Trứng rất giàu dinh dưỡng nhưng ăn nhiều trứng có thể gây khó tiêu, tiêu chảy, nổi mụn, da mặt xấu, dị ứng... Đặc biệt, có thể dẫn tới viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Có nên ăn nhiều trứng gà?
Trứng là món ăn rất phổ biến trong mỗi bữa ăn, tuy nhiên ăn trứng thế nào cho đúng cách, không hại cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết
Không nên ăn trứng gà sống
Nếu trứng còn sống, khả năng hấp thu của dạ dày và tá tràng đối với những protein này rất kém. Do không được hấp thu tốt ở dạ dày và tá tràng, khi xuống ruột, trứng gà sống sẽ bị phân hủy ở đại tràng sản sinh ra nhiều chất độc có hại cho cơ thể.
Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn chứa một loại chống chất biotin (vitamin H), làm ngăn ngừa sự hấp thụ vitamin H. Vitamin H thuộc loại vitamin tan trong nước, có nhiều trong gan động vật, lòng đỏ trứng, men và các loại rau xanh, là yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein, hợp chất hydracacbon, protid, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất thiết phải ăn trứng được luộc hoặc rán chín.
Trứng gà rán hoặc ốp mà dùng lửa to thì dễ gây ra bên ngoài thì cháy mà bên trong thì chưa chín, lúc đó lòng trắng trứng bị cháy làm giảm sự hấp thụ tiêu hoá, còn lòng đỏ chưa chín nếu bị nhiễm Salmonella thì không được tiêu diệt triệt để, ngoài ra nhiệt độ quá cao lại tiêu huỷ các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2... Nên khi rán hoặc ốp trứng chú ý để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút làm cho lòng đỏ vừa chín là tốt.
Không nên nấu quá kỹ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng luộc nên được đun trong khoảng thời gian thích hợp từ 5 - 7 phút, không nên luộc quá chín. Với trứng rán, nếu rán trứng quá kỹ, lượng protein cao trong trứng sẽ biến thành lượng amino axit rất thấp. Amino axit sẽ biến đổi thành các hợp chất hóa học chứa độc trong trường hợp nhiệt độ lên cao.
Ăn nhiều trứng gà có tốt không?
Theo các nhà dinh dưỡng học, nếu ăn trứng gà sống thì tỷ lệ hấp thu và tiêu hoá chỉ chiếm 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%, do đó tốt nhất là nên ăn trứng luộc, không những bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất... mà các vitamin bị mất đi ít. |
Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng ở trứng gà rất phong phú nhưng ăn nhiều trứng gà không phải là tốt, một mặt các chất dinh dưỡng không được hấp thu hết dễ gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa, mặt khác protein không được phân giải hết dễ sinh ra những độc chất như amine, phenyl hydrad gây nguy hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, trong trứng có chứa một hàm lượng lớn cholesterol nên nếu ăn nhiều trứng trong một thời gian dài có thể dẫn đến xơ hoá động mạch.
Những người trưởng thành khỏe mạnh có thể ăn từ 1 - 2 quả/ngày, người già thông thường ăn 1 quả/ngày là thích hợp nhất. Phụ nữ mang thai, cho con bú và phụ nữ đang dưỡng bệnh có thể ăn từ 2 - 3 quả/ngày, ăn 2 - 3 lần/tuần. Những người bệnh tăng huyết áp, xơ hoá động mạch vành thì tốt nhất nên hạn chế ăn trứng gà đặc biệt là lòng đỏ trứng. Sau khi ăn trứng gà tốt nhất nên ăn những loại rau và hoa quả có chứa hàm lượng vitamin C phong phú để tăng sự hấp thu sắt, protein, canxi.
Khi ăn trứng không nên bỏ lòng trắng vì lòng trắng trứng không chứa chất béo, cũng không chứa cholestorol nhưng lại giúp cho cơ bắp phát triển. Vì thế, các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên, khi chế biến trứng, nên cố gắng giảm lượng lòng đỏ trứng xuống và ăn nhiều lòng trắng sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Xơ gan vì ăn nhiều trứng
Việc ăn 2 - 3 quả trứng mỗi ngày sẽ gây nguy hiểm
cho sức khỏe không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả đối với người lớn. Theo giáo
sư Bùi Quốc Châu, Giám đốc Trung Tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và
xoa bóp Việt Nam, trứng rất giàu dinh dưỡng nhưng ăn nhiều trứng có thể
gây khó tiêu, tiêu chảy, nổi mụn, da mặt xấu, dị ứng... Đặc biệt, có
thể dẫn tới viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Chết vì ăn trứng
Bé Ngô Thanh T. (6 tuổi, ở Hà Nội) từ bé chỉ thích ăn trứng nên mỗi ngày
mẹ bé thường cho con ăn 2 - 3 quả. Thấy bé tăng cân đều nên chị H.
hoàn toàn yên tâm về sự phát triển của con. Chỉ đến khi bé bị đau bụng
kéo dài, da vàng, chị đưa đi khám mới biết con bị viêm gan và nguyên
nhân là do ăn quá nhiều trứng trong thời gian dài.
Lương y, thầy thuốc ưu tú Trần Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam, cho biết
rất nhiều trường hợp bị xơ gan, trướng bụng do ăn nhiều trứng. Ông từng
tiếp nhận một trường hợp cấp cứu vì ăn 5 quả trứng vịt lộn và thịt chó
cùng lúc. Bệnh nhân đã ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng (thịt chó) và
lạnh (trứng vịt) đồng thời, gây tình trạng báng (xơ gan cổ trướng) và
sau đó tử vong.
Theo Đông y, trứng vịt tính lạnh, mát, người tỳ vị hư ăn vào dễ đầy trệ,
không tiêu, gây báng bụng. Đặc biệt, người bị ung nhọt độc ăn vào dễ
bị đùn thịt thừa, gây nguy hiểm cho tính mạng.
Giáo sư Bùi Quốc Châu cho biết, trứng có đủ protit,
lipit, gluxit, các vitamin, các khoáng chất, các men và hormone, các
chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng, đặc biệt lòng đỏ chứa
1,6 hay 0,3 gr cholesterol. Vì vậy, người bị cholesterol cao nên cảnh
giác với tất cả các loại trứng. Ngoài ra, vì trứng rất bổ, khó tiêu do
đó bắt gan phải làm việc nhiều, lâu dài sinh ra yếu rồi bệnh vì quá
tải.
Người ốm ăn trứng nguy hiểm
Theo tiến sĩ Nguyễn Thành Hưng, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai,
Hà Nội, mặc dù trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
nhưng nếu chế biến và ăn không đúng cách thì có thể gây nguy hiểm cho
sức khoẻ.
Thói quen tẩm bổ cho người bệnh bằng trứng rất nguy hại. Việc ăn trứng
tùy tiện rất dễ gây trúng độc thực phẩm hoặc làm bệnh biến chứng nặng
hơn. Chẳng hạn, người đang bị cảm hoặc vừa khỏi ăn trứng sẽ làm tăng
nhiệt lượng nhưng lại không phát tán ra ngoài được, giống như “thêm dầu
vào lửa”, bệnh càng nặng hơn. Đặc biệt, khi vừa ốm dậy, sức đề kháng
yếu, không nên ăn trứng tươi, luộc chưa chín, đập vào cháo nóng, nước
nóng, vì trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi
khuẩn có thể xâm nhập, thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn salmonella trong
lòng đỏ trứng.
Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ,
tim mạch… cũng nên kiêng hoặc không ăn quá nhiều trứng gà vì có thể sẽ
làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tốt
nhất, người khỏe mạnh chỉ nên ăn 3 - 4 quả trứng mỗi tuần.
Đàn ông không nên ăn nhiều trứng
Ảnh: roseacre.com. |
Những quý ông ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt là người bị tiểu đường, nếu ăn nhiều hơn 7 quả trứng mỗi tuần, sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Đàn ông không bị tiểu đường thì có thể ăn 6 quả trứng mỗi tuần mà không sao.
Nghiên cứu tại Trường Y Harvard, Mỹ, tìm thấy việc ăn nhiều trứng hằng tuần làm tăng 23% nguy cơ tử vong. Trong số những đàn ông bị tiểu đường, chỉ cần ăn trứng thôi cũng đẩy mạnh khả năng qua đời do mọi nguyên do. Trứng có rất nhiều cholesterol, khi tiêu thụ ở hàm lượng cao có thể làm tắc mạch máu và tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ.
Nghiên cứu trên 21.300 người đàn ông khoảng 54 tuổi và kéo dài trong 20 năm. Mỗi năm, các ông ghi lại số lượng trứng tiêu thụ, hoạt động thể chất, việc hút thuốc, uống rượu, ăn rau xanh và ngũ cốc, tình trạng tiểu đường, huyết áp và việc sử dụng aspirin.
Sau 20 năm, 1.550 ông bị đau tim, 1.342 bị đột quỵ và hơn 5.000 người qua đời. Những ông ăn hơn 7 quả trứng mỗi ngày thì tăng 23% khả năng chết trong vòng 20 năm và những ông bị tiểu đường thì ăn bất kỳ số lượng trứng nào cũng tăng gấp đôi khả năng tử vong trong giai đoạn đó.
(ST)