Các bước chuẩn bị cho đám cưới bạn cần biết

seminoon seminoon @seminoon

Các bước chuẩn bị cho đám cưới bạn cần biết

18/04/2015 06:11 PM
27,378

Để có một đám cưới hoàn hảo bạn cần lên lịch làm nhiều thứ. Hai vợ chồng cần lên kế hoạch và thực hiện từng bước một.


Những ngày tháng chuẩn bị cho đám cưới luôn là những ngày tháng bận rộn, và thậm chí không ít những cặp đôi có lẽ do quá hồi hộp không biết phải làm thế nào để ngày vui của mình trở nên thật trọn vẹn. Với mong muốn giúp cho các bạn phần nào có sự chuẩn bị thật chu đáo cho ngày trọng đại của mình, có một bước khởi đầu thật hoàn hảo cho cuộc sống hôn nhân


Bước 1: Lập kế hoạch sơ lược và chuẩn bị ngân sách



Để chuẩn bị cho ngày cưới thật hoàn hảo trọn vẹn thì việc quan trọng trước tiên là bạn nên lập ra cho mình một kế hoạch cụ thể. Chia sẻ với người yêu của mình về những điều bạn muốn trong ngày trọng đại của mình như bạn muốn nó diễn ra ở đâu, bạn muốn nó trang trọng đến mức nào và bạn sẽ mặc gì trong ngày này.
Hai bạn nên cùng bàn nhau về vấn đề ngân sách cho đám cưới, tốt nhất nên chia ngân sách thành 2 phần: Một cho những khoản cố định nhất định phải chi, và một cho những khoản dự trù. Bạn phải cân nhắc kĩ lưỡng giữa mong muốn và thực tế. Hạn chế việc chi tiêu quá phung phí với suy nghĩ rằng “ cả đời chỉ có một lần” bởi vì sau đám cưới, sẽ có rất nhiều vấn đề cần giải quyết và nếu không khéo thì bạn rất dễ gặp khó khăn về tài chính.

Bước 2: Chọn ngày

Chọn ngày là một trong những việc đầu tiên mà bạn phải làm trước khi chuẩn bị bất cứ thứ gì cho đám cưới. Phải xác định chính xác được ngày cưới, thì bạn mới có thể biết được mình còn bao nhiêu thời gian để chuân bị cho lễ cưới.



Bước 3: Khám sức khỏe tiền hôn nhân

Cùng nhau đến bệnh viện có uy tín để kiểm tra sức khỏe tổng quát. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nên biết rõ về tình trạng sức khỏe của nhau trước khi kết hôn. Dù sức khỏe có “vấn đề” nhưng vẫn quyết định đến với nhau thì tâm trạng vẫn thoải mái hơn nhiều so với việc sau đám cưới mới phát hiện ra vấn đề đó. Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân, được tư vấn cụ thể, biết rõ tình trạng sức khỏe của mình sẽ giúp bạn thoải mái, sẵn sàng bước vào cuộc sống hôn nhân.



Bước 4: Chọn nhẫn và trang sức cưới.

Chọn đồ trang sức nên là việc sớm nên làm. Nhẫn cưới còn được xem như là biểu tượng minh chứng cho tình yêu và không thể thiếu trong các cuộc hôn nhân. Nhưng trước khi lựa chọn trang sức cưới cho mình thì nên hỏi bạn bè và người thân trong gia đình để có được quyết định tốt nhất. Lời khuyên là nên đặt làm riêng nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới cho đám cưới của bạn, và nên đến những cửa hàng có uy tín, để có được chất lượng tốt nhất đồng thời hai bạn có thể cập nhật được những mẫu trang sức mới và hợp ý bạn.



Bước 5: Đặt chỗ và gặp “chuyên gia”

Thông thường thì những địa điểm đẹp thường hết chỗ rất sớm (nếu đám cưới của bạn diễn ra đúng vào mùa cưới), thế nên bạn nên đặt chỗ từ trước, ít nhất là 5 tháng. Và nên tham khảo ý kiến người thân, bạn bè để tìm địa điểm hợp lý và thuận tiện cho việc di chuyển cho khách mời của mình. Gặp các bậc trưởng bối có am hiểu về các nghi lễ trong đám cưới để tìm hiểu những điều kiêng kị, những thủ tục nghi lễ cần thiết của một đám cưới,…

Bước 6: Lên danh sách khách mời và lên kế hoạch chi tiết

Đám cưới của bạn lớn hay nhỏ? Bạn muốn đông đúc hay chỉ đơn giản là những người thân thiết? … Tất cả phụ thuộc của bạn trong lúc lên danh sách khách mời và khuyên rằng bạn nên liệt kê ra những mối quan hệ bạn muốn mời để tránh sự quên sót làm mất lòng.
Hãy cùng nhau lập kế hoạch chi tiết nhất có thể cho đám cưới của 2 bạn, từ tiệc đám hỏi, tiệc cưới, nghi lễ trong ngày cưới, tuần trăng mật,… chú ý những tiểu tiết nhỏ như thực đơn trong đám cưới, cách trang trí tiệc cưới, những tiết mục trong đám cưới, thiệp cưới,…



Bước 7: Chọn áo cưới

Việc chọn trang phục không phải đơn giản, đây là lúc cô dâu chú rể phải đắn đo thật kỹ để không bị chê quê, sến khi bạn bè, người quen xem album ảnh cưới của mình. Bạn nên cân nhắc đến việc trong ngày lễ, bạn sẽ mặc đồ gì: trang phục truyền thống hay hiện đại? Nên đặt may? Mua? Hay thuê? Tiệm nào uy tín? Xu hướng nào mới nhất? Bạn hợp với kiểu váy cưới nào? Trang phục cưới có phù hợp với lễ cưới của bạn hay không? Và một điều quan trọng nữa là việc lựa chọn áo cưới phải phù hợp với trang sức của bạn.



Bước 8: Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ

Hỏi ý kiến người có am hiểu để lựa chọn nhà dịch vụ tốt nhất cho mình, từ người thiết kế - trang trí trong đám cưới, thiết kế thiệp mời, thợ ảnh, thợ quay phim, thợ trang điểm, người cung cấp dịch vụ ăn uống, hoa tươi đến các dịch vụ giải trí khác.



Bước 9: Đăng ký

Cùng người bạn đời của mình tìm hiểu các thủ tục kết hôn theo quy định của pháp luật và dành thời gian để hoàn tất các thủ tục một cách hợp pháp



Bước 10: Rà soát lần cuối.
Kiểm tra lại lần cuối tất cả các kế hoạch mà bạn đã lập ra từ trước, từ lúc khởi đầu đến lúc kết thúc. Từ việc gửi thiệp mời (nhờ ít nhất 2 người để kiểm tra xem mình có mời thiếu ai hay không? Cách xưng hô trong thiệp đã chính xác chưa?) đến việc chọn quà cho khách mời, xác nhận lại sự tham gia của phụ dâu và phụ rể, người ngồi bàn nhận quà mừng. Chú ý không để lọt những chi tiết nhỏ, vì rất có thể nó lại ảnh hưởng đến ngày trọng đại của bạn.



Trên đây là 10 bước chuẩn bị cho đám cưới hoàn hảo mà Tâm sự ngày cưới gửi đến cho các bạn trẻ - những bạn đang trên con đường tiến tới cuộc sống hôn nhân, hi vọng sẽ phần nào giúp các bạn có bước chuẩn bị thật tốt cho ngày trọng đại của mình.




Để trở thành cô dâu và chú rể hoàn hảo, “người trong cuộc” đều cần những bước chuẩn bị cụ thể. Thường thì người ta nêu vấn đề và quan tâm tới cô dâu nhiều hơn, nhưng trong bài này chúng tôi xin nêu 7 bước đối với cả cô dâu và chú rể - 2 nhân vật chính của hội hôn.

Đối với cô dâu tương lai

1.Chọn nhà hàng ít nhất từ 6 tháng tới 9 tháng trước hôn lễ: Bạn đừng cho đây là sự lo xa, vì sự lo xa này hoàn hoàn không thừa. Các nhà tư vấn cưới hỏi cho rằng để không phải gặp sự cố “vắt chân lên cổ mà chạy” vì tới nhà hàng, khách sạn nào cũng bị từ chối vì đã hết chỗ, đôi tân hôn cần liên hệ với nhiều nhà hàng, xem xét thực đơn để chọn cho mình một nơi đặt tiệc hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện mọi mặt của mình nhất.

2. Chọn mẫu và in thiệp cưới đầy đủ: Nhiều đôi tân hôn đã sai lầm khi xem nhẹ vịêc này. Vấn đề ở chỗ là cần lập danh sách khách mời thật kỹ để tránh trường hợp sát ngày cưới mới “vắt chân lên cổ” chạy đôn chạy đáo để in thêm thiếp mời.

3. Không nên may trang phục cưới quá sớm: Thực tế cho thấy số đo của cô dâu tương lai có thể thay đổi trong những tháng sát hôn lễ. Vì vậy nếu cô dâu may trang phục cưới quá sớm rất dễ vừa mất công sửa chữa và áo sẽ mất đẹp. Các nhà tư vấn khuyên rằng: tốt nhất cô dâu nên chọn kiểu dáng trước cùng với việc chuẩn bị sẵn sàng chất liệu vải. Và chỉ nên may trang phục cưới trước khi lên xe hoa khoảng 1 tháng.
4. Chọn cách trang điểm phù hợp nhất: Các cô dâu không nên chủ quan khi quá trông cậy vào chuyên viên trang điểm. Các chuyên gia tư vấn khuyên rằng khi có thời gian rảnh rỗi, cô dâu tương lai nên tự trang điểm một vài kiểu, từ đó chọn ra cách trang điểm phù hợp nhất với mình dành cho ngày trọng đại của mình.5. Cần lập một quỹ riêng để phòng bội chi: Giống như làm nhà, tổ chức cưới thường bao giờ cũng có những khoản phát sinh. Vì vậy, đôi tân hôn phải chuẩn bị để luôn chắc chắn rằng mình có gần gấp đôi số tiền định chi trong ngày cưới. Và đôi tân hôn cần bỏ số tiền dư ấy vào một quỹ riêng để dự phòng.6. ăn ngủ điều độ để giữ sức khoẻ: Nếu cô dâu không muốn thường xuyên mệt mỏi, da khô, lên cơn đau dạ dày bất chợt hoặc nổi mụn đúng vào ngày cưới…thì nhất thiết cần tập một môn thể dục và ăn ngủ điều độ để đảm bảo sức khoẻ.7. Cần học thuộc quy trình và các bước của hôn lễ: Các nhà tư vấn khuyên cô dâu phải hỏi rõ ý bố mẹ đôi bên về quy trình làm lễ cưới. Đôi tân hôn cũng cần học thuộc điều đó để tránh bỡ ngỡ, vấp váp và lúng túng vào những thời điểm quan trọng nhất.

Đối với chàng rể tương lai.

1.Chuẩn bị để có một sức khoẻ mỹ mãn: Không phải ngẫu nhiên các nhà tư vấn đưa yêu cầu này lên đầu tiên. Hãy tưởng tượng cô dâu sẽ thất vọng thế nào nếu chú rể bị mất đi “đàn ông tính”. Không chỉ là sự chuẩn bị cho đêm tân hôn mà đôi khi trong những công việc có tính thủ tục nhất như dìu cô dâu đi chúc tụng hai họ, chụp ảnh, cảm ơn mọi người… nếu như không có sức khỏe chú rể chắc cũng…chịu. Các nhà tư vấn khuyên cả cô dâu chú rể cùng tập thể dục để giữ sức khoẻ cho “hai đứa mình”. Tuy nhiên, việc tập của chú rể là gần như bắt buộc.

2. Không tập uống rượu bằng mọi giá: Nếu tửu lượng khá chú rể có thể yên tâm một phần trong ngày vui. Còn tửu lượng kém thì cũng đừng nghe các “quân sư quạt mo” tư vấn không đúng, nếu họ khuyên chú rể phải tập uống rượu bằng mọi giá. Bởi vì tửu lượng phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và tạng người cũng như khả năng tiếp nhận của mỗi người. Đừng cố tập uống rượu nếu không lợi bất cập hại.

3. Đừng quá coi nhẹ trang phục cho mình: Nhiều chú rể đã tỏ ra không mấy quan tâm tới chuyện trang phục. Có chú rể tương lai còn bàng quan: “ Quan trọng là trang phục cô dâu chứ chú rể mặc thế nào mà chẳng được”. Hậu quả là cô dâu “mặt dài như cái bơm” vì thấy trang phục chú rể không tương xứng với mình và các tấm ảnh cưới vì thế cũng xấu đi, vì “ông chẳng bà chuộc”. Tốt nhất là chú rể nên bàn bạc với cô dâu để chuẩn bị đầy đủ trang phục cưới hài lòng nhất cho cả hai người.

4. Nên sử dụng một số loại thuốc bổ hợp lý: Có nhiều lọai thuốc bổ dành cho chú rể. Nên dùng các loại thuốc hoạt hoá hệ nội tiết và tăng hoạt động các cấu trúc thần kinh, tăng phản xạ, tăng cường các hoạt động sinh lý; hỗ trợ chức năng gan, phòng ngừa bệnh tim mạch, duy trì trạng thái hoạt động cao và chống mệt mỏi cơ bắp…Các loại rượu thuốc có ngâm cá ngựa, tằm đực, long nhãn, bìm bịp…cũng nên được chú rể sử dụng hợp lý.

5. Quan tâm tới hội hôn và MC (người dẫn chương trình): Cũng như cô dâu, chú rể không những không thể không học thuộc quy trình hôn lễ mà còn cần biết lường trước những phát sinh. Chẳng hạn phải biết MC là người như thế nào, có kinh nghiệm và có chuyên nghiệp không. Nếu không quan tâm tới điều này, chú rể sẽ là người phải “chữa cháy” trong nhiều trường hợp khó xử.

6. Cần luôn là người chủ động: Giống như vai trò trụ cột trong gia đình tương lai, trong ngày vui của mình chú rể cũng cần tập cho mình vai trò quyết định và xử lý những vấn đề quan trọng. Cần tự mình chuẩn bị đầy đủ để vừa thực hiện tốt vai trò của mình, vừa tránh những câu hỏi dành …cho vợ, kiểu như: “Em ơi, cái này làm thế nào?” hoặc “Em ơi, theo em thì nên thế nào?”…

7. Tăng cường khả năng bao quát công việc: Yêu cầu này đối với chú rể tương lai được các nhà tư vấn gọi là “khả năng bao sân”. Đây là đòi hỏi về sự chủ động, quyết đoán, năng động, nhanh nhậy và sự thông minh khi đưa ra các quyết định trong từng thời điểm cụ thể. Người ta không hy vọng những điều trên ở cô dâu mà chỉ có thể hy vọng ở chú rể vì “trời sinh ra đã như thế”. Để hoàn thành vai trò thiên định này, chú rể có thể tham khảo ý kiến của gia đình đôi bên, bạn bè thân thiết hoặc đặc biệt là ở các nhà tư vấn, tâm lý gia đình…
Không thể khoanh tay ngồi chờĐể trở thành cô dâu cũng như chú rể hoàn hảo, hoàn toàn không đơn giản. Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể làm được. Có rất nhiều sự cố, rất nhiều vấn đề phát sinh đang chực chờ đôi tân hôn trong ngày cưới. Chuẩn bị cho nó mọi mặt một cách tốt nhất, đặc biệt là về các trạng thái tâm lý và sức khoẻ, chắc chắn cô dâu chú rể sẽ có được ngày vui trọn vẹn.Vấn đề là ở chỗ “muốn có gì phải có gì”. Các đôi tân hôn sẽ không thể có mọi thứ như ý nếu cứ chỉ khoanh tay ngồi chờ…

Chuẩn bị cho ngày cưới

Lễ cưới chỉ có một ngày, nhưng ảnh hưởng tới cả đời người. Việc chuẩn bị của bạn cũng phải kéo dài hàng tháng. Chúng tôi sẽ cho bạn một số lời khuyên để có một lễ cưới hoàn hảo. Hãy cùng người ấy lên kế hoach chi tiết:
1. Cùng đưa ra danh sách khách mời

Một buổi tiệc sẽ như thế nào nếu không có khách? Bạn luôn nhớ rằng rất nhiều người khách của bạn có vợ (chồng) hoặc người đặc biệt bên cạnh họ và bạn phải tính là hai người. Và tất nhiên mời càng nhiều khách thì chi phí đám cưới của bạn càng cao, vì thế bạn nên cân nhắc cho kỹ khi lập danh sách khách mời.

Lời khuyên cho kế hoạch thông minh là bạn nên chia ra hai cấp danh sách khách mời:

Danh sách A là cần thiết phải mời

Danh sách B là muốn mời thêm

Trước tiên bạn mời danh sách A trước, bạn nhớ nên làm sớm chuyện này. Sau đó nếu danh sách A có người không thể đi được thì bạn mời danh sách B, như vậy họ sẽ không cảm thấy là mình bị lãng quên.

2. Ngân sách của bạn:

Sự thật là tất cả các đám cưới đều rất tốn kém, và để xác định được chi phí thực sự của một đám cưới là rất khó. Để tránh lãng phí bạn nên tính toán một cách nghiêm túc! Trước khi tính toán chi tiết, bạn phải vạch ra được thứ tự ưu tiên của công việc chuẩn bị cho đám cưới. Khi bạn xác định được những thứ tự ưu tiên thì bạn sẽ dễ dàng tính chi phí hơn cho đám cưới của mình.

3. Quyển sổ lập kế hoạch:

Trong quyển sổ lập kế hoạch, bạn cần:

- Sơ lược những thông tin mà bạn thu thập được (địa chỉ các dịch vụ, giá tham khảo...)

- Danh sách khách mời

- Chọn người có thể làm phụ dâu, phụ rể , những người tiếp khách,...

- Các cách làm đẹp trước ngày cưới và trong ngày cưới (áo cưới cô dâu, trang phục chú rể, trang điểm,...)

- Các lễ nghi trong đám cưới

- Thực đơn trong tiệc cưới

- Hoa và phong cách trang trí trong ngày cưới

- Quà tặng

- Nhạc

- Các vấn đề có liên quan đến quay phim và chụp hình

- Phương tiện đi lại trong ngày cưới (thuê mướn ở đâu, chi phí là bao nhiêu?)

- Đưa ra những điều cần làm và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên

- Ước lượng trước những khoản tiền phải trả cho từng kế hoạch để từ đó điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của mình.

4. Chọn ngày:

Quyết định thời gian nào trong năm bạn muốn cưới và nên chọn hai ngày khác nhau - điều đó rất quan trọng, nếu một ngày bạn chọn không sẵn sàng cho những dự định của mình thì bạn đành phải phải chọn ngày còn lại. Bạn cũng đừng quên kiểm tra xem ngày được chọn đó có trùng vô ngày nghỉ lễ hoặc ngày đại hội lớn nào không, những ngày đó sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi giao thông hoặc là bạn phải trả chi phí nhiều hơn cho nhà hàng và dịch vụ.

5. Địa điểm cưới:

Bạn nên chọn địa điểm cưới sao cho mọi người dễ tìm, nếu có thể bạn nên in rõ bản đồ đường tới địa điểm tổ chức cưới của bạn kèm theo thiệp mời.

6. Chọn tiệc cưới:

Nhờ bạn bè thân hoặc gia đình bạn là người chỉ dẫn chỗ cho khách mời trong tiệc cưới. Để bớt lo lắng, bạn nên giao nhiệm vụ cho từng người thân hoặc bạn bè những công việc cần thiết để có thể giải quyết kịp thời mọi tình huống trong buổi tiệc.

7. Đi mua sắm

Mời bạn tham khảo những mẫu áo cưới và đồ dùng phụ trang trong phần "mua sắm" của chúng tôi để bạn có thêm ý tưởng chọn cho mình những bộ trang phục cưới hợp với mình trong ngày cưới. Sau đó bạn có thể thuê hoặc đặt may theo mẫu ở những dịch vụ gần nhất. Xin nhắc bạn trang phục cưới sẽ được giao sau một khoảng thời gian nhất định, vì vậy bạn nên luyện tập để giữ một thân hình vừa vặn với mẫu áo mình đã chọn.

8. Đặt những thứ căn bản trước : tiệc cưới, làm lễ, chụp hình, hoa, bánh cưới,...

9. Lập ngày đăng ký kết hôn.

Từng mệt nhoài và căng thẳng cực độ khi phải tự mình lo lắng cho đám cưới của cả hai vợ chồng, đến giờ này khi nghĩ lại Hồng Anh vẫn cảm thấy sợ. Tuy vậy, cô gái gốc Hải Phòng cho biết, cô cảm thấy quãng thời gian hơn nửa năm cùng chồng chuẩn bị đám cưới đã giúp hai vợ chồng cô hiểu nhau hơn và bớt bỡ ngỡ khi bước vào những ngày đầu của hôn nhân.

Chỉ lựa chọn mời những người bạn thân để chắc chắn họ sẽ đến lễ cưới. Ảnh: GWS.

Chỉ lựa chọn mời những người bạn thân để chắc chắn họ sẽ đến lễ cưới. Ảnh: GWS.

Hồng Anh chia sẻ, gia đình cô ở Hải Phòng, trong khi đó bạn trai lại ở Hà Nội nên việc chuẩn bị đám cưới phải thực hiện ở cả hai nơi. Do Hồng Anh làm việc ở Hà Nội nên cả hai quyết định sẽ tổ chức đám cưới chung cho cả nhà trai và nhà gái, còn ở quê nhà thì giao toàn bộ phần chuẩn bị cho bố mẹ cô.

Vào mùa cưới, chuyện đặt được phòng thật vô cùng khó khăn, rất may mắn là Hồng Anh đã tìm hiểu trước, hai vợ chồng lại dự định kết hôn từ sớm nên sau khi thống nhất ngày cưới với hai bên gia đình, cô cùng chồng lập tức bắt tay vào tìm địa điểm cưới. Thời gian đặt phòng theo cô tốt nhất là từ trước khi cưới khoảng 7 - 8 tháng nếu muốn có chỗ ưng ý.

Việc chụp ảnh cưới, chọn địa điểm tổ chức nên được chuẩn bị từ trước khi cưới vài tháng.

Việc chụp ảnh cưới, chọn địa điểm tổ chức nên được chuẩn bị từ trước khi cưới vài tháng. Ảnh: GWS.

Để không bị thừa cỗ, hai vợ chồng Hồng Anh lên danh sách những người bạn thân để mời ăn tiệc, còn những bạn sơ sơ thì gửi thiệp báo hỷ để không ai trách móc được gì. Các phần trang trí phòng cưới, phông màn, hòm đựng tiền mừng... Hồng Anh bàn bạc trực tiếp với nhà hàng nơi đặt tiệc và giao trọn gói cho họ. Như vậy sẽ bớt được một khoản lo lắng đáng kể.

Việc dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị phòng tân hôn, sửa sang được thực hiện đan xen vào các dịp nghỉ cuối tuần. Hai vợ chồng cô rong ruổi đi chọn đồ cho phòng cưới, cùng nhau xem xét và đưa ra quyết định. Hồng Anh liệt kê đầy đủ các thứ cần mua như giường, đệm, chăn, ga gối, màn, tủ quần áo, bàn phấn, tivi, thậm chí cả khăn tắm, khăn mặt, đồ dùng trong nhà vệ sinh... nên khi cưới xong, cả hai vợ chồng ở thấy rất thoải mái, tiện lợi. Riêng khoản bàn thờ gia tiên khi cô dâu về, hai vợ chồng nhờ bố mẹ lo giúp.

Thiệp cưới được in xong trước ngày cưới một tháng và được nhà trai mang xuống nhà gái vào ngày ăn hỏi (nhà trai chịu trách nhiệm in thiệp cho cả hai nhà). Váy cưới và áo vest cho chú rể cũng rất đơn giản, hai vợ chồng Hồng Anh chọn đi thuê, vừa hợp với túi tiền lại vừa chọn được những kiểu ưng ý.

Cô dâu, chú rể nên thư giãn khi ngày trọng đại đang đến gần.

Cô dâu, chú rể nên thư giãn khi ngày trọng đại đang đến gần. Ảnh: GWS.

Khi ngày cưới chỉ còn vài ngày, các cô dâu chú rể nên kiểm tra lại lần cuối số khách mời, thống nhất số mâm đặt trước từ 3-5 ngày. Ngoài ra, cần chuẩn bị đồ ngọt để đón khách đến chúc mừng sớm, và cho khách nhà gái đi đưa dâu. Cô dâu, chú rể cũng dành chút thời gian bận rộn để đi thử áo cưới, váy cưới lần cuối để xem có vừa vặn không vì quá trình chuẩn bị bận rộn nhiều cô dâu sẽ bị sụt cân, có thể sẽ không vừa chiếc váy đã thử trước đó.

Để ngày cưới diễn ra trọn vẹn, suôn sẻ và vui vẻ, cô dâu và chú rể cần dẹp bỏ mọi lo lắng mình phải gánh vác trong nhiều tháng trước đó, tận hưởng những giây phút được về bên nhau.


Làm thế nào để có một đám cưới đáng nhớ và tiết kiệm, đồng thời hạn chế tối thiểu những sai sót? Bài viết này hi vọng sẽ giúp các bạn đang đứng trước bước ngoặt quan trọng của cuộc đời sẽ có một kế hoạch hoàn hảo cho ngày trọng đại của mình

Trước tiên, hãy chuẩn bị cho mình:
- Một cuốn sổ tay
- Số tiền hiện có để biết cần bắt đầu từ đâu.
- Tinh thần thư thái

Bước 1:
Bạn cần phải viết ra những ý tưởng của mình về  phong cách đám cưới: sang tròng, lãng mạn hay thật giản dị và một vài ngày" đẹp" để phòng khi có sự thay đổi.

Bước 2:
Bạn nên xác định địa điểm tổ chức lễ cưới và tiệc cưới. Nếu tại gia đình thì cần bố trí dọn dẹp và trang trí, nếu tại khách sạn bạn nên chọn một vài địa điểm tổ chức cưới trong phạm vi tài chính cho phép và để so sánh. Đồng thời, bạn chủ động mua những thứ khác như thiếp mời, nhẫn cưới...

Bước 3:
Ảnh cưới và trang phục ngày cưới là yếu tố rất quan trọng. Bạn và người bạn đời nên ngồi chia sẻ những sở thích về thời trang và lên lịch chụp hình để lưu lại khoảnh khắc hạnh phúc nhất. Bước này bạn nên tìm hiểu thông tin về những địa chỉ ảnh viện uy tín để được sử dụng những dịch vụ trọn gói tốt nhất

Bước 4:

Nếu lễ ăn hỏi được tổ chức gần kề với ngày cưới thì bạn nên nhờ bạn bè hoặc thuê trọn gói đội bê tráp tại nơi cung cấp đồ lễ ăn hỏi ngay từ trước đó. Phần lễ ăn hỏi thì các bậc phụ huynh sẽ là người giúp bạn nhiều nhất, hãy tham khảo ý nguyện của gia đình cô dâu sao cho môn đăng hộ đối, đẹp mặt họ hàng .

Bước 5:

Lên danh sách khách mời. Tùy theo ngân sách, bạn nên cùng bố mẹ và cô dâu ngồi bàn bạc để lên danh sách khách mời sao cho thật chu đáo và hợp lý

Bước 6:
Bạn có thể nghĩ tới việc tạo một website hay blog để thông báo thời gian, địa điểm tổ chức đám cưới, thông tin cá nhân của vợ chồng bạn, những bức ảnh cưới...

Bước 7:

Không gian sinh sống của vợ chồng bạn là yếu tố quan trọng nhất. Hãy dành nhiều thời gian cho việc này. Nếu đã có nhà bạn hãy nhờ tư vấn để thiết kế không gian gia đình theo sở thích của vợ chồng bạn. Với những bạn đang phải thuê nhà thì cần nhanh chóng tìm thuê một ngôi nhà diện tích phù hợp với điều kiện kinh tế và thoải mái cho sinh hoạt của 2 bạn. Bạn có thể đặt cọc tiện nhà trước và mua những nội thất, vật dụng gia đình.... chỉ chờ tới ngày trọng đại là rước nàng về dinh.

Bước 8:

Các lễ nghi trong đám cưới: bạn nên sắp đặt và lên kịch bản từ trước, nhớ tham khảo người lớn những phong tục kiêng kỵ mà bạn và cô dâu nên tránh. Lúc này 2 bạn cần nhất là một phù dâu, phù rể luôn song hành cùng 2 bạn trong lễ cưới và lo toan cho 2 bạn những thiếu sót.

Bước 9:

Hãy tham khảo các thông tin về cưới hỏi và giới tính tại các website cưới hỏi để cuộc sống vợ chồng thêm hạnh phúc.

Chúc các bạn có một đám cưới thật hoàn hảo và hạnh phúc.

Trước khi chụp ảnh cưới, bạn cần tìm hiểu kỹ về nơi sẽ chụp cho mình, cụ thể như giá cả, các dịch vụ kèm theo như trang điểm, làm tóc, trang phục, hoa tươi, chi phí đi lại nếu chụp ngoại cảnh, số lượng ảnh và cả quyền sử dụng ảnh gốc. Tất cả những dịch vụ này cần thống nhất với nhân viên của cửa hàng chụp ảnh bằng văn bản, tránh sau này khi có trục trặc sẽ không khiếu nại được.

Không hẳn những cửa hàng lớn, có thương hiệu, giá cả cao đã có cung cách phục vụ và chất lượng tốt hơn những cửa hàng nhỏ. Ví dụ như bản thân tôi, riêng chi phí chụp ảnh cưới và làm album là gần 8 triệu đồng nhưng thật sự không thấy hài lòng. Khi chụp, kiểu ảnh không đẹp mà thợ ảnh vẫn lấy luôn và sau này khi cho vào album cũng không chỉnh sửa lại. Khi làm ảnh đặt tại nhà hàng cũng không ghi tên cô dâu, chú rể và ngày cưới vào, mặc dù tôi đã dặn trước. Khi tôi phản ứng lại thì họ bảo do không có ghi vào biên nhận nên không làm. Chi phí sửa lại vừa tốn kém, vừa mất thời gian.

Ảnh: IM.

Ảnh: IM.

Còn album cưới thì cần kiểm tra chất lượng của bìa album. Như tôi vừa nhận album xong, về nhà xem được vài lượt thì bìa da bị rách do lưng album làm không thẳng, khi lật sang trang bị cấn rách.

Về phần đặt thiệp, trước khi đến nơi đặt in, bạn cần ghi sẵn chi tiết ở nhà trước khi mang đến, kiểm tra kỹ tất cả các thông tin, đặc biệt là nếu bạn đặt thiệp cho cả nhà trai lẫn nhà gái thì cần lưu ý kỹ ngày tháng vì hai nơi ngày sẽ khác nhau.


(ST).



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
neu chon vay cuoi thi phai chon loaj nao
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Áo cưới màu gì đẹp nhất
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý