Bà bầu ăn mồng tơi có tác dụng gì?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bà bầu ăn mồng tơi có tác dụng gì?

30/11/2015 12:00 AM
499

Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới nên có khá đa dạng các loại rau. Đây là nguồn thực phẩm dồi dào được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt. Những loại rau như rau muống , rau mồng tơi, rau ngọt bí, rau bầu là những thực phẩm được nhiều người ưa thích vì hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ chế biến. Tuy nhiên, đối với bà bầu thì như thế nào? Bà bầu có nên ăn rau muống, rau mồng tơi, rau bí không? Hãy cùng chúng tôi cùng tìm hiểu vấn đề này nhé!

rau mong toi

Bà bầu có nên ăn rau muống hay không?

Rau muống là loại rau gắn liền với hầu hết các vùng quê và đã in hằn vào tâm thức của nhiều người. Câu ca dao : “anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà rầm tương” đã lột tả hết được tính phổ biến của món ăn này trong đời sống ẩm thực của người Viêt. Theo y học cổ truyền thì rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh. Công dụng của rau muống là có khả năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể… khuẩn độc hoặc do côn trùng, rắn rết cắn. Rau muống khá rẻ và có thể sinh sản quanh năm. Cách chế biến laị cũng khá đơn giản nên được nhiều người sử dụng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bà bầu có thể ăn rau muống vì các thành phần dinh dưỡng trong rau muống có tác dụng rất tốt cho bà bầu. Trước hết rau muống có tính hàn nên có khả năng thanh nhiệt rất hiệu quả. Như chúng ta đã biết thì thân nhiệt của bà bầu thường cao hơn người thường. Nên việc ăn rau muống cũng như các loại rau mát khác có thể giúp cơ thể chị em được ôn hòa hơn.

rau muong

Rau muống còn rất tốt cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, người táo bón, đi đái đục, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, trẻ còi xương. Bênh cạnh đó, theo đông y thì rau muống còn có thể dùng để trị chứng đau đầu do tăng huyết áp. Các bài thuốc dân gian còn dùng rau muống chữa bệnh chảy máu như chảy máu cam, ho nôn ra máu, đái, đi ngoài ra máu bằng cách giã nát rau muống, uống nước cốt hoặc thêm nước đường, hoặc mật ong cho dễ uống. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, những mẹ bầu có tiền án bị viêm đau nhức khớp, bệnh gout hay bị viêm đường tiết niệu thận do sỏi và huyết áp cao thì không nên ăn rau muống. Ngoài ra, một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Chính vì thế chị em hãy ăn rau muống đúng cách và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhé!

Bà bầu có nên ăn rau mồng tơi hay không?

Rau mồng tơi là thực phẩm khá biến ở vùng nhiệt đới và là món ăn có khả năng thanh nhiệt rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhầy dồi dào trong rau mồng tơi còn có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể, từ đó làm cho chất béo không ngấm được qua màng ruột nên cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân, từ đó giúp cho hệ tim mạch luôn khỏe mạnh. Mẹ bầu sẽ không lo ngại vấn đề tăng cân, thừa mỡ và béo phì khi mang thai nếu ăn rau mồng tơi đúng cách.

Ăn rau mồng tơi thường xuyên còn có tác dụng nhuận trường và trị táo bón rất tốt vì nó chứa nhiều chất xơ, chất nhầy và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì rau mồng tơi là nguồn cung cấp dồi dào sắc tố carotenoid , beta carotene, lutein và zeaxanthin. Các dưỡng chất này liên kết với nhau giúp chống lại các gốc tự do gây hại, từ đó giảm thiểu tác động lão hóa và nhiều bệnh tật khác.

rau mong toi

Vitamin A có trong tất cả các bộ phận của cây mồng tơi còn có khả năng giúp làn da khỏe đẹp và sáng mắt. Việc tiêu thụ các loại rau củ giàu vitamin A và flavonoid còn giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư phổi và khoang miệng. Thêm vào đó, hàm lượng vitamin C rất cao còn chống ôxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại gốc tự do và các tác nhân gây bệnh. Khả năng cung cấp và bổ sung chát sắt để duy trì máu cũng là điểm nổi bật của thực phẩm này đối với chị em mang bầu. Nếu bạn thường cảm thấy chóng mặt vì thiếu máu thì nên thưởng thức món rau mồng tơi thường xuyên. Ăn rau mồng tơi còn giúp bổ sung folate để chống lại hiện tượng khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Do đó, các bà bầu nên ăn nhiều rau mồng tơi để chăm sóc sức khỏe của bạn thân và của thai nhi.

Bà bầu có nên ăn rau bí hay không?

Rau bí bao gồm lá non, đọt và những bông hoa bí đực của cấy bầu bí. Rau bí khá giàu chất dinh dưỡng. Tất cả những bộ phận của cây bí bầu đều cung cấp chất dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ mang thai như:

Phòng và trị cao huyết áp.

Chữa chứng phù chân

Thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh ở thai nhi.

Tăng cường hoạt tính cho tế bào não.

Thúc đẩy máu đông

Hạn chế chảy máu sau sinh

Bên cạnh giá trị về dinh dưỡng còn có giá trị phòng và chữa bệnh rất hiệu quả không chỉ đối với bà bầu mà còn tốt đối với nhiều người. Theo Đông y, rau bí có vị ngọt, tính hàn vào kinh tâm, tỳ, vị có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, bổ can thận, sáng mắt, kháng viêm, tiêu độc, chỉ thống và chống dị ứng. Chính vì thế, nguyên liệu này rất thích hợp trị các chứng suy giảm chức năng can thận, suy giảm thị lực, viêm đường tiết niệu…

rau bi

Từ những gợi ý trên đây chắc hẳn các mẹ bầu đã có thêm cho mình được nhiều kiến thức về sức khỏe thai kì và có thể trả lời được câu hỏi: Bà bầu có nên ăn rau muống, rau mồng tơi, rau bí không? Chúc chị em luôn khỏe mạnh để vượt cạn thành công!

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý