Bệnh viêm tuyến giáp phân loại và điều trị

seminoon seminoon @seminoon

Bệnh viêm tuyến giáp phân loại và điều trị

18/04/2015 03:47 PM
1,871
Bệnh viêm tuyến giáp là gì? Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến giáp. Triệu chứng của bênh viêm tuyến giáp là gì. Phân loại và điều trị viêm tuyến giáp.

Viêm tuyến giáp


Tuyến giáp.

So với bướu cổ đơn thuần và nhiễm độc giáp, căn bệnh này ít được biết đến hơn nên dễ bị bỏ qua. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây suy giáp, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống bệnh nhân, nhất là với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp có thể là vi khuẩn, virus, thuốc hoặc do miễn dịch... Bệnh có thể gây suy giáp, cường giáp (nhiễm độc giáp) hoặc cả hai.

 Hình ảnh viêm tuyến giáp Hashimoto.
Các triệu chứng:       

Viêm tuyến giáp Hashimoto có rất nhiều triệu chứng nhưng không có triệu chứng nào là đặc hiệu. Bệnh thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm, tiến triển dần đến suy giáp. Khi đó BN mới thấy có triệu chứng bất thường và chủ yếu là triệu chứng của suy giáp. Các triệu chứng nhiều hay ít, nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ suy giáp. Lúc đầu BN thường chỉ thấy mệt, tăng cân nhẹ mà nhiều người nghĩ rằng đó là dấu hiệu của tuổi già. Nhưng khi bệnh nặng hơn thì các triệu chứng nhiều hơn, nặng hơn khiến BN phải đi khám, đó là: Mệt mỏi; Sợ lạnh; Táo bón nặng; Da khô, tái; Mặt phù tròn; Giọng khàn; Tăng cân không giải thích được mặc dù chán ăn, mức độ tăng cân thường từ 5 - 10kg, chủ yếu do giữ nước; Đau cơ, cứng cơ nhất là cơ vai và đùi kèm theo yếu cơ, nhất là cơ chi dưới; Rối loạn kinh nguyệt, thường là rong kinh; Trầm cảm, buồn ngủ; Tuyến giáp thường to (gây bướu cổ) nhưng cũng có thể teo nhỏ nên khi khám tuyến giáp sẽ không phát hiện được gì đặc biệt.

Nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ nặng dần và tuyến giáp to lên kèm theo BN hay quên, trí nhớ giảm sút, hoạt động chậm chạp... có thể nhầm lẫn với bệnh tâm thần. Một số BN, nhất là BN lớn tuổi, có thể bị hôn mê do suy giáp (rất nặng). Cũng có những BN được phát hiện bệnh tình cờ khi làm xét nghiệm thấy có mỡ máu cao, điều trị kém hiệu quả. Lúc đó thầy thuốc mới đi tìm nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu và phát hiện suy giáp.

Viêm tuyến giáp Hashimoto gây biến chứng gì?

 Nếu không điều trị, bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh và gây biến chứng như bướu cổ, bệnh tim mạch, tâm thần kinh, phù niêm và có thể gây dị tật bẩm sinh ở những bà mẹ mắc bệnh Hashimoto mà không được điều trị.

Có nhiều loại viêm tuyến giáp, phổ biến là:

Viêm tuyến giáp mạn tính

Còn gọi là bệnh Hashimoto (tên vị bác sĩ người Nhật phát hiện ra căn bệnh này). Đây là loại viêm tuyến giáp phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây suy giáp; là hậu quả rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch. Thông thường, hệ thống miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn và virus nhưng trong bệnh Hashimoto, nó lại sinh ra những kháng thể tấn công vào các cơ quan, trong đó có tuyến giáp.

Tuyến giáp bị phá hủy dần dần và rất âm thầm nên đa số người bệnh không biết và không được chẩn đoán. Đến khi tuyến này bị phá hủy quá nhiều, không sản xuất đủ lượng nội tiết tố mà cơ thể cần thì bệnh suy giáp xuất hiện; nhiều trường hợp có biểu hiện là bướu cổ to.

Viêm tuyến giáp Hashimoto gặp ở khoảng 5% người trưởng thành và có xu hướng tăng lên theo tuổi. Bệnh có tính chất gia đình, gặp chủ yếu ở phụ nữ và thường phối hợp với một số bệnh khác như đái tháo đường, viêm khớp, bạch biến...

Viêm tuyến giáp bán cấp

Là dạng thường gặp sau viêm tuyến giáp Hashimoto, hay xuất hiện sau một đợt bị viêm hầu họng hoặc viêm đường hô hấp trên. Lúc đầu, tuyến giáp bị phá hủy đã giải phóng ra nhiều nội tiết tố dự trữ, gây cường giáp tạm thời. Sau 1-2 tháng, bệnh nhân lại rơi vào tình trạng suy giáp do tuyến giáp đã bị phá hủy, không còn khả năng sản xuất, còn lượng nội tiết tố dự trữ đã sử dụng hết. Sau 6-9 tháng, đa số bệnh nhân sẽ trở về bình giáp, tuy nhiên một số sẽ bị suy giáp vĩnh viễn. Có 2 thể viêm tuyến giáp bán cấp, đó là:

Thể đau dữ dội: Tuyến giáp (tương ứng vùng cổ trước) sưng, toàn bộ vùng cổ đau dữ dội gây hạn chế vận động, nuốt đau, mất ngủ... Điều trị bằng aspirin hoặc các thuốc chống viêm giảm đau khác, đặc biệt với corticoid. Bệnh nhân có thể có sốt nhẹ hoặc vừa.

Thể không đau: Các triệu chứng thường nhẹ, tuyến giáp có sưng nhưng không đau, thường xảy ra ở những phụ nữ sau sinh (5-9%) trong vòng 1 năm nên còn được gọi là viêm tuyến giáp sau sinh. Bệnh có xu hướng hay tái phát ở những lần có thai sau.

Viêm tuyến giáp cấp

Còn gọi là viêm tuyến giáp sinh mủ, nguyên nhân là vi khuẩn. Bệnh rất hiếm gặp. Bệnh nhân thường mệt mỏi, sốt cao, vùng cổ sưng nóng, đỏ, đau. Viêm tuyến giáp cấp được xem là một cấp cứu nội khoa, cần điều trị tích cực bằng kháng sinh liều cao và chích tháo mủ.

Chẩn đoán viêm tuyến giáp tương đối khó, nhất là khi các triệu chứng còn nhẹ, không có triệu chứng hoặc bệnh nhân đã tự dùng kháng sinh và thuốc giảm đau trước khi đến bệnh viện. Việc điều trị sẽ tùy theo thể bệnh, giai đoạn bệnh và mức độ của các triệu chứng. Nhìn chung, tiên lượng của các bệnh nhân viêm tuyến giáp là tốt, phần lớn đều khỏi bệnh và có cuộc sống hoàn toàn bình thường.


Điều trị như thế nào?

- Phương hướng điều trị bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto phụ thuộc BN đã có suy giáp hay chưa. Nếu không có bằng chứng của thiếu hụt hormon giáp thì BN không cần điều trị gì nhưng cần tái khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời suy giáp. Cho đến nay chưa có thuốc nào có tác dụng điều trị khỏi bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto.

- Với những BN có thiếu hụt hormon (có suy giáp) sẽ được điều trị thay thế bằng hormon giáp tổng hợp, thuốc có cấu trúc và tác dụng giống hệt hormon tự nhiên do tuyến giáp sản xuất ra.

- Thường sau khi điều trị một thời gian ngắn, BN sẽ thấy đỡ mệt nhưng để cải thiện hoàn toàn các triệu chứng cũng như kết quả xét nghiệm (T4, TSH, cholesterol...) về bình thường thì phải mất 3 - 6 tháng.

- Điều chỉnh liều thuốc: Một khi đã bị suy giáp, các BN viêm tuyến giáp Hashimoto cần điều trị hormon thay thế suốt đời. Để đảm bảo liều thuốc có tác dụng thì BN cần được xét nghiệm đánh giá thường xuyên, có thể là hàng tháng trong thời gian đầu cho đến khi xác định được liều thích hợp và sau đó là hàng năm. Dùng liều thuốc thyroxin cao hoặc thấp quá đều không tốt, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Thường các BN bắt đầu dùng liều thấp rồi tăng dần dựa trên kết quả xét nghiệm. Mục tiêu và cũng là chỉ số điều chỉnh liều thyroxin là TSH máu, tốt nhất là ở mức 0,5 - 2,5 U/l. Bệnh nhân cần nhớ là không nên uống thuốc vào buổi sáng ngày đi khám để xét nghiệm được chính xác.


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
khong nen an nhung cai gi z
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
bệnh viêm tuyến giáp không nên và nên ăn những loại thức ăn, thức uống gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Viêm tuyến giáp thì nên ăn uống gì ạ?
Nghe bệnh này lạ quá, hỏi bác sĩ điều trị thui bạn
tôi bị nhiễm độc tuyến giáp nên ăn thưc ăn gì là phù hợp
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
tôi thường xuyên bị khó thở mà lại có đàm đã đi khám bệnh nhiều nơi mà không hết thậm chí bác sĩ cho cắt cả Amidan mà cũng không hết. Vây cho tôi hỏi triệu chứng đó là bệnh gì? có phải viên tuyến giáp không?
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
bao lâu mới trả lời được câu hỏi của Cẩm Tú
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
toi muon chua benh tuyen giap khi chua mo duoc thi the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Cứ làm theo ý kiến bác sĩ trực tiếp khám và biết tình hình bệnh của bạn ý
toi muon hoi viem tuyen giap nguy hiem hay barado nguy hiem hon
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
tôi có triệu chứng mệt mỏi,gầy sút cân,đau vùng tuyến giáp,sốt nhẹ,siêu âm tuyến giáp có viêm lan tỏa ,điện tim nhịp nhanh,xét nghiệm t3,ft4 bt,tsh 0,04.t dc chẩn đoán là viêm tuyến giáp gây cường giáp điều trị bằng kháng sinh,giảm đau,hạ sốt,va kháng giáp trạng.như vậy đúng hay sai?t sử dụng thuốc nhưng vẫn k thấy bệnh thuyên giảm
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
cổ tôi tự nhiên có dấu hiệu phồng to. đi khám bác sĩ nói tôi bị viêm tuyến giáp. nhưng lại yêu cầu tôi đợi một thời gian khám lại mới cho thuốc điều trị. hiện tại cổ tôi đang to dần lên. cứ làm theo lời bác sĩ ở ĐIỆN BIÊN thì tôi ngĩ tôi sẽ chuyển sang gđ nặng hơn. vì cơ thể tôi khá mệt mỏi,sụt cân,rụng tóc.....có khi nào tôi bị ung thư mà bs ko phát hiện ra. tôi có xét nghiệm máu và họ nói bt
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Bạn nên đi khám thêm ở những viện chuyên khoa để được thăm khám và chuẩn đoán lại nhé. Nếu có điều kiện bạn nên xuống viện ung bưới Hà Nội nhé. Chúc bạn sức khỏe!
Em bị cường giáp uống thuốc sau đó thành suy giáp giờ lại bình giáp vậy điều trị như thế nào?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý