Tuy không cần kiêng khem nhiều, nhưng sản phụ cũng không thể hoàn toàn thích gì ăn nấy như người bình thường. Các món nên kiêng và nên ăn cho người vừa sinh.
Ăn gì, kiêng gì sau sinh?
Quan điểm của y học hiện đại là sản phụ không cần kiêng khem quá mức như yêu cầu của các cụ thời xưa, thế nhưng cũng không phải thích gì ăn nấy, vì mới sinh xong cơ thể vẫn yếu, và còn phải nuôi con bằng sữa mẹ.
Khi mới từ phòng đẻ ra, nhiều sản phụ cảm thấy đói và thèm ăn. Những đồ ăn nhẹ như cháo, sữa nóng, trứng gà luộc chín… sẽ phù hợp với bạn. Về trái cây, hãy chọn những quả ngọt và lành tính như đu đủ, chuối, na, nho… chứ không nên ăn trái cây nhiều axit như cam, chanh leo… vì có thể gây rối loạn tiêu hóa. Không nên uống quá nhiều nước, chỉ uống nước ấm.
Bữa ăn của bà đẻ cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Bạn không nhất thiết phải kiêng chất tanh, nhưng phải chọn đồ thật tươi và tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng. Tóm lại, bạn có thể ăn như bình thường, nhưng tránh các gia vị quá cay, tránh chất cồn và các chất kích thích khác. Bạn không phải ăn thịt nạc tuyền như quan điểm của các cụ, tuy nhiên cũng không nên nạp quá nhiều chất béo, vì nó làm bạn tăng cân và có thể gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ.
Bữa ăn của bà đẻ cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, đường, béo,
vitamin và khoáng chất. (ảnh minh họa)
Một vài món ăn - bài thuốc dân gian bạn có thể tham khảo:
Sản phụ táo bón: Khoai lang tươi 250 gr, gạo lức 200 gr, nấu thành cháo, ăn ngày vài lần. Hoặc: Khoai sọ 250 gr gọt vỏ, gạo lức 50 gr, nấu thành cháo, cho thêm dầu ăn, ăn trong ngày.
Sản phụ thiếu sữa: Đương quy 100 gr, thịt dê 200 gr, gừng tươi vài lát, hầm nhỏ lửa cho đến khi thịt chín nhừ thì nêm gia vị và thêm chút hành hoa thái nhỏ, ăn cả nước lẫn cái, chia vài lần trong ngày. Hoặc: Móng giò lợn 2 cái chặt miếng, thông thảo 30 gr cho vào túi vải, hầm cho đến khi móng nhừ thì bỏ bã thuốc, nêm gia vị, hành hoa, ăn cả nước lẫn cái.
Sản phụ thiếu máu: Gà mái tơ một con, tam thất 12 gr thái lát mỏng, kỷ tử 10 gr, long nhãn 10 gr, táo tàu 10 quả. Gà bóp gừng và rượu, muối trong 20 phút, nhồi các vị thuốc vào bụng rồi để ngửa trong tô, hấp cách thủy vài giờ đến khi chín mềm, ăn cả nước lẫn cái.
Ăn gì, kiêng gì sau khi sinh?
Bà mẹ sau sinh nên ăn uống bổ sung dưỡng chất để nhanh phục hồi sức lực và giúp tuyến sữa phát triển tốt, đảm bảo cung cấp đủ sữa cho bé. Khi chọn lựa thức ăn trong thời gian chăm sóc bé, bạn nên cân nhắc một thực đơn hợp lí, khỏe cho mẹ và tốt cho bé.
Nên:
- Trong thời gian này, sản phụ cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng (khoảng 3.500 calo/ngày), khẩu phần ăn cần tăng thêm cả số lượng và chất lượng.
- Bảo đảm đủ những chất protein động vật và thực vật, cân đối các thành phần dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và thúc đẩy quá trình tạo sữa. Cần nạp các loại thức ăn nguồn gốc động vật giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa... để cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng dễ hấp thu như protein và canxi. Cũng đừng quên các thức ăn giàu chất protein thực vật như các loại họ đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu đen) lạc hạt, vừng.
- Bổ sung vitamin từ các loại rau quả tươi để tránh táo bón, điều hòa tiêu hóa, bài tiết tốt.
- Cung cấp vitamin D giúp chắc xương cho mẹ mà cũng tốt cho con vì thông qua sữa mẹ, bé cũng được bổ sung thêm vitamin D giúp cứng xương. Ngoài ra vitamin D còn có trong lòng đỏ trứng, dầu cá và các thực phẩm bổ sung như sữa…
- Chất béo cũng không thể thiếu bởi nó không chỉ cung cấp năng lượng lớn, làm cho bữa ăn thêm ngon miệng mà còn tạo điều kiện hấp thu tốt các chất dinh dưỡng khác.
- Uống nhiều nước (2-3 lít/ngày) để tăng tiết sữa.
- Nên ăn nóng, uống sôi để tốt cho sức khỏe của mẹ, ăn uống không hợp vệ sinh có thể gây tiêu chảy, mất nước.
- Ngoài 3 bữa ăn chính, sản phụ nên ăn thêm nhiều bữa phụ để cung cấp thêm năng lượng và đủ sữa cho bé bú. Có thể chỉ là một ly sữa, một trái chuối hay một cái bánh…
Tránh:
- Tránh các loại gây kích thích (rượu, cà phê, nước chè đặc và nhất là thuốc lá...) có ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh và tới sức khỏe nói chung của trẻ.
- Nên hạn chế một vài loại gia vị như ớt, tỏi, hành có thể qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.
Tránh những thức ăn cay nóng
- Tránh kiêng khem quá mức vì dẫn làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược vì thiếu chất dinh dưỡng. Nhiều người còn có quan niệm buộc sản phụ sau khi sinh phải kiêng đồ ăn tanh như tôm cá… Thực tế sau sinh sản phụ cần phải bổ sung nhiều loại chất dinh dưỡng, các nhóm thực phẩm chính và phụ đều cần phải đa dạng hoá, nếu chỉ thiên về một số loại nào đó sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể khiến tuyến sữa hoạt động kém hiệu quả.
- Nếu phải dùng thuốc, bạn nên cho bác sĩ biết mình đang cho bé bú để bác sĩ sẽ kê những loại thuốc thích hợp.
Thực đơn bồi bồ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh:
- Móng giò hầm táo đen, a giao: Móng giò (2 chiếc), táo đen 200g, a giao 15g, đường đỏ, nước đủ dùng. Cách làm: Móng giò làm sạch, chặt miếng nhỏ. Làm tan a giao. Cho móng giò, táo đen và nước vào hầm nhừ, rồi đổ a giao, đường đỏ vào đun thêm 15 phút rồi bắc ra. Nên ăn khi canh còn nóng và ăn cả nước lẫn cái, ăn liên tục 7 ngày, cách 2 ngày ăn 1 lần.
- Đu đủ xanh với móng giò lợn: Đu đủ 400g, móng giò 1 cái. Gia vị vừa đủ. Rửa sạch đu đủ thái miếng, móng giò làm sạch chặt miếng nhỏ. Ninh nhừ móng giò, cho đu đủ vào đun chín, cho gia vị vào rồi bắc ra. Ăn ngay khi còn nóng hoặc dùng làm canh ăn hàng ngày. Ăn liên tục trong 7 ngày. Món ăn này có tác dụng thông sữa, rất tốt cho những sản phụ ít sữa hoặc sữa loãng.
Mới sinh xong nên ăn gì?
Sau khi gắng hết sức cho cuộc “vượt cạn” đầy khó khăn nhưng hạnh phúc, nhiều bà mẹ sẽ có cảm giác đói, thèm ăn và muốn có chút gì đó để lót dạ. Tuy nhiên, họ cảm thấy lo lắng và băn khoăn, không biết nên ăn gì là tốt cho người vừa sinh xong?
Đồ ăn cần thiết
Cảm giác đói, thèm ăn sẽ xuất hiện khi sản phụ từ phòng đẻ ra. Lúc này, hợp lý nhất với họ là những đồ ăn nhẹ như: trứng gà luộc, sữa nóng, sữa tươi, cháo, bánh ngọt hay trái cây ngọt (nho, na, măng cụt, đu đủ, chuối…). Sản phụ không nên ăn cam hoạc uống nước cam vì dễ bị rối loạn tiêu hóa. Nếu muốn, nên uống ít và pha với nước ấm. Với người sinh thường, không nên kiêng cữ gì nhưng đồ ăn yêu cầu cần đảm bảo vệ sinh. Khi đã hồi phục sức khỏe, sản phụ không nên thực hiện chế độ ăn kiêng khem mà phải đầy đủ dưỡng chất.
Sinh mổ
Nếu sinh mổ, không nên ăn khi chưa “đánh hơi” được. Sau khi đã đánh hơi, hãy bắt đầu bằng món ăn nhẹ như: cháo, sữa nóng rồi mới có thể ăn cơm với thực đơn chứa đầy đủ dưỡng chất. Sau đánh hơi, cũng chưa nên ăn hay uống nước hoa quả mà phải chờ một ngày sau đó. Đặc biệt, cần hạn chế ăn cam để không bị rối loạn tiêu hóa. Bạn không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc… vì nó sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ và khiến vết thương lâu lành. Nên ăn mướp, thịt nạc, rau đậu, cà chua, chuối.
Không nên ăn nhiều
Mặc dù có thể đói nhưng bạn không nên ăn no quá dễ dẫn đến muốn đi vệ sinh nặng nhiều. Điều này không hề tốt cho bộ phận sinh dục mới bị rạch và khâu khi lấy em bé ra. Đặc biệt, với những người sinh mổ, ruột bị kích thích, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm nên nếu ăn nhiều, tiêu hóa sẽ khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Nên bắt đầu ăn những thức ăn nhẹ và ăn chậm. Cháo chân giò hoặc trứng gà luộc là các món ăn lý tưởng cho sản phụ vừa từ phòng sinh ra.
Ăn rau ngót, tránh rau cải
Sau sinh, sản phụ nên uống canh hoặc nước rau ngót. Nó có tác dụng làm co tử cung sau sinh, sạch máu. Rau phải được rửa thật sạch để tránh bị rối loạn tiêu hóa. Tuyệt đối không nên sử dụng rau cải xanh vì sẽ gây tiểu tiện nhiều và dễ làm rối loạn tiêu hóa.
Những món ăn thiết thực
Sau sinh, bạn cần được bồi bổ để bù đắp lại sức lực bị tiêu hao, kể cả phần máu mất đi. Việc này còn nhằm mục đích cung cấp dinh dưỡng cho em bé mới chào đời. Một vài món ăn sau đây sẽ giúp sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Thịt lợn hấp lươn: Nguyên liệu: Lươn 250g, thịt lợn 100g, hành, gừng, muối, rượu vang, xì dầu vừa đủ. Làm sạch lươn, bỏ ruột, thái miếng cả lươn và thịt lợn, ướp gia vị rồi hấp, ăn cả nước và cái.
Nước rau ngót hay lá tía tô: Nguyên liệu: 50g hành lá, lá tía tô 10g, đường đỏ 50g. Luộc hành lá và lá tía tô rồi gạn lấy nước, cho đường đỏ vào uống. Uống nóng, ngày 1 lần trong khoảng 1 tuần sau sinh.
(St)