Làm gì khi con lười học - cách trị đơn giản

seminoon seminoon @seminoon

Làm gì khi con lười học - cách trị đơn giản

07/12/2015 12:00 AM
557

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chán học, lười học và cha mẹ cần phải kiên nhẫn tìm ra để từ đó có hướng khắc phục.

khi-con-luoi-hoc-wpn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chán học, lười học và cha mẹ cần phải kiên nhẫn tìm ra để từ đó có hướng khắc phục. 
 

Nhà chị Thư dạo này tối nào cũng nghe thấy tiếng quát tháo ầm ĩ, có hôm là tiếng anh Đức chồng chị, có hôm là chị và đối tượng duy nhất là bé Việt. Bé Việt năm nay học lớp 4, mới vào năm học được 2 tuần nên bé vẫn mải chơi như ngày  hè, chả thiết tha gì bài vở khiến ngày nào không khí trong nhà ngày nào cũng căng thẳng như ngoài “trận”.

Bé Minh nhà chị Nhung học lớp 3 thì cứ đến giờ học lại giở chiêu đau bụng, đau đầu ra “dọa” bố mẹ. Lúc đầu anh chị còn tưởng thật lo quýnh quáng nhưng sau đó thấy ngày nào cũng vậy nên “bắt bài” bé luôn. Mặc dù vậy nhưng khi ngồi vào bàn học bé không chịu tập trung, uể oải, qua quýt cho xong; khiến anh chị rất mệt mỏi.

Qua trao đổi với bác sĩ tâm lý về lứa tuổi tiểu học, chị Thư được biết: có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chán học, lười học và cha mẹ cần phải kiên nhẫn tìm ra để từ đó có hướng khắc phục. 

Nguyên nhân 

Nguyên nhân khiến trẻ chán học đôi khi rất đơn giản đó là tại bố mẹ chăm con quá kỹ làm con ỉ lại, thói quen vừa học vừa chơi hoặc vừa ăn vừa chơi cũng làm trẻ trở nên xao lãng, chểnh mảng trong bất kỳ mọi việc. 

Cho con học trước chương trình, cha mẹ kỳ vọng con sẽ thông minh, biết trước mọi kiến thức để có thời gian làm bài nâng cao. Chính điều này là con dao hai lưỡi, đã không giúp trẻ học tốt hơn mà còn khiến trẻ bị lạc lõng với chương trình học bình thường, không coi trọng giờ học và trở nên lười nhác.

Trẻ quá hiếu động, mải chơi nên bỏ bê học hành. Ngược lại trẻ có bản tính chậm chạp, chép bài không kịp nên sinh ra tâm lý: muốn đến đâu thì đến, mặc kệ chuyện học hành.

Cũng có thể nguyên nhân làm trẻ chán học là do cách giảng của thầy cô không hấp dẫn hoặc bạn bè trong lớp nảy sinh mâu thuẫn. 

Muốn biết được đúng nguyên nhân cha mẹ nên kiên nhẫn “làm bạn với con”.Hãy bình tĩnh cùng con tìm ra nguyên nhân để cùng giải quyết, nếu bạn quát tháo hoặc đánh m���ng con sẽ càng làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn. 

Cách giải quyết

Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến con lười học, sợ học, bố mẹ nên nói chuyện với con với thái độ bình tĩnh, ôn hòa nhất có thể; đừng coi con còn quá bé không biết nói chuyện. Hãy giúp bé xác định tầm quan trọng của việc học đối với con người. Hãy kể cho con nghe những điển hình học tốt và những thành công của họ cũng như nêu những nhân vật không học đến nơi đến chốn, cuối cùng phải gánh chịu hậu quả như thế nào.  Hãy cho con thấy nếu việc con học chăm, học giỏi sẽ được những lợi ích gì từ việc ở lớp được các bạn khâm phục, được cô giáo yêu mến, ở nhà bố mẹ sẽ vui hơn, để khuyến khích con tự giác học…

Dành thời gian buổi tối để tham gia việc học cùng con như soạn sách vở, kiểm tra lại bài cũ, xem con đã làm hết những bài cô giao chưa hoặc chỉ đơn giản là trò chuyện với con về tình hình ở lớp xem mối quan hệ giữa con với thầy cô và bạn bè như thế nào. 
 

khi-con-luoi-hoc-wpn
Cha mẹ nên dành thời gian học bài hoặc trò chuyện cùng con mỗi tối. (ảnh minh họa)
 

Bố mẹ cần theo dõi thời khóa biểu ở lớp của con để lập một thời gian biểu cho con để con chủ động trong việc học tập. Đừng quá ép buộc trẻ học quá nhiều và quá muộn. Hãy để chúng được cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi. Để chúng có hứng thú với việc học sẽ hiệu quả hơn là bị ép buộc. 

Khi con bị điểm kém bố mẹ cũng không nên đánh mắng hoặc so sánh chúng với những đứa trẻ khác. Điều này sẽ khiến chúng trở nên tự ti, chán nản và buông xuôi việc học tập. Hãy cùng con tìm ra lỗi sai vì sao bị điểm kém để lần sau khắc phục. 

Cha mẹ cũng nên cùng giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ để biết được thông tin về lớp học của con mỗi ngày, nếu có vẫn đề gì sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Để tạo lập thói quen tốt về học tập giúp cho trẻ giúp trẻ dần đi vào nề nếp để từ đó có kết quả học tập như mong muốn của thầy cô và cha mẹ. 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý