Tướng họa mi thường có 3 loại tốt: loại ngũ trường, loại ngũ đoản và loại quí tướng thứ 3 là '”mình củ đậu, đuôi lá vả” . Sau đây là tướng mạo chi tiết.
- Tướng mắt: với con người mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thì chọn họa mi cũng theo cách đó. Nên chọn những con có đôi mắt sáng to, có thần khí, và cảnh giác nhạy bén, màu sắc mắt phải tươi, da mắt mỏng, con ngươi nhỏ, khoen mắt là vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót giống mày con ngài. Cái tên chim Hoạ Mi cũng căn cứ cái mày ngài trắng này mà đặt ra.
- Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, tro lợt, trắng xám... gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm rời rạc (cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn.
- Xa nhãn thường có 4 loại sau đây:
1. Kim xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu vàng.
2. Thiết xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu xanh ửng đen như màu sắt nguội.
3. Ngân xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu trắng sáng.
4. Huy xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu tro lợt.
- Nói chung, màu đáy mắt của chim họa mi phải là màu đậm mới tốt.
- Khi lựa chim họa mi nên đến gần lồng dùng ngón trỏ nhẹ nhàng làm dấu chữ thập, hoặc vẽ hình vòng tròn một hai lần để xem phản ứng con chim nhốt trong ra sao. Nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy lung tung trong lồng tìm lối thoát thân. Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyễn theo hướng ngón tay 'vẽ bủa' của mình, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, tự tin và phản xạ nhạy bén.
Chăm sóc chim họa mi hót:
1/.mùa sinh sản của Họa mi.
- mùa sinh sản của họa mi bắt đầu khoảng tháng 6,tháng 7 âm lịch.đến giữa tháng
8 là đã có chi con rồi.đến tầm tháng 9 - 10 là "rộ" nhất.
- tổ của chúng thường làm ở những lùm cây ở các đồi trọc,hay những cây cao.tổ
họa mi rất kín đáo,trên những chảng ba của cây hay nơi có nhiều cành nhỏ đan
xen nhau.
- mỗi lứa chúng đẻ khoảng 3 - 4 trứng.một điều lạ là chim trống và mái thay
nhau ấp đến khi trứng nở.mỗi mùa sinh sản họa mi đẻ được vài ba lứa.họa mi là
giống chim rất chung thủy,trống mái lúc nào cũng kề cận nhau như hình với bóng.
2/.mùa thay lông.
sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim chóc và họa mi cũng không nằm ngoài
chu kì này.
- mùa thay lông của họa mi kéo dài từ 2 - 3 tháng mới xong.chim nào yếu thì
thay trước,chim nào khoẻ thì thay sau.mùa thay lông của họa mi nuôi nhốt không
trùng với chim ngoài trời,
- khi họa mi bắt đầu thay lông ta cần phải có một kế hoạch cho chúng,đảo bảo
điều kiện tốt nhất cho chúng có thể hoàn thành việc thay lông của mình.
+ lồng chim phải được phủ cả ngảy,treo vào nơi yên tĩnh.
+ tuyệt đối không cho nghe hoặc nhìn thấy chim mái.
+ nên cho ăn cào cào,loại cào cào già để chúng thay lông cho nhanh.
+ vài ba ngày cho chim sưởi nắng sáng khoảng 15 - 20 phút.khi lớp lông mới đã
phủ nhiều ta cần tháo bớt khăn chùm lồng.
- điều đặc biệt nguy hiểm là chim mắc phải chứng thay lông bất định kì.có nhiều
nguyên nhân dẫn tới việc này.
+ nuôi dưỡng không đúng mức:không đủ chất,bữa đói bữa no,thay đổi thức ăn đột
ngột.
+ thiếu chăm sóc: lâu không cho chim tắm nắng,tắm nước.
+ do di chuyển xa đột ngột.cá nhân tôi đã từng di chuyển một con họa mi từ Hà
Nội vào trong Nam.khoảng tuần đầu chim vẫn ăn uống hót.nhưng sau đó suy dần và
cuối cùng chết.kể ra chuyện này là muốn những ai chưa nắm nhiều kinh nghiệm về
nuôi chim thì có thể tránh khỏi nguy cơ xấu nhất.
3/.phân biệt chim trống, mái.
thường thì với loài chim con trống thường sặc sỡ,bắt mắt.nhưng với họa mi thì
khác. chim trống và mái giống nhau như hai giọt nước.nhưng cũng có một số kinh
nghiệm có thể tin cậy được.
+ quan sát những sợi râu đen như râu mèo của chúng,nếu là trống thì những sợi
này mọc xuôi theo chiều mỏ,còn chim mái thì mọc ngang.
+ còn kinh nghiệm nữa là.quan sát tổng thể hình dáng :thường thì chim mái và
trống còn có nhiều điểm khác nhau.chim mái thường đầu nhỏ,thân hình mảnh
khảnh,chân nhỏ...chim trốg thì vạm vỡ,đầu to...
nhưng để quan sát như vậy thì rất khó,vì ta dễ bị hoa mắt với hàng chục hàng
trăm con ở trong lồng.quan sát con chim khác quan sát con ngựa,con chó ở
chỗ,với ngựa hay chó thì càng nhìn kĩ càng thì sẽ thấy rõ những điểm tốt và
xấu.nhưng với chim chóc thì ngược lại,ta càng quan sát nhiều thì càng hoa mắt.
kinh nghiệm là khi nào thấy rối mắt ta nên bỏ đi nơi khác một lúc.sau đó mới
quay lại quan sát từ đầu.
4/.thức ăn và cách pha chế.
-1 lon tấm gạo (250g)
- 5 trứng gà hay vịt.
- 1 muỗng cafe đường cát.
- 2 muỗng cafe bột sò và xương.
- rang tấm bằng chảo dưới lửa nhỏ,khi nào hơi vàng bắt chảo xuống.đập ngay 5
quả trứng vào tấm,rắc đường bột sò vào.trộn đều sau đó đem phơi khô.có thể tấm
bị vón cục lại,ta cần bóp nhuyễn ra.lưu ý:nhiều người chỉ sử dụng lòng đỏ trứng
gà nhưng theo quan điểm cá nhân và cũng dựa vào kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân
nuôi chim thì ta có thể sử dụng cả lòng trắng trứng chim vẫn khoẻ mạnh và còn
đẹp mã,bóng lông.
- ngoài ra mỗi ngày cần bổ sung thêm thức ăn tươi cho chim họa mi có thể là cào
cào,sâu tươi...tuyệt đối không cho họa mi ăn sâu khô vì giọng chim sẽ hư,khàn.
- cần nói thêm chim họa mi cũng dễ nuôi vì có người cho ăn cả bột đậu. nhưng
giọng mi trở nên khàn vì có nhiều chất dầu.
5/.thuần dưỡng họa mi bổi.
theo giới nuôi chim thì chim "bổi" là chim rừng đánh bẫy về còn nhát người
.người ta còn gọi những chim đánh bẫy về được khoảng dăm bữa nửa tháng là chim
"bổi" lỡ ,nghĩa là chim đã chịu ăn và tỉ lệ sống khi ta nuôi sẽ cao
hơn ,vì vậy giá cả có nhích hơn chút đỉnh.
- tập cho chim dạn dần:họa mi bổi rất nhát người,chúng không như chim chích
choè lửa rất mau dạn.với họa mi thì tránh cho chim gặp người trong tuần lễ
đầu,trừ khi tiếp tế thức ăn cho chúng.muốn vậy cần trùm áo lồng và treo vào nơi
yên tĩnh.ta sẽ hé áo dần trong khoảng 10 ngày sau .nhớ đừng" dục tốc bất
đạt".
- nên cho chim bổi ăn no đủ và bổ dưỡng: bước đầu ta chỉ mong cho chim chịu ăn
là mừng rồi,sau đó mới nghĩ tiếp chuyện tập cho dạn dĩ với người.hàng ngày nên
cung cấp đủ cào cào, sâu tươi trộn chung với tấm gạo.từ từ chúng sẽ quen
mồi.sau đó cắt dần lượng cào cào hoặc sâu tươi.nhưng phải để ý xem con chim bổi
của ta đã chịu ăn tấm rang chưa.theo kinh nghiệm riêng thì ta nhìn phân chim
thường chúng ăn tấm thì phân có màu trắng hoặc hơi vàng.khác với khi ăn cào cào
(sâu tươi) thì phân sẽ còn lại chút ít xác cào cào hay sâu tươi.
- ngoài ra cần chăm sóc chu đáo.họa mi bổi cũng cần tắm nắng và tắm nước nhưng
trong khoảng thời gian ngắn khoảng 15 - 20 phút.với chim mà bị trầy đầu do nhảy
thì ta nên tập cho tắm cóng vì vết thương mau lành.
17 lời khuyên khi nuôi họa mi
1. không đổi thức ăn đột ngột: họa mi sống nhoài thiên nhiên tuy ăn côn trùng là chính, nhưng vẫn được coi là giống chim ăn tạp. khi nuôi nhốt trong lồng ta tập cho chung ăn thức ăn riêng. Và chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Tất nhiên tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có sự thay đổi thành phần thức ăn. Nhưng nhất thiết không nên thay đổi thức ăn đột ngột, vì họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ nên dễ bị suy và thường dẫn đến việc thay lông.
2.thức ăn phải có phẩm chất tốt: họa mi là giống chim quí, ta ko nên hà tiện với nó trong khâu ăn uống. khi pha chế thức ăn ta nên chọn thức ăn có phẩm chất tốt, thức ăn có hiện tượng mốc,hư dứt khoát phải bỏ, ko nên cho chim ăn.
3.tránh pha chế thưc ăn mặn
4.họa mi thích ăn đạm động vật: nuôi họa mi hằng ngày nên bổ sung cào cào, sâu tươi cho chim, có thể là trứng kiến, cá con, tôm tép, thịt bò vụn...
5.nước uống phải trong sạch:
6.phải trị bệnh rận mạt:
7.ích lợi của việc cho họa mi tắm nắng tắm nước: việc tắm nắng mỗi ngày để chim sưởi ấm bộ lông, làm ung trứng rận mạt, đồng thời tăng lượng vitaminD giúp chim có khung xương chắc khỏe. việc tắm nắng phải điều độ.việc tắm nước có thể 1lần 1 ngày trong mùa nắng và vài ngày trong mùa mưa.thiếu tắm nắng tắm nước làm chim bị suy nhược, bộ lông bã.
8.không nên cho họa mi uống thuốc bừa bãi: tốt hơn hết là phòng bệnh hơn chữa bệnh vì hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho chim.
9.không nên treo lồng nơi cố định: ta nên hoán chuyển chỗ treo lồng, như vậy chim sẽ mau dạn….
10.chưa kinh nghiệm đừng nuôi họa mi con: thường thì người mới chơi thường thích nuôi chim con, hy vọng sau này sẽ có con chim vừa dạn vừa chơi dc lâu năm.nhưng, với người có kinh nghiệm ai cũng ngại nuôi chim con. Vì họa mi vốn là giống nhát người, nếu nuôi chim con mà ko có dịp gần gũi nhiều thì lớn lên nó cũng nhát người như chim mộc vậy. mặt khác, nếu ko có kinh nghiệm, họa mi con dễ bị nhiều tật, tiêu biểu là tật ngửa, trong 10 đãcó 8-9 con mắc phải.họa mi con do nuôi lồng từ nhỏ, mặc dù điều kiện có tốt nhưng minh quản của nó ko phát triển tốt như chim bổi do đó giọng chim con nhỏ và ko vang.
11.áo lồng với chim họa mi: nuôi chim dứt khoát phải có áo lồng…………..như các bác đã biết………………
12.không nên bắt họa mi bằng tay:13.không treo lồng nơi lò sưởi hay bếp: họa mi đặc biệt rất dị ứng với hơi nóng lò sưởi và khói bếp.
14.chim chưa ốp lông ko nên cho đi dượt:
15.dùng âm nhạc để kích thích chim hót:
16.năng làm vệ sinh lồng nuôi:
17.nên nuôi mi mái:đối với họa mi, chim mái có tác dụng rất lớn, có thể dùng chim mái để thúc chim trống căng lửa, thuần thuộc chim mộc………….\tuy nhiên nếu nuôi ít thì ko cần mái mà chỉ nuôi hót, nuôi mi đá dứt khoát phải có mái kèm theo……………
Trên đây chỉ là chút ít kinh nghiệm học dc, em pót lên mọi người cùng tham khảo…………….
(St)