Áp xe hậu môn là gì? Nguyên nhân gây áp xe hậu môn. Làm gì khi bé bị áp xe hậu môn. Phòng ngừa áp x hậu môn như thế nào.
Áp xe hậu môn
Áp-xe
hậu môn là căn bệnh gặp khá phổ biến, không chỉ ở người lớn mà ở trẻ em
cũng dễ bắt gặp. Ở trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì tỷ lệ mắc giữa trẻ
trai và gái như nhau. Ở trẻ trên 12 tháng tuổi thì tỷ lệ trẻ nam mắc
bệnh nhiều hơn trẻ gái.
Nguyên nhân gây ổ áp-xe nông thường do nhiễm trùng
nông ở da do vi khuẩn như tụ cầu hoặc vi khuẩn đường ruột gram âm. Đó là các
bệnh lý như: viêm mủ da cạnh hậu môn, áp-xe xoang lông hoặc tuyến bã cạnh hậu
môn.
Áp-xe sâu thì thường có liên quan tới bất thường bẩm
sinh. Ổ áp-xe bắt nguồn từ khe hốc hậu môn trực tràng rồi lan ra, tạo áp-xe
giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài, sau đó vỡ ra ở cạnh hậu môn hay vỡ vào
trong lòng trực tràng gây rò. Như vậy, ở trẻ em, áp-xe cạnh hậu môn có thể là
nhiễm trùng đơn thuần tổ chức da - dưới da ở cạnh hậu môn nhưng cũng có thể là giai
đoạn đầu của bệnh lý rò hậu môn. Nếu áp-xe không được điều trị hoặc điều trị
không tốt thì có thể bị rò hậu môn.
Chẩn đoán áp-xe cạnh hậu môn không khó, các triệu
chứng biểu hiện là: có một vùng da ở cạnh hậu môn bị sưng nề, màu đỏ và đau, sờ
vào thấy da nóng hơn ở các vùng da khác. Khối áp-xe thường ở giữa, và rất đau
khi nắn vào. Đôi khi ấn vào khối áp-xe thì thấy mủ chảy vào ống hậu môn.
Với trẻ em, khi có áp-xe chỉ nên chích rạch, tháo mủ,
dùng thêm kháng sinh đường uống, vệ sinh và sát khuẩn vùng mổ bằng dung dịch
sát khuẩn. Cách chữa này sẽ có kết quả tốt ở những bệnh nhân bị áp xe nông như
áp-xe tuyến bã hoặc nang lông. Còn với những bệnh nhân bị áp-xe sâu thì khoảng 50%
bị rò hậu môn, phải mổ cắt mở đường rò.
Điều trị áp xe hậu môn
Áp-xe cạnh hậu môn, nếu không được dẫn lưu mũ kịp thời, có thể gây viêm tấy lan rộng vùng tầng sinh môn.
|
|
Nguyên tắc:
chủ
yếu là dẫn lưu mũ. Không nên cố gắng cắt đường dò, trừ trường hợp áp-xe
tái phát trên BN đã được chẩn đoán dò hậu môn, đường dò đơn giản và đã
định hình rõ.
Chuẩn bị trước mổ:
cho kháng sinh và thuốc giảm đau.
Nội dung phẫu thuật
Phương
pháp vô cảm: thường là gây mê tĩnh mạch. Nếu ổ áp-xe có dấu hiệu phập
phều rõ, chỉ cần tiền mê với các dẫn xuất của morphine là đủ.
Áp-xe tái phát trên BN đã có dò hậu môn: xử trí như dò hậu môn (cắt đường rò hay đặt seton).
Áp-xe
gian cơ thắt: rạch da hình vòng cung 2cm cạnh hậu môn, trên khối áp-xe,
tách lớp nông của cơ thắt vào ổ áp-xe, bơm rửa với dung dịch
povidone-iodine hay oxy già, nhét một bấc gạc tẩm povidone-iodine vào ổ
áp-xe. Chú ý không phá rộng ổ áp-xe vì có thể làm tổn thương nhiều ở cơ
thắt.
Áp-xe
hố ngồi trực tràng: rạch da, tách lớp mỡ trong hố ngồi trực tràng vào ổ
áp-xe. Sau khi bơm rửa, đặt một thông có đầu hình nấm (Pezzer, Malecot)
vào ổ áp-xe .
Áp-xe
hình quả tạ: đường rạch da như áp-xe hố ngồi trực tràng. Sau khi bơm
rửa ổ áp-xe, đặt một thông có đầu hình nấm (Pezzer, Malecot) đưa lên
trên sao cho đầu nấm của thông nằm trong ổ áp-xe trên cơ nâng hậu môn.
Áp-xe trên cơ nâng hậu môn: dẫn lưu mũ qua thành trực tràng.
Chăm sóc hậu phẫu
Tiếp tục sử dụng kháng sinh 3-5 ngày sau mổ.
Thay
bấc gạc một vài ngày đầu đối với áp-xe gian cơ thắt, sau đó cho BN ngâm
hậu môn hàng ngày với nước ấm pha povidone-iodine cho đến khi vết
thương lành hẳn. Phần lớn các áp-xe gian cơ thắt có thể lành hẳn mà
không chuyển thành dò hậu môn.
Nếu
có đặt một thông hình nấm vào ổ áp-xe, bơm rửa ổ áp-xe hằng ngày trong
vòng hai tuần đầu. Mỗi lần bơm rửa chú ý quan sát xem có chảy dung dịch
bơm rửa qua ngả hậu môn hay không. Sự chảy dịch qua ngả hậu môn mỗi lần
bơm rửa chứng tỏ có sự tồn tại của lổ trong.
Nếu
không có sự chảy dịch qua ngả hậu môn, rút thông, cho BN ngâm hậu môn
hàng ngày với nước ấm pha povidone-iodine cho đến khi vết thương lành
hẳn. Nếu sau hai tuần mà lổ trong vẫn tồn tại (50% các trường hợp), BN
nên được điều trị dò hậu môn bằng phẫu thuật.
(ST)
|
|