Bà bầu hay ăn socola sẽ sinh ra những đứa trẻ lạc quan, yêu đời và hay cười.
Ảnh minh họa
Lợi ích của socola với sức khỏe bà bầu
- Bà bầu ăn socola sinh ra những em bé ngọt ngào: Các nhà khoa học tại trường Đại học Helsinki (Phần Lan) đã tiến hành khảo sát trên 300 phụ nữ dùng socola trong quá trình mang thai và họ nhận thấy rằng, socola mang lại những tác động tích cực đến hành vi của đứa trẻ được sinh ra sau này. Các báo cáo đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ có mẹ thường xuyên ăn socola một lượng vừa phải trong ngày khi mang thai sẽ có sự phản ứng hành vi (bao gồm sự lạc quan, yêu đời, hay cười và giảm sợ hãi) tốt hơn nhiều so với những đứa trẻ khác. Đặc biệt hơn, với những đứa trẻ có mẹ bị stress khi mang thai mà ăn nhiều socola thì sẽ ít có các biểu hiện bị lo lắng hơn.
- Socola giảm tiền sản giật: Không chỉ vậy, ăn socola khi mang thai còn giúp các thai phụ hạn chế nguy cơ bị tiền sản giật. Các nhà nghiên cứu cho biết trong socola, đặc biệt là socola đen có một loại chất gọi là theobromien có chức năng ngăn chặn nguy cơ xuất hiện tiền sản giật. Chất này làm giảm tới 69% nguy cơ mắc chứng tiền sản giật, ngăn cản oxy và dưỡng chất từ cơ thể mẹ vận chuyển tới bào thai) và có thể dẫn đến sinh non, thậm chí là bị thai bị chết.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Flavanoids, được chứa trong sô cô la, nhiều nhất là socola đen, là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Theo Mayo Clinic, chất chống oxy hóa này có tác dụng vô hiệu hóa các hóa chất độc hại có gốc tự do sản sinh khi cơ thể tiếp xúc với những thứ như khói thuốc lá, thuốc trừ sâu…, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch vốn bị suy yếu trong thời gian mang thai. Flavanoids còn phát huy hiệu quả nhất định trong việc chống lại bệnh ung thư và hỗ trợ hệ tim mạch hoạt động tốt hơn.
Serotonin là hóa chất tự nhiên chống trầm cảm có trong socola đen
- Cung cấp sắt, magie và các chất dinh dưỡng khác: Magie đóng vai trò đáng kể trong việc chuyển hóa axit béo, sắt giữ tầm quan trọng sống còn giúp tăng cường máu trong cơ thể thai phụ v.v…, cùng với hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, đây không chỉ là món ăn vặt ngon miệng mà còn rất bổ và có ích cho bà bầu.- Ngăn ngừa lão hóa tế bào: Trong chocolate còn chứa nhiều Polyphenol còn giúp ngăn ngừa lão hóa tế bào.- Giảm cholesterol xấu: Socola, nhất là socola đen, đã được chứng minh có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng cường cholesterol tốt trong cơ thể. Do đó, việc ăn socola đen mỗi ngày có thể giúp bà bầu giảm khoảng 10% lượng cholesterol xấu trong máu.
Bài liên quan:
Đoán chỉ số IQ bé theo gen di truyền
Thời điểm chuẩn để mẹ bổ sung canxi, sắt
Ngắm thai nhi tạo dáng cực 'độc'
Cận cảnh phòng TT ống nghiệm ở Thái Lan
- Giảm căng thẳng, trầm cảm trong thai kỳ: Serotonin là hóa chất tự nhiên chống trầm cảm có trong socola đen, kết hợp các thuộc tính trong socola kích thích sản xuất chất dẫn truyền thần kinh trong não được gọi là endorphin giúp thai phụ có tâm trạng vui vẻ, hưng phấn. Endorphin còn được xem là “thuốc giảm đau tự nhiên” do cơ thể sản xuất ra, do đó, nếu tiêu thụ nhiều socola trong suốt thai kỳ cũng giúp bà bầu giảm được các chứng đau nhức khi bầu bí.
Mặt trái của socola với thai phụ
- Dễ tăng cân: Mặc dù socola tốt cho sức khỏe của bà bầu và có ảnh hưởng tích cực đến thai nhi, tuy nhiên việc ăn quá nhiều socola cũng không tốt cho sức khỏe. Sử dụng quá nhiều socola cũng sẽ gây tăng cân, béo phì, gây ra các bệnh về tim mạch. Gây căng thẳng, mất ngủ: Socola cũng có chứa cafein (một thanh chocolate thường có thể chứa 10mg caffein) nên nếu hấp thụ quá nhiều làm bà bầu mất ngủ, tâm trạng cáu kỉnh không tốt cho sức khỏe của em bé.
- Dễ mắc bệnh tiểu đường thai kì: Socola chưa nhiều đường nên bà bầu hấp thụ quá nhiều dễ làm dư thừa lượng đường trong máu làm tăng nguy cơ tiểu đường với bà bầu. Để socola phát huy hiệu quả tích cực với sức khỏe thai phụ, chị em nên dùng socola đen loại ít hoặc không đường, với lượng ca cao khoảng 65% hoặc cao hơn.
- Nguy cơ trào ngược thực quản, ợ nóng: Socola có chứa theobromine, một hợp chất tự nhiên làm giãn các van cơ bắp ngăn dạ dày và thực quản, khiến axit dễ trào ngược lại thực quản, cùng với caffeine gây kích thích dạ dày làm bà bầu sẽ có nguy cơ phải đối diện với chứng ợ nóng nhiều hơn bình thường. Bà bầu chỉ nên ăn 1 lượng socola nhỏ, hoặc chuyển qua ăn socola làm từ cây carob, một loại socola không có chất caffeine và theobromine.
Socola chưa nhiều đường nên bà bầu hấp thụ quá nhiều dễ làm dư thừa lượng đường trong máu
- Có thể làm sảy thai: Ăn quá nhiều socola làm lương caffein tăng quá nhiều trong cơ thể bạn, từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai. Theo một nghiên cứu với sự tham gia của 1.000 phụ nữ đang ở 3 tháng đầu tiên cho thấy, nguy cơ sảy thai của họ tăng gấp đôi khi dùng quá 200mg caffeine mỗi ngày. Những phụ nữ uống quá 200mg caffeine mỗi ngày có tỷ lệ sảy thai là 25%, những người uống quá 100mg mỗi ngày có tỉ lệ sảy thai là 15% và những người không uống chỉ có tỉ lệ 12%.
- Ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh: Những bà bầu ăn quá nhiều socola làm giảm cân nặng của trẻ sơ sinh. Viện y tế công cộng Na Uy đã phát hiện ra, caffeine có liên quan đến việc trẻ sơ sinh nhẹ cân. Gần 60.000 trường hợp thai nghén đã được đưa vào nghiên cứu. Họ đã nhận thấy rằng, caffeine từ tất cả các nguồn làm giảm cân nặng của trẻ. Đối với trẻ em có cân nặng dự kiến trung bình (3,6 kg), cứ 100mg caffeine mỗi ngày tương đương với việc giảm đi 21 - 28g.
- Tăng nguy cơ khuyết tật thai nhi: Khi cơ thể mẹ có caffeine vượt mức cho phép sẽ làm giảm chức năng hấp thụ axit folic của cơ thể và sẽ dẫn đến vấn đề khuyết tật hệ thần kinh. Axit folic là loại chất rất quan trọng cho sự phát triển của hệ thần kinh. Thiếu axit folic không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thần kinh mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Tốt nhất, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 200mg socolao mà thôi. Thai phụ cũng cần chú ý bởi ngoài socola còn rất nhiều thực phẩm khác chưa caffeine như cà phê, trà xanh... Thai phụ nên biết cân đối để hấp thụ không quá nhiều chất này vào cơ thể.