Bệnh rối loạn đa nhân cách

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh rối loạn đa nhân cách

18/04/2015 03:56 PM
417
Bệnh rối loạn đa nhân cách là gì? Nguyên nhân gây bệnh rối loạn đa nhân cách, phòng ngừa và điều trị rối loạn đa nhân cách như thế nào?

Bệnh rối loạn đa nhân cách:

Rối loạn đa nhân cách (MPD) một căn bệnh từng được bác sĩ người Pháp Pierre Janet mô tả vào thế kỉ XIX. Là một dạng bệnh lý tâm thần mà biểu hiện là sự mất nhận thức về bản thân và vì thế người mắc bệnh thường đồng nhất hoá mình với người khác. Sự đồng nhất đó không vững chắc, một chấn động tinh thần cũng có thể làm biến mất và thường đồng nhất hoá tiếp với một nhân cách khác. Người mắc bệnh MPD phải chịu những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp. Họ bị hai hay nhiều nhân cách thay nhau kiểm soát và chi phối, cá biệt có những người bị giằng xé cùng một lúc bởi hai nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau. Theo một thống kê của Hội tâm thần Mỹ, có tới 1% dân số Mỹ có biểu hiện MPD và khoảng 20% bệnh nhân đang điều trị thực chất là bị MPD.Hiện khoảng 20.000 người Mỹ có biểu hiện mắc chứng này, thậm chí có bệnh nhân phải sống với 300 nhân cách.

Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lý như giáo sư P. Spanos, tiến sĩ H. Lief, bác sĩ tâm lý E. Luil lại cho rằng trên thực tế không có căn bệnh đa nhân cách; đó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của cả bệnh nhân và bác sĩ điều trị mà thôi.

Cuộc tranh luận về việc có người đa nhân cách hay không vẫn chưa có kết luận. Tuy nhiên, số người được chẩn đoán bị rối loạn này ở Mỹ vẫn liên tục tăng trong những năm gần đây. Các nhà chuyên môn gọi đây là bệnh tâm thần của xã hội Mỹ, vì ở châu Âu có rất ít người được coi là rối loạn đa nhân cách; còn ở các khu vực khác, căn bệnh này hầu như không được nhắc đến.

Rối loạn đa nhân cách, tâm thần hay quỷ ảm?


Da nhan cach Tam than hay quy am

Một cô gái xinh đẹp nhưng bỗng một ngày tự nhận mình là đàn ông, và không chấp nhận bất kì một sự thật liên quan nào rằng mình là phụ nữ. Một anh chàng vốn bản tính hiền lành nhút nhát, nhưng bỗng nhiên trở thành một sát thủ "máu lạnh", và sau đó lại trở về bản tính cũ và không nhớ gì hết những hành động đẫm máu của mình...


Quỷ ám?

Trong một giai đoạn nào đó, một người bình thường bỗng chốc trở nên đổi khác, không có bất kì một chút liên hệ nào với chính bản thân họ trước đây, và những người này cũng không hề nhận biết được một chút gì về sự tồn tại của con người thật của họ. Với những biểu hiện như vậy, thật khó có thể giải thích được lí do vì sao, và nhiều người cho rằng những con người thay đổi tính tình một cách bất thường kia đang bị "ma ám" hay "ma làm".

Cách đây khoảng vài năm ở Ninh Bình, nhiều người biết đến chuyện bị "ma làm" của một cô gái tên Hường. Cứ vào khoảng mùa đông, Hường thường hay la hét và cho rằng ai đó đang săn đuổi mình, có được hỏi, cô cũng chẳng biết mình là ai nữa. Mọi người đều khẳng định đó là do "ma làm" nên mời thầy cúng về dùng cành dâu để quất đuổi "con ma" đi.

Nhưng năm nào Hường cũng bị "ma làm" một lần và sau đó cô chẳng còn nhớ gì về chuyện bị "ma hành" thế nào cả. May mắn sao đến tuổi trưởng thành cô không còn bị "ma làm" lần nào nữa, câu chuyện về cô cũng dần lắng xuống bởi người ta thở phào nhẹ nhõm bảo "con ma" đó đã bị đuổi đi và sợ rồi.

Còn tại thành phố New York, Sandra, một thư kí khá xinh đẹp, trẻ trung bỗng một ngày cho rằng minh là... một người đàn ông chính hiệu có tên là George. Cô nổi khùng khi ai đó cho rằng cô là phụ nữ, không dùng bất kì một thứ gì liên quan đến phụ nữ và tệ hại hơn cô còn rất thích tán tỉnh các cô gái xinh đẹp xung quanh. Người thì cho rằng Sandra bị đồng tính, người thì cho rằng thần kinh cô có vấn đề và có lẽ cô bị... điên.

Tiến sĩ tâm lý Richard Baer ở Chicago cũng không thể nào quên được một bệnh nhân của mình, đó là cô Karen Overhill từng đến chữa bệnh tại phòng khám của ông vào năm 1989. Đây là một phụ nữ đầy bất hạnh vừa mới tự tử bất thành, có 2 người con nhưng bị chồng lừa dối. Hơn nữa, khi còn nhỏ cô cũng từng bị chính cha và ông nội lạm dụng tình dục. Khi tiếp xúc với Karen, tiến sĩ Baer cảm thấy giật mình khi cô tự nhận tới 17 nhân vật khác nhau.

Khi thì là cô bé hay ngượng ngùng, khi thì là cô bé bị cưỡng bức, lúc thì là cô gái yêu đời, khi thì là cậu bé bị bệnh tâm thần, lúc lại là một bệnh nhân bại liệt, hay một cô gái nhân hậu, một cậu nhóc hay ăn cắp vặt hay một người đàn ông làm nghề lái xe... Và khi ở nhân vật này thì cô chẳng còn biết gì đến sự tồn tại của các nhân vật kia và ngược lại.


Có biểu hiện ảo giác, biểu hiện bất thường trong cư xử là triệu chứng rối loạn đa nhân cách

Hay một chứng tâm thần

Theo thống kê sơ bộ, hiện tại Mỹ là quốc gia có nhiều người bị phát hiện "ma ám" nhiều nhất, mỗi năm những người có biểu hiện lên tới hàng chục nghìn người. Ban đầu các bác sĩ tâm lý học cho rằng những người này bị rối loạn tâm lý hay có tiền sử của bệnh nhân tâm thần hoặc mắc chứng hoang tưởng. Nhưng sau một thời gian nghiên cứu kiểm tra thì giả thuyết đó hoàn toàn bị bác bỏ. Mãi sau này người ta mới xác định được đây chính là nạn nhân của chứng rối loạn đa nhân cách (Multi Personality Disorder) một căn bệnh từng được bác sĩ người Pháp Pierre Janet mô tả vào thế kỉ 19.

Đa nhân cách được biểu hiện một cách đơn giản đó là có nhiều nhân cách khác nhau, có khi đối lập nhau và hoàn toàn không liên quan cùng "trú ngụ" trong một cơ thể con người, và tùy vào từng thời điểm cụ thể nào đó mà nhân cách được "ẩn giấu" bộc phát ra. Biểu hiện của bệnh đó là những hành động và kí ức của họ hoàn toàn khác với con người thật hàng ngày.

Tại bệnh viện trường ĐH Groningen của Hà Lan, các giáo sư đã tiến hành nghiên cứu về chứng bệnh kì lạ này bằng cách sử dụng phương pháp chụp cắt lớp cảm xúc của não bằng tia phát xạ positron với 11 bệnh nhân nữ khi nghe lại các "câu chuyện" khác nhau của từng nhân cách chính họ. Khi bệnh nhân ở nhân cách nào thì họ cũng có cảm xúc mãnh liệt khi nghe chuyện họ kể lúc nhân cách đó, còn lại thì không.

Chứng bệnh "đa nhân cách" trước đây vốn xa lạ nhiều người, nhưng sau hàng loạt bộ phim vào những năm 70 thế kỉ trước về chứng bệnh đa nhân cách thường xuất hiện ở những người bị lạm dụng tình dục nặng nề khi còn nhỏ tuổi, hay gặp một cú sốc lớn trong cuộc sống. Tuy vậy, khả năng này vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Nhiều nhà tâm lí còn khẳng định đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của bệnh nhân và có xu hướng rập khuôn.

Hiện tại, người ta vẫn sử dụng các phương pháp điều trị tâm lí đối với những người bệnh đa nhân cách, như sử dụng phương pháp thôi miên, cho bệnh nhân đối mặt với từng nhân cách mà họ tự nhận...

Các triệu chứng rối loạn đa nhân cách

Có hơn 2 trạng thái nhân cách khác nhau chi phối con người, đa số là dưới 10 nhân cách.

Các nhân cách khác nhau đều có những câu chuyện về cuộc đời, thói quen và kể cả tính cách khác biệt hoàn toàn nhau.

Việc chuyển đổi từ 1 nhân cách này sang một nhân cách khác thường xảy ra bởi stress tâm lý xã hội.

Trí nhớ của bệnh nhân không liền mạch, kể cả về con người, địa điểm và các sự kiện, cả về không gian và thời gian. Những nhân cách khác nhau có thể nhớ những sự kiện khác nhau, nhưng "nhân cách phụ" có trí nhớ thụ động hơn nhân cách "chính".

Có biểu hiện suy nhược và lo âu.

Thời niên thiếu có biểu hiện về cư xử bất thường hay không có khả năng tập trung trong lớp học.

Thích tự gây thương tích cho mình hay tự tử hoặc có những hành động quá khích.

Có biểu hiện ảo giác, không có rối loạn do ảnh hưởng của thuốc hay hóa chất.

Rối loạn đa nhân cách biểu hiện như thế nào?

Theo Janet, một người được coi là bị MPD nếu có 4 triệu chứng:

  • Có 2 hoặc nhiều hơn trạng thái của các nhân cách thay nhau chi phối    người bệnh.

  • Các nhân cách phải hoàn toàn riêng biệt, tương đối ổn định về nhận thức, quan hệ gia đình, xã hội, khả năng miêu tả thế giới xung quanh.

  • Khi bị một nhân cách này chi phối, người bệnh có khả năng quên các thông tin quan trọng liên quan đến các nhân cách tiềm ẩn khác, đến mức không thể xem đó là chứng quên thông thường.

  • Các rối loạn đó không phải do ảnh hưởng của thuốc hay hóa chất.

  • Tại sao bị rối loạn đa nhân cách?   

Các nhà khoa học theo thuyết đa nhân cách cho rằng: con người ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nhiều “mầm nhân cách” khác nhau, giống như mang nhiều hạt giống. Hạt giống nào phù hợp với cơ thể, điều kiện sống và giáo dục thì sẽ phát triển trở thành nhân cách của  người đó. Khi ấy, họ “bỏ quên” các nhân cách kém hoặc không phát triển khác.

Tuy có quá trình “chọn lọc tự nhiên” như vậy nhưng những mầm nhân cách kia không bị mất đi hoàn toàn mà ẩn núp ở đâu đó trong tiềm thức. Dưới tác động của một tác nhân nào đó, các nhân cách còn lại kia sẽ trỗi dậy, kiểm soát và đưa người ta vào chứng MPD.

Điều trị rối loạn đa nhân cách bằng cách nào?

Ban đầu, các bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp tâm lý nhưng phần nhiều không có đáp ứng tốt. Các biện pháp thư giãn, vật lý trị liệu... và cả thuốc điều trị tâm thần cũng đều không có tác dụng. Một số bác sĩ còn dùng cả thuật thôi miên để kéo người bệnh ra khỏi trạng thái hỗn loạn nhưng thất bại.

Một số bác sĩ đưa ra phương pháp trị liệu độc chiêu bằng cách cho người bệnh ngay lập tức đối thoại trực tiếp với "phiên bản" của mình và đã đem lại kết quả tốt. Sở dĩ bệnh nhân có đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này là vì về bản chất trong mỗi con người chỉ có một nhân cách phát triển. Nhân cách này được bồi đắp, rèn luyện nên trở nên bền vững, mạnh mẽ và riêng biệt. Những mầm nhân cách khác thường yếu đuối, èo uột nên nếu bị rối loạn cũng chỉ đủ sức chi phối người bệnh trong một thời gian ngắn.

Có thể dự phòng rối loạn đa nhân cách không?

Tuy nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn còn chưa rỏ,  nhưng các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, nếu có một lối sống lành mạnh, có một nhân cách mạnh mẽ, biết tiếp nhận và xử lý thông tin một cách thông minh và tỉnh táo thì người ta có thể tự bảo vệ được mình trước chứng rối loạn đa nhân cách.



(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý