Không ít bà mẹ than phiền về tình trạng còi cọc của bé mặc dù họ đã bỏ công chăm chút rất kỹ từ chế độ ăn tới cách chăm sóc hàng ngày.
1. Bé biếng ăn
Khi nuôi con, bà mẹ nào chẳng mong con “hay ăn chóng lớn”, ít ốm đau. Nhưng bạn hãy lưu ý, biểu đồ tăng cân không phải lúc nào cũng đi lên liên tục, có những giai đoạn bé tăng cân nhanh, sau đó chậm dần rồi chững lại. Từ 5 tháng tuổi trở đi, bé biếng ăn thường do chế độ ăn dặm không đúng cách. Lúc đó, bé bắt đầu mọc răng nên dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng. Vào giai đoạn cai sữa, trẻ chưa thích ứng được các thức ăn khác ngoài sữa. Cũng cần xem lại bạn có quá gò ép, bắt con phải theo chế độ ăn bé không thích.
2. Rối loạn tiêu hóa
Nếu bé mắc những chứng bệnh đường ruột như tiêu chảy, viêm ruột cấp hoặc kinh niên cũng dễ gây biếng ăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng. Chứng rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng nhiều đến quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, làm cơ thể kém hấp thụ, vì vậy cho dù bạn “nhồi nhét” nhiều nhưng bé vẫn không lên cân. Ngoài ra, trường hợp bé bị tưa miệng, nhiệt hoặc viêm họng, nuốt khó khăn sẽ khiến bé ngại ăn, lâu dần trở thành thói quen biếng ăn.
3. Mắc nhiễm trùng
Khi bị mắc những bệnh nhiễm trùng tai-mũi-họng, viêm gan, viêm phổi… bé thường biếng ăn, lâu dần gây sút cân. Bạn cần chú ý đến giai đoạn hồi phục sau khi bé mắc bệnh. Do bồi dưỡng sau khi ốm không đúng phương pháp, cơ thể đã suy nhược sẵn, hệ tiêu hóa chưa ổn định (do uống nhiều kháng sinh, hệ vi khuẩn đường ruột bị ảnh hưởng) nên càng khó hấp thu thức ăn, trẻ càng biếng ăn, càng gầy ốm và chậm tăng cân. Bạn cũng cần đề phòng đến bệnh nhiễm giun, sán, đây cũng làm mầm mống khiến bé suy nhược, biếng ăn.
4. Ăn uống không đúng cách
Nguyên nhân ăn uống không đúng cách thường gặp ở những trẻ nhỏ. Thời điểm ăn dặm lý tưởng cho trẻ vào khoảng từ 4 - 6 tháng tuổi. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm khiến bé không tận dụng được sữa mẹ đồng thời dễ gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Chính vì thiếu dầu mỡ trong thức ăn dặm nên bột của bé nghèo năng lượng. Nếu chỉ lấy nước rau quấy bột mà không dùng xác rau, sẽ thiếu đi tiền sinh tố A (có trong lá rau, đậu) dẫn đến khô loét giác mạc. Một sai lầm khác thường gặp là các bà mẹ cho rằng nước thịt, nước hầm xương là đủ bổ, không cho trẻ ăn xác thịt, cá... trong khi các loại nước này hầu như không chứa đạm. Trẻ biếng ăn thường được khuyên là dứt sữa để ăn khá hơn, thật sai lầm vì tình trạng suy dinh dưỡng càng trầm trọng hơn do bé vẫn biếng ăn lại bị mất đi 300 - 400ml sữa mỗi ngày.
Box 1: Khi thấy bé có triệu chứng rụng tóc, ra mồ hôi nhiều, quấy khóc về đêm bạn cần nghĩ ngay đến bệnh còi xương. Bệnh này có biểu hiện chán ăn. Người ta cũng kể đến nguyên nhân khác gây biếng ăn là do cơ thể thiếu các vitamin A, B, C và đôi khi do thiếu sắt. Ngược lại, nếu bé được cho uống vitamin D bừa bãi, có thể gây ra hiện tượng biếng ăn do thừa loại vitamin này.
Box 2: Người ta thấy rằng các bé bị đau lợi khi mọc răng, trong người bứt rứt, khó chịu, khi mút bú thì đau nên rất sợ ăn. Hoặc khi ốm, bé bị uống thuốc đắng, khó nuốt… Thái độ bắt ép, hăm dọa, thiếu kiên nhẫn sẽ làm cho trẻ phản ứng lại, không chịu ăn uống.
Các mẹ có thể khắc phục ngay tình trạng tăng cân chậm bằng những điều chỉnh trong bữa ăn hàng ngày của bé.
Các mẹ thường hay lo lắng vì thấy bé tăng cân chậm. Dù bé chậm tăng cân do nguyên nhân nào thì cũng có hệ quả là bé bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao và trí thông minh của bé.
Các mẹ có thể khắc phục ngay tình trạng tăng cân chậm bằng những điều chỉnh trong bữa ăn hàng ngày của bé.
Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé. Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ. Không nên hạn chế lượng dầu, mỡ trong hai năm đầu đời phát triển của bé.
Tăng bữa ăn hàng ngày cho bé. Có thể cho bé ăng ngày ăn 5 - 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho bé ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Cho trẻ ăn thêm bữa phụ. Ví dụ sau khi ăn bữa chính, nếu thấy bé ăn ít, có thể cho bé uống sữa, ăn chuối để bù đủ lượng năng lượng. Điều đó giúp bé ăn ngon miệng hơn là ép bé ăn hết khẩu bột/cháo.
Cho bé ăn phần “cái” các thực phẩm nấu trong bột và cháo. Nhiều mẹ hiện nay chỉ ninh nhừ lấy nước, hoặc xay lấy nước các thực phẩm cho bé ăn. Điều này hoàn toàn sai lầm. Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng phải cho bé ăn cả xác các thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý xắt nhuyễn, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của bé.
Không nên coi nước trái cây là bữa ăn phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ. Nó chỉ có các vitamin hòa tan trong nước. Không nên cho bé uống nước trái cây trước khi ăn vì nó sẽ làm trẻ "ngang dạ" không muốn ăn bữa chính.
Không nên tự ý mua “thuốc bổ” quảng cáo trên thị trường cho con. Vì nếu không đúng liều lượng, sẽ gây hậu quả không tốt cho sức khỏe của bé. Nếu các mẹ muốn cho con dùng thuốc bổ, cần có sự tư vấn và chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa.
Nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân
1. Bé không nhận được đầy đủ dinh dưỡng
Không được cung cấp đủ dinh dưỡng là lý do phổ biến nhất khiến các bé tăng cân chậm, gây lo lắng cho cha mẹ. Ngoài ra, việc bé không dung nạp tốt Lactose cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến kết quả của việc bé không tăng cân, bởi vì cơ thể bé khi ấy sẽ không hấp thụ được các protein có trong sữa.
Vì sao bé chậm tăng cân? Có rất nhiều nguyên nhân. (Ảnh minh họa).
2. Bé bị đường tiêu hóa
Với những bé có dạ dày quá mẫn cảm hoặc bị trào ngược dạ dày, bị kích thích thực quản có thể là thủ phạm khiến bé không tăng cân hoặc tăng cân chậm. Nguyên nhân là vì quá trình này có thể khiến cho một em bé trở nên không muốn ăn hoặc rất khó tiêu.
Ngoài ra, bé hay bị tiêu chảy (mãn tính) có thể cũng là thủ phạm khiến bé không tăng cân bởi vì các chất dinh dưỡng không được hấp thụ đúng cách khi vào cơ thể bé.
3. Ăn uống không đúng cách
Nguyên nhân ăn uống không đúng cách thường gặp ở những trẻ nhỏ. Thời điểm ăn dặm lý tưởng cho trẻ vào khoảng từ 4 - 6 tháng tuổi. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm khiến bé không tận dụng được sữa mẹ đồng thời dễ gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng.
4. Mắc nhiễm trùng
Khi bị mắc những bệnh nhiễm trùng tai-mũi-họng, viêm gan, viêm phổi… bé thường biếng ăn, lâu dần gây sút cân. Bạn cần chú ý đến giai đoạn hồi phục sau khi bé mắc bệnh. Do bồi dưỡng sau khi ốm không đúng phương pháp, cơ thể đã suy nhược sẵn, hệ tiêu hóa chưa ổn định (do uống nhiều kháng sinh, hệ vi khuẩn đường ruột bị ảnh hưởng) nên càng khó hấp thu thức ăn, trẻ càng biếng ăn, càng gầy ốm và chậm tăng cân.
5. Sinh non và trọng lượng lúc sinh thấp
Với những bé được sinh ra sớm hơn ngày dự sinh quá nhiều ngày thường có xu hướng tăng cân chậm hơn so với những em bé được sinh đủ tháng, đủ năm so với tuổi thai.
Chưa kể, những chị em khi mang bầu mà vẫn hút thuốc và lạm dụng ma túy sẽ đặt con vào nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân khi chào đời và tăng trưởng về thể chất, tinh thần chậm sau khi sinh.
Giải pháp cho bé chậm tăng cân
Dù bé chậm tăng cân do nguyên nhân nào thì cũng có hệ quả là bé bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao và trí thông minh của bé.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều cảm thấy bất an khi bé chậm tăng cân. (Ảnh minh họa).
Bé chậm tăng cân phải làm gì? Một vài điều chỉnh nhỏ trong bữa ăn cho bé sẽ giúp mẹ khắc phục hiệu quả tình trạng này!
1. Bổ sung dinh dưỡng cho bé
Khi bé được 1 tuổi, không nên chỉ cho bé uống nguyên sữa mẹ vì lúc này nhu cầu dinh dưỡng của bé cần nhiều hơn thế. Vì vậy, bên cạnh việc cho bé bú sữa mẹ thì cần bổ sung các dinh dưỡng khác theo tiêu chuẩn hợp lý.
Khi bé đến tuổi ăn dặm, bạn nên nấu bột/cháo của bé đặc thêm một chút. Vì bột/cháo loãng thì lượng năng lượng trong đó rất thấp.
Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé. Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
Nhiều mẹ hiện nay chỉ ninh nhừ lấy nước, hoặc xay lấy nước các thực phẩm cho bé ăn. Điều này hoàn toàn sai lầm. Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng phải cho bé ăn cả xác các thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý xắt nhuyễn, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của bé.
2. Tăng bữa ăn hàng ngày
Bạn có thể cho bé ăng ngày ăn 5 - 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho bé ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Cho trẻ ăn thêm bữa phụ.
3. Tăng hoạt động cho bé
Bên cạnh việc bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho bé, bạn nên cho bé tập những hoạt động thể lực vừa với độ tuổi như: giúp bé đi bộ từng bước, nằm trên giường và cho chân tay hoạt động hay cho bé tập bò để lấy đồ vật. Khi tham gia các hoạt động thể lực này, bé sẽ cảm thấy đói và cần nhiều năng lượng hơn, vì thế trẻ cũng sẽ ăn nhiều hơn.
4. Hỏi ý kiến chuyên gia
Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng chậm tăng cân ở bé. Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc điều trị và tăng cường lượng kalo nạp vào cơ thể bé.
Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân như chế độ dinh dưỡng, tiền sử sức khỏe, các hoạt động thể chất hay rối nhiễu về tinh thần.
Nhìn chung, nếu bé hầu như không (hoặc chậm) tăng cân thì có thể do bé ăn uống không đủ chất, cơ thể không hấp thu và sử dụng chất dinh dưỡng đúng cách.
Những nguyên nhân khiến bé không đủ dinh dưỡng là:
- Bé trở nên mệt mỏi hoặc buồn ngủ trước khi bé nhận đủ sữa mẹ.
- Bé khó khăn khi mút vú mẹ nên bé cũng không thể “ti mẹ” đến mức no. Nguyên nhân có thể do mẹ không đủ sữa hoặc do sữa không chảy xuống.
- Bé chỉ “ti” được lớp sữa đầu của mẹ là đã chán, không muốn “măm” nữa. Sữa mẹ được chia ra làm 2 loại: sữa đầu và sữa sau. Sữa đầu là loại sữa chảy ra rất nhanh ngay khi bé vừa “ti mẹ”. Sau đó, dưới sự kích thích bằng việc bé mút sữa, cơ thể mẹ sản sinh ra hoóc môn oxytocin, kích thích sữa chảy ra tiếp. Sữa này gọi là sữa sau. Sữa sau nhiều kalo hơn sữa trước. Nếu mẹ bị stress hoặc bị đau, mắc chứng bệnh mạn tính thì quá trình tiết sữa sau sẽ bị cản trở; do đó, bé sẽ không nhận được lớp sữa có chất lượng tốt.
- Một số mẹ nuôi con theo lịch trình cứng nhắc (tức là tuân thủ một cách máy móc mấy giờ cho bé “ăn sữa”) mà không dựa trên nhu cầu của bé (dù bé đang có dấu hiệu bị đói). Vì thế, bé thường nhận được ít dinh dưỡng hơn nhu cầu thực. Để tránh điều này, cần cho bé “ti mẹ” ngay khi bé cần.
Những lý do khác khiến bé kém bú là: bé bị ốm, mắc các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, không dung nạp được sữa; một số trường hợp là do bé mắc chứng bệnh về tim mạch, chứng xơ hóa…
Dấu hiệu nhận biết bé đã bú đủ
Dưới 6 tháng tuổi, dấu hiệu bú no ở bé như sau:
- Bé làm ướt 6-8 chiếc tã mỗi ngày.
- Trong tháng đầu tiên, bé đi tiêu nhiều lần mỗi ngày. Sau một tháng tuổi, tần suất đi tiêu ở bé giảm đi.
- Khi bạn cho bé ti, bạn có thể nhìn thấy chuyển động quai hàm ở bé và nghe thấy tiếng bé mút sữa.
- Bầu ngực của mẹ trở nên mềm hơn sau khi cho bé bú.
Lưu ý: Nếu bé có xu hướng ngủ khi bú, bạn thử cù nhẹ vào chân, đánh thức để bé tiếp tục “ti mẹ”. Nếu bé chưa “ti” đủ hai bên ngực mẹ mà đã ngủ, bạn nên dùng tay vắt sữa ở một bên ngực đang căng. Cách này kích thích sự sản xuất sữa mẹ cho bé dùng vào lần sau.
Cách xử trí
Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng chậm tăng cân ở bé. Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc điều trị và tăng cường lượng kalo nạp vào cơ thể bé.
Có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm. Sữa và những sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc, chất đạm thông qua dầu ăn, hoa quả tươi… là những gợi ý để bé nạp đủ dinh dưỡng, giúp tăng cân.
Cũng có trường hợp bé vẫn chậm tăng cân trong khi cha mẹ đã thử đủ mọi cách. Cha mẹ cũng không nên quá lo vì cân nặng còn phụ thuộc vào quá trình hấp thu dinh dưỡng ở mỗi bé. Đến một giai đoạn nào đó, nhiều bé sẽ phát triển nhanh, theo kịp đà tăng trưởng với các bé cùng tuổi.
Cách làm bánh mousse hawaii mát lịm, không bị ngán
Cách làm bánh Nhật Bản khiến bạn mê mẩn
Cách làm bánh nếp xào ớt của người Hàn Quốc
Cách làm thính gạo đảm bảo an toàn
Cách làm nước gạo rang, thức uống bổ dưỡng cho cơ thể
Cách làm nước cốt dừa, bí quyết không thể thiếu trong các món ăn
Cách làm các món nhậu bình dân hấp dẫn không thể bỏ qua
Cách làm các loại sinh tố hoa quả cực tốt cho cơ thể
Cách làm các loại bánh từ bột mì vừa ngon vừa bắt mắt
Cách làm các loại bánh ngon hấp dẫn cả nhà
Cách làm muối ớt ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Cách xào măng tây theo nhiều công thức khác nhau
Cách làm kem phủ bánh gato theo công thức cực chuẩn
(ST).