Mụn cóc là loại bệnh lành tính tuy nhiên nó có khả năng lây lan nên ngay từ khi phát hiện cần điều trị sớm. Chúng ta cùng tham khảo cách trị mụn cóc an toàn và dứt điểm nhé!
Có rất nhiều phương pháp điều trị mụn cóc, nhưng ở bài viết này chúng tôi xin chia sẻ các phương pháp chữa mụn cóc bằng các bài thuốc dân gian. Đây đều là các vị thuốc dễ kiếm và cách làm rất đơn giản, có thể làm ngay tại nhà. Trong dân gian lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm chữa trị mụn cơm, mụn cóc.
Các phương pháp này đều dùng các loại cây, củ có sẵn trong tự nhiên nên rất an toàn. Với các phương pháp này cũng cần phải kiên trì điều trị đều đặn mới đạt kết quả tốt. Tía tô trị mụn cơm, mụn cóc Chỉ cần vò nát (hoặc giã nát) lá và cuộng tía tô, đắp lên mụn cóc. Có thể dùng vải để quấn chặt hoặc dùng băng dính cố định chỗ đắp.
Hiệu quả nhất là làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh nước hoặc các hoạt động làm xô lệch chỗ đắp. Làm liên tục như vậy trong vài tuần, bạn sẽ thấy các mụn cóc se nhỏ lại. Đặc biệt phải chú ý đắp đúng vào mụn cái miệng mụn sẽ dần se lại, teo nhỏ rồi mất hẳn. Mụn cái chính mất đi, các mụn con xung quanh một thời gian sau cũng tự nhiên biến mất.
Tỏi trị mụn cóc Tỏi được chứng minh là rất hữu dụng trong trị mụn cóc Hàng ngày các bạn lấy 1 nhánh tỏi tươi, cắt ra và trà đi trà lại trên mụn cóc đó sao cho nước tỏi ngấm vào mụn càng nhiều càng nhanh khỏi, hoặc có thể đắp lên trên nhưng không quá 10 phút , vì tỏi tính nóng có thể làm cho tay bạn bị dộp lên. Tránh tiếp xúc với nước và hàng ngày cứ lúc nào rảnh bạn dùng trà như vậy 1 đến 2 lần trong ngày!
Dùng trái cây trị mụn cóc Đắp vỏ chuối lên mụn cóc, hướng mặt trong của vỏ chuối vào da. Có một loại hóa chất trong vỏ trái chuối có thể làm mụn cóc tiêu đi từ từ. Bạn có thể dùng chanh để thay thế cho chuối. Các bước thực hiện hoàn toàn tương tự.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng trái đu đủ để làm tiêu mụn cóc. Trong đu đủ có một chất enzym có tác dụng tiêu hủy các tế bào chết. Cắt những vết cắt cạn trên vỏ một trái đu đủ xanh, chất nhựa trắng sẽ chảy ra từ vỏ trái đu đủ. Pha một chút nước với chất nhựa này và bôi lên mụn cóc hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối.
Đu đủ xanh giúp chữa mụn cóc hiệu quả Dùng nước nóng Mụn cóc rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Mỗi ngày dành 15 phút để ngâm mụn cóc trong nước nóng (nên chọn nhiệt độ nóng nhất mà bạn có thể chịu đựng). Để tăng thêm hiệu quả, pha thêm một phần giấm ăn vào 4 phần nước nóng.
Dùng cây nha đam Nha đam cũng là một cây tốt loại trừ mụn cóc Bẻ một lá cây nha đam, nặn vài giọt chất nhựa trong suốt từ lá cây nha đam, bôi lên chỗ mụn cóc. Làm thường xuyên mỗi ngày. Chất axit malic có trong nhựa cây nha đam có tác dụng làm “mài mòn” mụn cóc. Dùng cây húng quế Đâm nhuyễn lá cây húng quế, pha thêm ít nước đắp lên mụn cóc.
Trong lá cây húng quế chứa những hợp chất diệt virus. Thay mới khi chỗ lá cây húng quế khô, thực hiện liên tục trong vòng một tuần. Chữa mụn cóc bằng cây sống đời, rễ củ xu hào Rễ xu hào 30g, cây sống đời( cây răng ngựa, cây trường thọ) 30g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
Có tác dụng chữa trị: Mụn bẹt, mụn bẹt thường gọi là mụn cóc bẹt, thường hay mọc ở mặt, mu bàn tay, phía trước cánh tay, thường những người ở tuổi thanh niên, là những mẩn mụn bẹt bằng hạt vừng to hoặc bằng đầu kim, nổi trên mặt da, có màu nâu nhạt, xám hoặc như màu da, mọc rải rác hoặc mọc thành vệt( điều trị bài thuốc này sau 1 tuần sẽ hết).
Nếu điều trị tại nhà không khỏi hoặc nếu mụn cóc ở trên mặt hoặc miệng gây khó chịu và lo lắng thì bạn nên đến bác sĩ để khám.
Mụn cóc là một bệnh hay gặp ở lứa tuổi trẻ, từ 15-30 tuổi, do một loại virut HPV gây nên. Vị trí hay gặp ở 1/2 trước bàn chân. Thương tổn là những sẩn màu vàng đục, hoặc màu da nhỏ bằng hạt vừng, hạt đậu xanh, phát triển to dần tới 5mm đường kính. Thương tổn lúc này nổi cao sần sùi màu xám bẩn đôi khi có vết nứt trên bề mặt, đi lại rất đau.
Người bệnh thường lấy dao cắt phần chóp để dễ đi lại nhưng vài ngày sau thương tổn lại mọc dày lên như cũ và xuất hiện thêm thương tổn mới, đôi khi thành đám như khảm trai. Bệnh dễ lây cho người khác và lan ra xung quanh.
Cũng giống như mụn cóc thông thường, trong điều trị mụn cóc bàn chân có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
Phương pháp hóa chất: dùng dung dịch axit chấm vào mụn cóc làm phá hủy tổ chức bệnh. Thị trường hiện nay có chế phẩm duofilm dùng rất tốt, chỉ định cho mụn cóc ở tay, chân, bôi từ 9-12 tuần dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa, không bôi thuốc lên vùng da lành.
Phương pháp đốt lạnh: dùng tuyết carbon hoặc nitơ lỏng phun lên mụn cóc gây bỏng tại chỗ. Phương pháp này rất an toàn và hiệu quả, nhưng đòi hỏi phải có hóa chất và dụng cụ chuyên dụng.
Phương pháp đốt nhiệt: đốt điện hoặc đốt laser hiện nay đang được áp dụng ở nhiều nơi, giải quyết nhanh, ít tái phát, hiệu quả và an toàn cao. Đốt rộng ra xung quanh thương tổn 0,2cm thì hầu như không có tái phát. Đây là phương pháp ưu việt nhất đối với mụn cóc lòng bàn chân.
Cách điều trị bằng thuốc tây:
Acid salicylic với nồng độ từ 5 - 40% cùng với các hoạt chất khác nhau như cream, chất màu, keo, gôm hoặc dung dịch carboxycellulose. Bôi tại chỗ, có thể cho bệnh nhân tự bôi tại nhà có tác dụng bong lớp sừng. Tỷ lệ khỏi 70 - 80%.
Lưu ý không dùng bôi mụn ruồi, bớt sắc tố, không bôi lên niêm mạc và sùi mào gà. Thận trọng với bệnh nhân đái tháo đường, suy tuần hoàn, không bôi lên da lành, tránh thuốc dây vào mắt, nếu không may vào mắt phải rửa nước trong 15 phút và đến bác sĩ chuyên khoa mắt điều trị tiếp.
Cantharidin (verr-Canth) có tác dụng hoại tử thượng bì và hình thành mụn nước. Thuốc do bác sĩ chuyên khoa da liễu sử dụng, thời gian dùng thuốc từ 3 - 4 tuần. Không bôi gần mắt, niêm mạc, sinh dục và da lành.
Acid dibutyl squaric /diphencyclopropenone làm tăng nhạy cảm tại chỗ và hình thành viêm da tiếp xúc dị ứng. Bôi đến khi có phản ứng xảy ra, thường từ 1 - 2 tuần.
Acid trichloacetic (Tri-Chlor) với nồng độ 80% gây hoại tử tổ chức. Bôi 4 lần/1 tuần cho đến khi khỏi mụn cóc. Không bôi lên mụn ruồi, bớt sắc tố, vùng tóc, mặt, niêm mạc, sinh dục. Thận trọng tránh để lại sẹo.
Podophyllin (Podocon-25) là loại nhựa cây có chứa nhiều hợp chất gây độc tế bào được dùng trong điều trị mụn cóc sinh dục. Đây là thuốc bôi sùi mào gà tốt nhất.
Bôi thuốc lên tổn thương sau 6 giờ rửa sạch, bôi 4 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp và nhắc lại sau 4 tuần. Thận trọng khi dùng vì thuốc có thể gây nôn mửa, sốt, lẫn lộn, hôn mê, tắc ruột, suy thận..., không bôi diện rộng, không dùng cho phụ nữ có thai.
Axít aminolevoulinic (ALA) làm tăng nhạy cảm ánh nắng phối hợp với ánh sáng xanh trong điều trị mụn cóc rất thành công.
Những thuốc tiêm trong thương tổn
- Liệu pháp tiêm chất miễn dịch vào trong thương tổn: Tiêm test kháng nguyên candida, quai bị hoặc nấm Trichophyton vào thương tổn thấy tỷ lệ khỏi bệnh là 74%.
Bleomycin là hóa chất ức chế tổng hợp AND trong tế bào và virut, tác dụng trên cả tổ chức nhiễm virus HPV, làm biến đổi mao mạch tạo nên hoại tử thượng bì rất tốt cho điều trị mụn cóc kháng trị. Tỷ lệ khỏi bệnh trong khoảng từ 33 - 92%. Thận trọng: thuốc có thể gây nổi mày đay, tím đầu chi, hoại tử đầu chi, phản ứng đặc ứng tương tự như sốc phản vệ nên phải theo dõi chặt chẽ sau khi tiêm.
Interferon-alfa 2a và interferon-alfa 2b là loại cytokine có tác dụng kháng virut, kháng khuẩn, kháng ung thư. Tiêm vào trong thương tổn có tác dụng tốt hơn nhiều so với đường toàn thân. Tỷ lệ khỏi đã được thông báo là 36 - 63%.
Thuốc dùng tiêm và uống toàn thân
Cimetidine (Tagamet) là thuốc kháng thụ thể H2 histamin dùng trong điều trị loét dạ dày, với liều cao có tác dụng điều chỉnh miễn dịch, được dùng điều trị mụn cóc, tuy nhiên kết quả chưa cao.
Thuốc có thể gây thiếu máu, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, làm tăng nồng độ nhiều loại thuốc trong máu, không nên dùng kết hợp với các thuốc: theophylin, wafarin, phenytoin, quinidin, propranolol metronidazole, procainamide và lidocain.
Retinoid còn được gọi là vitamin A acid có tác dụng làm mất khả năng tạo sừng của mụn cóc, làm giảm đau. Retinoid cũng có tác dụng làm giảm số lượng tổn thương mụn cóc trong bệnh nhân ghép thận.
Thận trọng: thuốc có phản ứng khô da, viêm môi, nhạy cảm ánh nắng, rụng tóc, viêm ruột, nếu thấy đi ngoài ra máu, đau bụng, tiêu chảy phải ngừng thuốc ngay. Không dùng cho phụ nữ có thai và trong độ tuổi sinh đẻ.
Cidofovir tiêm tĩnh mạch áp dụng điều trị mụn cóc kháng trị. Thận trọng khi dùng vì có nguy cơ nhiễm độc thận.
Phương pháp phẫu thuật
Đốt lạnh: Nitơ lỏng (-196oC) là phương pháp hiệu quả nhất của phẫu thuật lạnh. Phun lên thương tổn, phủ ra xung quanh mụn cóc 1 -2mm, nhắc lại sau 2 - 4 tuần, trong vòng 3 tháng. Theo dõi cẩn thận tránh để lại sẹo, đặc biệt đối với hạt cơm phẳng.
Laser: Đây là phương pháp điều trị đắt tiền, áp dụng với các mụn cóc to, kháng trị, mụn cóc sinh dục, mụn cóc lòng bàn chân, bàn tay, quanh móng, dưới móng. Sử dụng laser CO2 và laser Nd:YAG là thông dụng nhất. Đối với phẫu thuật viên laser phải thận trọng vì virus HPV có thể theo khói vào phổi gây u nhú ở phổi.
Đốt điện kết hợp với thìa nạo có hiệu quả hơn đốt lạnh, nhưng đau và dễ để lại sẹo.
Phẫu thuật cắt bỏ: Phương pháp này hiện nay các nước đã bỏ vì nguy cơ để lại sẹo và tái phát rất cao.
Chữa mụn cóc bằng phương pháp dân gian
Mụn cóc xuất hiện không phải do chạm phải da con cóc như một số người vẫn tưởng, mà những tổn thương sần sùi như da cóc này thực chất là do virus gây ra, vì vậy có thể lây.
Mụn cóc, còn gọi là mụn cơm, là chứng bệnh ngoài da khá thường gặp, tuy là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm nhưng lại khiến bạn phiền lòng vì làm giảm tính thẩm mỹ rất nhiều.
Mụn cóc xuất hiện không phải do chạm phải da con cóc như một số người vẫn tưởng, mà những tổn thương sần sùi như da cóc này thực chất là do virus gây ra, vì vậy có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp (dùng chung đồ dùng, quần áo, nhất là trong tình trạng ẩm ướt).
Mụn cóc cũng lan từ vùng da này sang vùng da khác ở cùng bệnh nhân nếu có tình trạng sây sát, khiến dịch chứa virus chạm phải phần da lành (chẳng hạn một người đàn ông có mụn cóc ở mặt khi cạo râu nếu không may cạo phải mụn cóc thì có thể khiến virus lan ra các vùng khác trên mặt). Một số trường hợp mụn cóc có thể tự khỏi, nhưng không nhiều. Vì thế tốt nhất là điều trị sớm vì để càng lâu, mụn cóc lan ra càng nhiều.
Y học hiện đại chữa mụn cóc bằng nhiều cách như cắt bỏ, đốt điện hoặc đốt bằng laser, chấm thuốc (như Duofilm, Collomack, Tretinoin, chấm axit Trichloracetic, chấm thuốc tím đậm đặc, chấm nitơ lỏng...). Tuy nhiên, các phương pháp điều trị không phải lúc nào cũng chữa được triệt để, cũng như không loại trừ được khả năng tái phát.
Dân gian có một số cách chữa mụn cóc khá hiệu quả dưới đây:
Dùng lá tía tô vò nát cho ra nước để bôi thường xuyên hoặc tốt hơn là đắp lên mụn cóc, cố định bằng băng dính. Làm nhiều lần liên tục như vậy, bệnh sẽ khỏi sau vài tuần. Trong nhiều trường hợp, khi “tiêu diệt” được cái mụn cóc “mẹ”, các mụn con cũng tự biến mất.
Lấy nhựa sung bôi thường xuyên lên mụn cóc một thời gian sẽ khỏi.
Lấy nhựa quả đu đủ non bôi lên các nốt mụn cóc, làm nhiều lần trong ngày, cho đến khi khỏi.
Lột vỏ quả chuối xanh, xát mặt trong vào những nốt mụn cóc, ngày hai lần, sau đó không rửa nhựa chuối đi mà để nguyên như vậy, đến lần sau mới rửa rồi xát tiếp. Mụn sẽ bong ra sau khoảng một tuần.
Bôi nhựa lô hội lên mụn cóc nhiều lần trong ngày.
Đắp lá húng quế giã nhuyễn lên các nốt mụn cóc, thay mới khi miếng đắp đã khô.
Những người bị mụn cóc cần lau khô da sau khi tắm rửa hay bị ướt mưa, vì ẩm ướt là điều kiện để mụn cóc phát triển. Nếu không may làm xước nốt mụn cóc nào, cần “khoanh vùng” nó và lau khô ngay để virus không lan ra xung quanh. Nếu chữa trị bằng các cách dân gian không hiệu quả, bạn nên đến bác sĩ.