bé được 5 tháng tuổi. Đây là thói quen tốt nếu bạn muốn sau này con mình thích ăn rau quả, thay vì thức ăn từ động vật hay đồ ăn nhanh. Bạn cần nghiền nát rau quả thích hợp trước khi cho con thưởng thức, đảm bảo thức ăn phải nhuyễn, mịn, sạch.
Những loại quả dưới đây rất phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ 5 tháng tuổi:
- Đu đủ hoặc bơ: loại bỏ sạch hạt, dùng thìa nạo nhuyễn và cho bé thưởng thức. Bạn cũng có thể thêm sữa chua vào, sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hóa của bé, đồng thời lại cung cấp một lượng dinh dưỡng hữu ích cho con.
- Dưa hấu: Loại bỏ sạch hạt, xay nhuyễn mịn và cho bé thưởng thức.
- Táo: Ép lấy nước và cho bé uống.
Nguyễn Hòa (tổng hợp, có tham khảo eva)
Ảnh minh họa: Internet
Theo Suckhoedoisong.vn